261017/tsvh.mp3
|
Từ "Nhịp cầu Hán ngữ•Cuộc thi Hán ngữ dành cho lưu học sinh ở Trung Quốc" đến "Nhịp cầu Hán ngữ•Cuộc thi Hán ngữ dành cho người nước ngoài toàn cầu", sự thay đổi tên gọi của cuộc thi Hán ngữ do kênh quốc tế Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức nhiều năm đã phản ánh bối cảnh vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, cơn sốt Hán ngữ dấy lên trên thế giới.
Hơn 2.000 thí sinh đến từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ của 5 châu lục đã đăng ký và tham gia thi trên mạng; lượng truy cập website chính thức đã vượt quá 1,5 triệu lượt. Thí sinh các nước hình dung cuộc thi Hán ngữ lần này là "Cuộc thi Ô-lim-pích Hán ngữ dành cho người nước ngoài toàn cầu", "Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về văn hóa Trung Quốc".
Thí sinh I-ta-li-a Hoàng Phi Phi cho biết, từ thuở nhỏ, chị đã có ước mơ kỳ diệu về Trung Quốc, được cuốn hút sâu sắc bởi nét đẹp của thơ Đường, thơ Đường lắng đọng sâu sắc, tích trữ phong phú, chứa đựng ý vị sâu xa, thể hiện khí thế bàng bạc.
Cuộc thi lần này có nhiều đổi mới về nội dung thi, đưa tinh hoa văn hóa Trung Hoa gồm thơ ca, tác phẩm văn học và lễ nghi vào nội dung thi. Chẳng hạn, cuộc thi đồng đội có các chủ đề thi chữ Hán và từ vựng, cuộc thi cá nhân có các chủ đề thi thành ngữ, nghệ thuật, văn học và Trung Quốc học, khảo sát toàn diện kiến thức của thí sinh về Hán ngữ và văn hóa Trung Quốc. Cuộc thi chữ Hán nêu bật quan niệm văn hóa Trung Quốc được thể hiện qua chữ "Trung" là trung chính bình hòa, không thiên vị. Cuộc thi thành ngữ thì nêu bật thu gom tất cả, coi giao lưu, hội nhập văn hóa là chủ đề mà văn hóa Trung Hoa thúc đẩy tiến bộ và phát triển của văn minh nhân loại. Cuộc thi Trung Quốc học lấy kế thừa cái trước, mở mang cái mới làm tôn chỉ, mong văn hóa Trung Quốc và văn hóa các nước giao lưu tham khảo lẫn nhau, viết nên trang sử tuyệt vời, rực rỡ hơn. Mỗi cuộc thi có chủ đề văn hóa riêng, lại gắn liền chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh đó, ban tổ chức còn thiết kế các vòng thi bằng "nguyên tố Trung Quốc", 5 vòng thi gồm "anh hùng đấu võ", "6 tuấn mã", "5 tài năng kiệt xuất", "4 ngựa vượt cửa ải" và "song hùng tranh bá", vừa khẩn trương vừa nhẹ nhàng, hết sức thú vị.
Thí sinh tham gia cuộc thi cho biết, mỗi cuộc thi đều giống như một lớp học hấp dẫn, để mọi thí sinh cảm nhận được sự uyên bác, sâu rộng của văn minh Trung Hoa.
Đưa nguyên tố văn hóa Trung Quốc vào các khâu một cách khéo léo, thực hiện thống nhất cao độ cả về hình thức lẫn nội dung, thể hiện sự tự tin và tự giác về văn hóa của ê-kíp làm chương trình, đây cũng là sự biểu hiện về chín muồi của chương trình cuộc thi Hán ngữ.
108 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới, tượng trưng cho 108 "hảo hán", hầu như mỗi người đều có câu chuyện duyên số với Trung Quốc khiến mọi người cảm động. Màn ảnh nhỏ đã trở thành mặt bằng kể lại câu chuyện Trung Quốc, câu chuyện tình hữu nghị.
Chẳng hạn, thí sinh đến từ Bê-nanh Ê-ly-xơ cảm ơn Đội y tế Trung Quốc viện trợ Bê-nanh điều trị mắt miễn phí cho mình, Ê-ly-xơ nói một cách xúc động rằng: "Tôi mang theo tình hữu nghị của nhân dân Bê-nanh nói riêng và nhân dân châu Phi nói chung đến với Trung Quốc, đến với cuộc thi Hán ngữ".
Thí sinh Thổ Nhĩ Kỳ Bạch Chấn Quốc đã viết và xuất bản cuốn sách "Khám phá Trung Quốc 51 ngày—Hành trình trải nghiệm văn hóa khu vực miền Tây của một chàng trai Thổ Nhĩ Kỳ", Bạch Chấn Quốc cho biết, "muốn viết hình ảnh Trung Quốc đẹp nhất vào cuốn sách, để nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng và thế giới nói chung đều hiểu biết Trung Quốc, yêu mến Trung Quốc"!
Thí sinh Lý An Na cho biết, văn hóa Trung Quốc uyên bác sâu rộng, không thể nào học hết được. Cuộc thi Hán ngữ đã tạo cơ hội cho thí sinh các nước sum họp với nhau, trở thành bạn thân của nhau.
Cuộc thi Hán ngữ lần này cũng thu hút sự theo dõi của đông đảo khán giả Trung Quốc. Có khán giả cho biết: "Cuộc thi Hán ngữ đã truyền những thông điệp về văn hóa Trung Quốc với thế giới, thể hiện Trung Quốc và thế giới không ngừng hội nhập về tinh thần và văn hóa sau khi Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa. Có khán giả cho biết: "Xem xong toàn bộ nội dung thi của cuộc thi Hán ngữ đã cảm nhận sự uyên bác sâu rộng của văn hóa Trung Quốc. Mong lớp trẻ cố gắng học Hán ngữ cho tốt, bắc nhịp cầu hữu nghị trên thế giới". Giáo viên Học viện Văn học trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Chu Tử Huy cho biết: "Với sức cuốn hút của Hán ngữ là phương tiện chuyên chở, cuộc thi Hán ngữ giới thiệu giá trị cốt lõi của văn hóa Trung Quốc, thể hiện chan chứa tấm lòng văn hóa và tinh thần trách nhiệm.
Ngày 22/10, Hội chợ Triển lãm Nghệ thuật châu Á Pa-ri "Asia Now" lần thứ 3 đã bế mạc. Trong 5 ngày triển lãm, 33 phòng tranh đến từ hơn 10 nước và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, v.v. đã trưng bày tác phẩm của hơn 100 nghệ sĩ đương đại, bao gồm tác phẩm hội họa, điêu khắc, bài trí, ảnh, v.v., mang lại "một bữa tiệc thịnh soạn" về nghệ thuật đương đại châu Á cho các nhà sưu tầm và người yêu thích nghệ thuật.
Ngày 21/10, Tổng Giám đốc, người đồng sáng lập Hội chợ Triển lãm này A-lếch-xan-đra Pha-in (Alexandra Fain) cho biết, khi làm việc tại Trung Quốc, bà phát hiện rất nhiều nghệ sĩ đương đại và tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, nhưng tại Pa-ri—nơi nghệ thuật đương đại hoạt động sôi nổi lại thiếu mặt bằng trưng bày riêng. Bà A-lếch-xan-đra Pha-in cho biết, để lấp chỗ trống này, họ đã sáng lập Hội chợ Triển lãm Nghệ thuật châu Á, mong giới thiệu các nhà sưu tầm ở châu Âu và Mỹ các phòng tranh và nghệ sĩ của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, đồng thời cũng giúp phòng tranh hiểu biết xu thế phát triển trên thị trường quốc tế, thúc đẩy càng nhiều nghệ sĩ đương đại châu Á thâm nhập hội chợ triển lãm và thị trường quốc tế.
Bà A-lếch-xan-đra Pha-in cho biết, kể từ sáng lập năm 2015 đến nay, Hội chợ Triển lãm Nghệ thuật châu Á Pa-ri được quan tâm nhiều hơn, quy mô không ngừng được mở rộng, "các nhà sưu tầm thể hiện sự nhiệt tình cao, nhiều phòng tranh nhiều năm liên tục tham gia, nguyên tố châu Á tiếp thêm sức sống mới cho thị trường nghệ thuật đương đại, hội chợ triển lãm trở thành ngày hội nghệ thuật khiến người ta mong chờ".
Gần 10 phòng tranh của Trung Quốc đã tham gia Hội chợ Triển lãm năm nay. Tổng Giám đốc Phòng tranh J Thượng Hải Trang Lăng Thực cho biết, hội chợ triển lãm này đặc biệt dành riêng cho nghệ thuật đương đại châu Á, tạo cơ hội cho phòng tranh tiếp xúc và giao lưu trực tiếp với nhà sưu tầm nước ngoài, giúp nhà sưu tầm tăng thêm sự hiểu biết đối với nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Tại hội chợ triển lãm lần này các nhà sưu tầm và khán giả phản hồi tích cực, nói lên sự quan tâm của họ đối với nghệ thuật đương đại châu Á.
Khán giả Xa-vi-ơ (Xavier) cho biết, anh là người yêu thích nghệ thuật Trung Quốc, nhưng trước đó chỉ hạn chế trong tranh sơn thủy và tranh hoa điểu. "Các tác phẩm nghệ thuật đương đại Trung Quốc được trưng bày tại hội chợ triển lãm có ý tưởng mới, hơn nữa rất quốc tế hóa, tràn đầy sức sống"!
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |