• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bảo tàng tỉnh Hồ Nam mở cửa trở lại sau khi đóng cửa 5 năm rưỡi – Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc khai mạc triển lãm hội họa "Điểm lại 600 năm"

    2017-12-08 16:49:10     cri
    Mới đây có hai sự kiện văn hóa liên quan tới bảo tàng của Trung Quốc rất đáng lưu ý, một sự kiện là Bảo tàng tỉnh Hồ Nam mở cửa trở lại sau khi đóng cửa 5 năm rưỡi, những cổ vật cấp quốc gia gồm xác ướp hơn 2.000 năm của Tân Truy phu nhân quay trở lại vào "tầm ngắm" của công chúng; một sự kiện nữa là Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc tổ chức triển lãm hội họa "Điểm lại 600 năm", 71 bức tranh quý báu của tứ đại tài tử đời nhà Minh gồm Đường Bá Hổ, Văn Trưng Minh, Thẩm Châu và Cừu Anh được sưu tầm tại Viện Bảo tàng Cố Cung đã được trưng bày.

    Sáng 29/11, Bảo tàng tỉnh Hồ Nam sau 5 năm rưỡi đóng cửa cải tạo đã "vén tấm mạng che thần bí", hoạt động trở lại, mở cửa đón công chúng. Bảo tàng tỉnh Hồ Nam hiện có hơn 180 nghìn hiện vật, nhất là những cổ vật khai quật từ khu mộ cổ Mã Vương Đôi đời nhà Hán, đồ đồng đen đời nhà Thương và Chu được sưu tầm trong bảo tàng nổi tiếng trong và ngoài nước, rất được quan tâm. Bảo tàng tỉnh Hồ Nam hoạt động trở lại vẫn sẽ mở cửa miễn phí với công chúng, và bắt đầu vận hành thử nghiệm trong 3 tháng kể từ ngày 29/11. Trong thời gian vận hành thử, mỗi ngày đón tối đa 15 nghìn lượt khách tham quan.

    Năm 2012, Bảo tàng tỉnh Hồ Nam đóng cửa, tiến hành cải tạo và mở rộng xây dựng, ra khỏi "tầm ngắm" của khán giả trong hơn 5 năm, rất được xã hội quan tâm. Sau khi mở rộng xây dựng trên địa chỉ cũ, diện tích khu vực bảo quản, bảo tồn cổ vật trong nhà triển lãm mới đã từ 6.000 mét vuông tăng lên 14.550 mét vuông, diện tích khu vực trưng bày và triển lãm từ 5.600 mét vuông tăng lên 27.265 mét vuông, diện tích khu vực phục vụ công chúng và giáo dục từ 4.000 mét vuông tăng lên 21.370 mét vuông. Có thể nói, bảo tàng này đã được nâng cao ở mức lớn về các mặt diện tích, quy mô, chức năng và khả năng đón tiếp và phục vụ.

    Kể từ ngày 29/11, hai triển lãm trọng điểm lần lượt mang tên "Triển lãm khu mộ Mã Vương Đôi đời nhà Hán" và "Người Hồ Nam—Triển lãm văn hóa lịch sử Hồ Nam" mở cửa với công chúng. Do phòng triển lãm được mở rộng và công nghệ tủ triển lãm được nâng cao, lượng hiện vật được trưng bày trong nhà triển lãm mới đã tăng gấp đôi so với nhà triển lãm cũ. Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hồ Nam Đoạn Hiểu Minh nói: 

    "Lần này chúng tôi có 2 triển lãm cơ bản, triển lãm 'Người Hồ Nam' trưng bày hơn 4.000 chiếc (bộ), triển lãm 'Khu mộ Mã Vương Đôi đời nhà Hán' trưng bày hơn 700 chiếc (bộ), trong đó, rất nhiều hiện vật mọi người rất quen thuộc đều được trưng bày. Điều này nói lên bảo tàng chúng tôi có đồ sưu tầm phong phú ở chừng mực nào đó".

    Trong số các hiện vật được trưng bày trong triển lãm "Người Hồ Nam", khoảng 90% chưa hề trưng bày trước đó; trong triển lãm "Khu mộ Mã Vương Đôi đời nhà Hán", khoảng 40% hiện vật chưa hề trưng bày trước đó. Những báu vật quốc gia như đồ đựng rượu làm bằng đồng đen Mãnh Phương Lôi, đỉnh đồng vuông mặt người, bình sứ thanh hoa đời nhà Nguyên, v.v. đều ra mắt khách tham quan. Chẳng hạn, đồ đựng rượu làm bằng đồng đen Mãnh Phương Lôi đời nhà Thương và Chu từng lập kỷ lục thế giới về đấu giá, đây là lần đầu tiên báu vật quốc gia này được trưng bày trọn vẹn cả thân lẫn nắp sau khi quay trở về tỉnh Hồ Nam năm 2014. Ngoài ra, xác ướp Tân Truy phu nhân đời Tây Hán khai quật từ khu mộ Mã Vương Đôi đời nhà Hán mà người dân hết sức quan tâm cũng quay trở lại vào "tầm ngắm" của công chúng. Ông Đoạn Hiểu Minh nói: 

    "5 năm qua, chúng tôi luôn hợp tác với Bệnh Viện Tương Nhã thuộc Trường Đại học Trung Nam, giám sát xác ướp Tân Truy phu nhân mọi lúc. Hơn nữa, qua hợp tác với Học viện Y khoa Trường Đại học Trung Nam trong 5 năm qua, thành quả bảo tồn xác ướp Tân Truy phu nhân đã được trao Giải nhất về tiến bộ khoa học-kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Giải nhì về tiến bộ khoa học-kỹ thuật của Cục Văn vật Quốc gia. Nhìn chung, xác ướp này được bảo tồn rất tốt".

    Nhiều cổ vật trong nhà triển lãm mới đều được trưng bày theo nhóm, cố gắng tái hiện hình ảnh cuộc sống lúc đó. Ông Đoạn Hiểu Minh cho biết, phương thức trưng bày "nhóm cổ vật" này đã thay đổi phương thức truyền thống trưng bày từng cổ vật một. Ông nói:

    "Chẳng hạn, đối với các cổ vật khai quật từ khu mộ Mã Vương Đôi đời nhà Hán, chúng tôi đã trưng bày theo hình thức nhóm cổ vật, để nói lên người dân thời Tây Hán ăn uống như thế nào, dùng đồ gì để ăn uống, nghi thức ăn uống như thế nào. Tôi cho rằng, trưng bày như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn và truyền nhiều thông điệp hơn cho khán giả. So với phương thức trưng bày từng cổ vật một, phương thức trưng bày theo nhóm này sẽ khiến khán giả có cảm nhận sâu sắc hơn và tốt hơn".

    Ngày 30/11, triển lãm hội họa đặc biệt "Điểm lại 600 năm: Từ tứ đại tài tử đời nhà Minh đến trường phái hội họa Ngô Môn hiện nay" mở màn tại Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc. Điều cần giải thích là Ngô Môn là biệt danh của thành phố Tô Châu.

    Triển lãm cả thảy trưng bày 164 bức tranh gồm các thể loại Quốc Họa, tranh sơn dầu, tranh khắc, tranh thuốc nước, v.v. Trong đó có 71 bức tranh quý báu được sưu tầm trong Viện Bảo tàng Cố Cung, là tác phẩm kinh điển của tứ đại tài tử đời nhà Minh gồm Đường Bá Hổ, Văn Trưng Minh, Thẩm Châu và Cừu Anh cũng như các họa sĩ nổi tiếng người Tô Châu như Đổng Kỳ Xương, v.v.

    Tô Châu có lịch sử hơn 2.500 năm là một thành phố cổ văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt trong gần 600 năm qua, Tô Châu là trọng tâm về kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại và thành phố quan trọng về văn hóa nghệ thuật ở Trung Quốc, đặc sắc chính của Tô Châu là thực lực tổng hợp mạnh, ngành nghề đầy đủ, phát triển bền vững. Trong đó, sáng tác mỹ thuật của Tô Châu chiếm vị thế cực kỳ quan trọng trong lịch sử mỹ thuật Trung Quốc. Vai chính trong triển lãm lần này là tứ đại tài tử đời nhà Minh gồm Thẩm Châu, Đường Bá Hổ, Văn Trưng Minh và Cừu Anh. Tứ đại tài tử này là nhân vật đại diện cho trường phái hội họa Ngô Môn, đây là một trong những trường phái hội họa hội tụ nhiều họa sĩ nổi tiếng, thu được thành tựu to lớn và gây ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử mỹ thuật Trung Quốc.

    Sau cuối đời nhà Minh, trường phái hội họa Ngô Môn vẫn tồn tại. Kể từ họa sĩ Đổng Kỳ Xương, trường phái hội họa Ngô Môn hội nhập với trường phái Ngô đời nhà Minh, xuất hiện trường phái hội họa Tùng Giang.

    Trong thời kỳ cuối đời nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1895 đến năm 1949, các họa sĩ Tô Châu lần lượt thành lập hơn 20 tổ chức hội họa, đóng góp nổi bật cho sự hình thành của trường phái nghệ thuật Thượng Hải. Nhất là năm 1922, họa sĩ Nhan Văn Lương cùng các họa sĩ khác bám sát thời đại, sáng lập Trường Mỹ thuật Tô Châu, sau đó lại thành lập Bảo tàng Mỹ thuật, tổ chức cuộc thi hội họa, đào tạo rất nhiều nhân tài mỹ thuật, cùng các họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc gồm Từ Bi Hồng, Lưu Hải Túc, Lâm Phong Miên, v.v. mở ra con đường giáo dục và sáng tạo nghệ thuật hội họa theo mô hình mỹ thuật phương Tây trong cận hiện đại Trung Quốc.

    Chính sách cải cách mở cửa đã mang lại cơ hội lẫn thách thức mới cho làng hội họa Tô Châu. Sáng tác các thể loại hội họa gồm Quốc Họa, tranh sơn dầu, tranh khắc, tranh bột màu, v.v. ngày càng phồn vinh và đa dạng. Tác phẩm Quốc Họa với đại diện là các họa sĩ Trương Kế Hinh, Tôn Quân Lương, Chu Củ Mẫn, Từ Huệ Tuyền, v.v. đã thể hiện sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống tao nhã với giá trị thẩm mỹ hiện đại, mang lại các tác phẩm tranh hoa điểu, non nước và nhân vật thể hiện đặc sắc trường phái hội họa Ngô Môn đương đại. Truyền thống nghệ thuật trường phái hội họa Ngô Môn toát lên sức sống bừng bừng ở Tô Châu, mảnh đất phi nhiêu về văn nghệ này.

    Chính vì có mạch lạc kế thừa hoành tráng này, ban tổ chức triển lãm đã tổng kết rằng: "600 năm qua, trong làng hội họa Tô Châu, nhân tài không ngừng xuất hiện, mỗi thế hệ đều có họa sĩ bậc thầy, cùng một trường phái, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác"! Qua ấp ủ và trù bị đầy đủ, ban tổ chức đã tổ chức triển lãm đặc biệt về mỹ thuật Tô Châu tại Bắc Kinh, lần đầu tiên trưng bày cùng lúc tác phẩm kinh điển đời Minh và Thanh lẫn tác phẩm xuất sắc đương đại tại bảo tàng cấp quốc gia. Triển lãm lần này sẽ kết thúc vào ngày 10/12.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>