• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tết Trung Thu đoàn viên, Tết Trung Thu trên đầu lưỡi, Tết Trung Thu trong thơ ca

    2017-10-09 17:01:04     cri
    Ngày 4/10 vừa qua là Tết Trung Thu cổ truyền, mỗi khi nhắc tới Tết Trung Thu, người Trung Quốc nhớ ngay tới câu thơ của nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống Tô Thức: "Đãn nguyện nhân trường cửu, Thiên lý cộng thiên quyên", tạm dịch là: Những mong người lâu dài, ngàn dặm cùng chung vẻ đẹp của trăng. Tết Trung Thu là ngày lễ đoàn viên, gửi gắm lòng mong chờ của người dân đối với gia đình đoàn tụ và hạnh phúc; ngoài ra, cũng có nhiều món ăn ngon liên quan tới Tết Trung Thu, chẳng hạn, bánh Trung Thu, ốc, khoai sọ, rượu hoa quế, v.v.

    Đối với người Trung Quốc, đoàn viên có ý nghĩa quan trọng. Theo quan niệm truyền thống, người Trung Quốc luôn thích trọn vẹn, lo khiếm khuyết; thích hài hòa, ghét đối lập; vui vì đoàn viên, buồn vì tạm biệt. Vì vậy, đoàn viên là tô tem văn hóa thuần túy nhất, có nguồn gốc lâu đời nhất của dân tộc Trung Hoa. Người Trung Quốc hay nói: "Hoa nở, trăng tròn, người đoàn viên". Nhiều phong tục dân gian về Tết Trung Thu đều liên quan chặt chẽ với đoàn viên.

    Đối với người Trung Quốc, thưởng thức mặt Trăng vào Tết Trung Thu, trên thực tế là thưởng thức đoàn viên. Hoạt động thưởng thức mặt Trăng thường diễn ra sau bữa cơm đoàn viên, toàn bộ người nhà tập trung trong sân nhà, vừa thưởng thức mặt Trăng, vừa ăn bánh Trung Thu. Dù hoàn cảnh gia đình như thế nào, cả gia đình cùng hưởng một bánh Trung Thu. Gia đình có bao nhiêu người, bánh Trung Thu thì chia thành bao nhiêu suất, mỗi người ăn một suất. Nếu có người nhà vắng mặt, thì suất bánh Trung Thu dành cho người ấy sẽ được bảo quản, chờ người ấy quay về nhà mà ăn. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình không những được thưởng thức mùi vị của bánh Trung Thu, mà còn có được mối quan tâm từ gia đình. Mọi thứ đều được tập trung trong bánh Trung Thu nhỏ nhỏ, cùng theo hướng đoàn viên.

    Khi ăn Tết Trung Thu, người Trung Quốc còn có phong tục "bái nguyệt", tức là váy lạy mặt Trăng, cầu mong cuộc đời trọn vẹn. Tuy trong sách "Đường Thư﹒Thái Tông ký" lần đầu tiên mới có sự ghi chép về "Ngày rằm tháng 8 là Tết Trung Thu", nhưng trên thực tế, truyền thống cúng tế và vái lạy mặt Trăng của người Trung Quốc đã có từ lâu. Đời nhà Chu cách đây hơn 2000 năm, người Trung Quốc đã có lễ vái lạy và cúng tế thần mặt Trăng, bố trí bàn thờ lớn, đặt các loại đồ cúng trên bàn thờ. Đến đời nhà Đường, nhà Tống, mỗi gia đình đều tổ chức lễ vái lạy mặt Trăng sau bữa cơm đoàn viên. Khi vái lạy mặt Trăng, bất kể là hoàng gia cầu mong thiên hạ thái bình, ngũ cốc phong đăng, hay gia đình dân gian cầu mong gia đình hòa thuận, hay cô gái cầu mong có tình duyên mỹ mãn, đều chứa đựng ý nghĩa đoàn viên, trọn vẹn. Khi vái lạy mặt Trăng, trời là hình tròn, trăng là hình tròn, trên bàn thờ hình tròn có táo đỏ, thạch lựu, quả hồng và bánh Trung Thu hình tròn, mỗi thứ đều tượng trưng cho đoàn viên.

    Cho đến bây giờ, một số phong tục truyền thống đã phai mờ qua năm tháng, nhưng đoàn tụ với người nhà, ăn bánh Trung Thu, thưởng thức mặt Trăng, trò chuyện với nhau vào Tết Trung Thu vẫn là niềm vui của đa số người Trung Quốc. Tết Trung Thu với hoa nở và Trăng tròn chứa đựng sự theo đuổi của người Trung Quốc đối với cuộc sống đoàn tụ, hạnh phúc và mỹ mãn.

    Còn ngày lễ ở Trung Quốc luôn luôn liên quan tới món ăn ngon, chẳng hạn, ăn bánh chưng vào Tết Đoan Ngọ, ăn bánh trôi vào Tết Nguyên Tiêu, còn nói đến Tết Trung Thu, thì nhất thiết phải ăn bánh Trung Thu. Vào dịp Tết Trung Thu, bánh Trung Thu là thứ không thể thiếu và rất quan trọng. Tuy theo quan niệm hiện nay, bánh Trung Thu nhiều mỡ nhiều đường không có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu không ăn bánh Trung Thu vào Tết Trung Thu, thì coi như chưa ăn Tết Trung Thu.

    Ở Trung Quốc, bánh Trung Thu thường có nhân hạt sen, đậu đỏ, lòng đỏ trứng muối, giăm bông, v.v.

    Thực ra, ngoài bánh Trung Thu ra, ở khắp nơi toàn quốc Trung Quốc đều có món ăn đặc sắc liên quan tới Tết Trung Thu. Chẳng hạn, khi ăn Tết Trung Thu, người tỉnh Chiết Giang, Giang Tô ăn củ sen; người khu vực Giang Nam ăn bí đỏ, uống rượu hoa quế; người tỉnh Hồ Nam ăn thịt vịt, có các món như thịt vịt kho gừng, thịt vịt xào ớt, canh vịt, v.v.

    Năm 1076 là năm Hi Ninh thứ 9 đời Tống Thần Tông. Buổi tối Tết Trung Thu năm đó, Thái Thủ Mật Châu Tô Thức uống rượu thâu đêm, đến lúc say rượu, Tô Thức đã viết bài thơ "Thủy Điểu Ca Đầu". Bài thơ này truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là bài thơ ai ai cũng biết ở Trung Quốc.

    Trong bài thơ "Thủy Điểu Ca Đầu" có câu thơ viết rằng: "Nhân hữu bi hoan ly hợp, nguyệt hữu âm tình viên khuyết, thử sự cổ nan toàn. Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thuyền quyên". Tạm dịch là: Người có vui buồn tan hợp, Trăng có tỏ mờ tròn khuyết, việc này xưa nay khó bề trọn vẹn. Chỉ ước người sống mãi, dặm nghìn cùng chung bóng yêu kiều. Người Trung Quốc thời cổ đại coi Trăng tròn tượng trưng cho đoàn viên, ngày rằm tháng tám lại được gọi là "Tết đoàn viên". Người Trung Quốc dùng sự "tỏ mờ tròn khuyết" của mặt Trăng để ví sự "vui buồn tan hợp" của người.

    Mỗi khi vào dịp Tết Trung Thu, Trăng sáng treo trên không, những người sống ở đất khách quê người, tướng và lính chinh chiến ở biên cương đều nâng ly mời Trăng, gửi gắm tình cảm và nỗi nhớ nhung quê hương qua vầng Trăng. Chẳng hạn, nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ có câu thơ rằng: "Lộ tòng kim dạ bạch, nguyệt thị cố hương minh". Câu thơ có nghĩa là: Từ đêm nay sương rơi trắng xóa, vầng Trăng là ánh sáng từ quê nhà. Nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dị có câu thơ rằng: "Tây Bắc vọng hương hà xứ thị, Đông Nam kiến nguyệt kỷ hồi viên". Câu thơ có nghĩa là: Tây Bắc trông quê nào chốn nhỉ, Đông Nam trăng ngắm mấy lần tròn. Nhà thơ Hoàng Đình Kiên đời nhà Tống có câu thơ rằng: "Vạn sơn bất cách Trung Thu nguyệt, Nhất nhạn năng truyền ký viễn thư". Câu thơ có nghĩ là, dù ngăn sông cách núi, vẫn có thể gửi nỗi nhớ nhung qua ánh Trăng.

    Trong câu thơ, nhà thơ Tô Thức từng hỏi rằng: "Bất tri thiên thượng cung khuyết, Kim tịch thị hà niên"? Tạm dịch là: Không biết là cung điện trên trời, đêm nay là năm nào? Trong câu thơ, nhà thơ đời nhà Thanh Nạp Lan Tính Đức cũng hỏi rằng: "Bích hải niên niên, thử vấn thủ, băng luân vì thùy viên khuyết"? Trên thực tế, mặt Trăng tỏ mờ tròn khuyết không vì ai, chỉ vì người ta ví tình cảm và nỗi nhớ nhung như ánh Trăng tỏa sáng khắp nhân gian.

    Trăng Trung Thu không những chỉ chứa tình cảm u sầu, mà còn thể hiện cái đẹp là mọi người dù xa cách ngàn dặm cũng có thể chia sẻ Trăng sáng vằng vặc. Chẳng hạn, nhà thơ đời Đường Trương Cửu Linh viết rằng: "Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì". Câu thơ này tạm dịch là: Trăng sáng trên biển cả, cuối trời rạng rỡ soi.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>