211217/tsvh.mp3
|
Trong lịch sử, Thâm Quyến là tuyến đầu mở cửa từng trải qua vòng xoáy thời cuộc.
Là địa danh, Thâm Quyến sớm nhất xuất hiện trong sử sách đời nhà Minh. Tiền thân Thâm Quyến là Bảo An, có thể truy ngược dòng lịch sử về niên đại Hàm Hòa đời Đông Tấn. Triều đình đời nhà Đường thi hành chính sách mở cửa, dẫn đầu lập Thị Bạc Tư, tức hải quan ở Phiên Ngung, khu vực Quảng Châu hiện nay.
Sau đó, nhiều tàu thuyền A-rập và các nước cổ xung quanh Nam Hải đã đến Phiên Ngung. Sau khi đi vào cửa sông Châu Giang, tàu thuyền cần phải đăng ký ở nơi mà Thâm Quyên ngày nay sở tại, khiến người dân địa phương từ trước đã có tiếp xúc với những thứ mới lạ, có sự từng trải, hình thành văn hóa đa nguyên hơn.
Đến đời nhà Tống, đứng trên cửa sông châu Giang gần Thâm Quyến, nhà chính trị, nhà văn Văn Thiên Tường than thở rằng: "Linh đinh dương lý thán linh đinh" (tạm dịch: Lênh đênh bể tận thán lênh đênh), để lại dấu ấn dân tộc xúc động khó quên cho Thâm Quyến. Đến đời nhà Minh, Thâm Quyến trở thành tháp canh gác phòng vệ biển cho Quảng Đông, người dân sống ở đây đã chứng kiến sóng gió thế giới được dấy lên trong đại thời đại hàng hải phương Tây.
Học giả nghiên cứu lịch sử Thâm Quyến, Phó Tổng Biên tập tờ "Nhật báo Bảo An" Lưu Bính Nhân nói rằng: "Lịch sử đã trao phó gen hải dương cởi mở cho Thâm Quyến". Theo ông, Thâm Quyến từ thời cổ đã có văn hóa cởi mở, tinh thần xung phong của người dân bản xứ chính là "mật mã ban đầu của văn hóa Thâm Quyến". Tinh thần xung phong nguyên sinh này đã ảnh hưởng đến những người ngoại tỉnh đến Thâm Quyến.
Chính sách cải cách mở cửa đã khiến gen, tính cách của Thâm Quyến xưa và nay ảnh hưởng lẫn nhau một cách hài hòa, khiến văn hóa cởi mở được phát huy tác dụng đến mức tối đa.
Ở Thâm Quyến, mọi người thường nghe thấy từ "thị phần". Về bề mặt, thị phần phản ánh thành tích giành được trên thị trường; về bản chất, thị phần đại diện cho "sự cần thiết về tồn tại", hoặc là sự đồng thuận về tồn tại.
Tính theo lượng xuất xưởng, năm 2016, trong Top 10 thương hiệu điện thoại di động thông minh trên thế giới, có 3 thương hiệu đến từ Thâm Quyến; cứ 10 chiếc điện thoại di động trên thế giới, có 6 chiếc sản xuất tại Thâm Quyến. Quý 2 năm 2017, Wechat, ứng dụng chát trực tuyến trên điện thoại di động đã có 963 triệu tài khoản hoạt động thường xuyên mỗi tháng, bao gồm cả tài khoản ở Trung Quốc và nước ngoài. Trong ngày nay khi người dân không thể tách rời với điện thoại di động, toàn thế giới đã có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Thâm Quyến. Mối liên hệ này không phải là sự tồn tại một cách máy móc, mà là văn hóa về tồn tại.
Theo Phó Tổng Biên tập Tập đoàn Báo chí Thâm Quyến kiêm Tổng Biên tập tờ "Tinh Báo" Hồ Hồng Hiệp, Thâm Quyến có thể không có bài ca thành phố, có thể không có đại sứ quảng bá hình ảnh thành phố, vì những thương hiệu gồm Huawei, ZTE, DJI là tiếng rao hàng cho Thâm Quyến, chúng đại diện cho Thâm Quyến ở mỗi góc trên thế giới. Theo ông Hồ Hồng Hiệp, đây chính là văn hóa của thành phố Thâm Quyến.
Ngoài sản phẩm điện tử ra, Thâm Quyến còn có gì khác không? Tất nhiên là có.
Khu vực Hoành Cương có 20.000 người dân có sổ hộ khẩu nằm tại phía đông thành phố Thâm Quyến. Khu vực này tập trung khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất kính mắt, hàng năm sản xuất hơn 120 triệu chiếc, 85% trong số đó được xuất khẩu sang hơn 120 nước và vùng lãnh thổ. Cứ 10 kính mắt cao cấp trên toàn cầu thì có 7 chiếc sản xuất tại Hoành Cương, "Hoành Cương giúp thế giới có thị lực rõ hơn".
Theo đuổi sự tồn tại trên thế giới, đây là văn hóa của Thâm Quyến.
Vậy thì, ngoài hàng tiêu dùng ra, Thâm Quyến còn có gì khác nữa không? Tất nhiên là có.
Hơn 20 năm trước, phường Bố Cát, quận Long Cương, thành phố Thâm Quyến có một đơn vị hành chính là thôn Đại Phân. Kể từ năm 1989, bà con thôn Đại Phân bắt đầu làm ăn nhờ tranh sơn dầu, từ đồ, phục chế đến thu mua, tiêu thụ. Hiện nay, thôn Đại Phân đã có khẩu hiệu "Tranh sơn dầu thế giới, Đại Phân ở Trung Quốc". Niềm tự tin này cũng đến từ thị phần: trong số tranh sơn dầu được tiêu thụ trên thế giới, hơn một nửa đến từ thôn từng trồng lúa nước này. Từ trồng lúa nước đến vẽ tranh sơn dầu, bán tranh sơn dầu, lại đến cơ sở sản xuất tranh sơn dầu lớn nhất toàn cầu, đây là hình ảnh thu nhỏ về Thâm Quyến theo đuổi sự tồn tại.
Cải cách mở cửa đã đánh thức văn hóa theo đuổi sự tồn tại của Thâm Quyến. Văn hóa này làm Thâm Quyến tràn đầy nhiệt tình, lúc nào cũng gắng sức phấn đấu lên phía trước, hướng ra bên ngoài, và hướng ra xa.
Từ điện thoại di động nhái đến quyền sáng chế tự chủ, lại đến đứng hàng đầu thế giới về thị phần, nhiều thương hiệu của Thâm Quyến dựa vào đổi mới sáng tạo, đã khiến những công nghệ mà thương hiệu phương Tây từng lấy làm tự hào trở nên tụt hậu. Quan niệm về mang lại cho người tiêu dùng sản phẩm có thể mua nổi được, cân đối giữa thường ngày với khoa học công nghệ, đây là nội hàm văn hóa của những thương hiệu như DJI, Transsion, v.v. đứng vững trên thị trường thế giới.
Tạp chí "Forbes" của Mỹ năm ngoái cho biết nguyên nhân công ty máy bay không người lái 3D Robotics của Mỹ bị thua và rút khỏi thị trường trong cuộc cạnh tranh với DJI. Trong đó, cạnh tranh về giá cả e rằng chỉ là nguyên nhân bề ngoài, giá trị quan đằng sau mới là bí quyết của bên thắng lợi.
Ông Hồ Hồng Hiệp nói: "Tổng kết lại, văn hóa Thâm Quyến thực ra là sự phản ánh của quan niệm giá trị. Ban đầu thực thi chính sách cải cách mở cửa, người ta ấp ủ quan niệm chung đến Thâm Quyến. Họ dễ trao đổi với nhau, dễ đạt được nhất trí, dễ có tinh thần trách nhiệm, dễ cùng xung phong, không ngại va vấp. Chủ trương văn hóa loại hình xây dựng và có sức mạnh, phản đối văn hóa chú trọng vui chơi giải trí và có ảnh hưởng tiêu cực. Thâm Quyến không những tạo cơ hội thành công cho mỗi người, mà còn tạo cơ hội thất bại và làm lại cho mỗi người. Đây chính là giá trị của Thâm Quyến. Giá trị này là điểm khởi đầu lô-gíc của văn hóa Thâm Quyến, cũng là động lực lô-gíc thúc đẩy văn hóa Thâm Quyến phát triển lên phía trước".
Văn hóa giá trị quan này khiến Thâm Quyến khác với các thành phố truyền thống đậm đà bản sắc khu vực, khiến Thâm Quyến hội nhập với thế giới và nhận được sự công nhận một cách nhanh chóng. Năm 2008, Tổ chức Khoa học, Giáo dục, Văn hóa Liên Hợp Quốc lần lượt trao danh hiệu "Đô thị thiết kế" và "Thành phố điển hình toàn cầu về toàn dân đọc sách", hai danh hiệu này đã thể hiện sự khẳng định đầy đủ đối với văn hóa giá trị Thâm Quyến, cũng là lòng kính trọng đối với "kỳ tích văn hóa cực kỳ độc đáo".
Văn hóa cởi mở khiến Thâm Quyến bước ra vũ đài thế giới; văn hóa thể hiện sự tồn tại khiến Thâm Quyến đứng hàng đầu thế giới; văn hóa giá trị khiến Thâm Quyến vươn lên đỉnh cao thế giới. Thâm Quyến hấp thu các nguyên tố văn hóa này và biến chúng thành một thứ văn hóa thế giới hoàn toàn mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |