• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phim tài liệu "22": Không ôm thù hận quá khứ, không lãng quên lịch sử

    2017-09-30 16:26:05     Xin Hua

    Kể từ khi chính thức công chiếu tại Trung Quốc ngày 14/8, phim tài liệu "22" đề tài phụ nữ bị ép làm "nô lệ tình dục" đã nhận được sự ủng hộ và giới thiệu của đông đảo khán giả. Bộ phim tài liệu này không có lời thuyết minh, không có hình ảnh lịch sử, âm nhạc chỉ xuất hiện trong phần cuối phim, ngày đầu tiên công chiếu bộ phim này chỉ chiếm 1,5% các buổi chiếu phim cả ngày, nhưng hiện đã là phim tài liệu Trung Quốc đầu tiên có doanh thu phòng vé vượt 100 triệu Nhân dân tệ. Điều này tuy khiến người ta bất ngờ, nhưng cũng là điều dễ hiểu được. Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn phim tài liệu này. 

    Sở dĩ bộ phim tài liệu này được đặt tên là "22" là vì khi bắt đầu thực hiện bộ phim, ở Trung Quốc đại lục chỉ còn lại 22 phụ nữ từng bị quân Nhật ép làm "nô lệ tình dục" vẫn còn sống. Phim tài liệu "22" lấy sự từng trải của 22 cụ bà Trung Quốc này năm 2014 làm bối cảnh, tái hiện hiện trạng sống của họ thông qua lời kể của các cụ và người thân của họ.

    Đạo diễn bộ phim này Quách Kha cho biết, mong có ít nhất 200 nghìn lượt khán giả đến rạp xem phim này, để hiểu biết về cuộc sống hiện nay của các cụ.

    Con số 200 nghìn là con số đại khái về những phụ nữ Trung Quốc từng bị quân Nhật ép làm "nô lệ tình dục" theo tài liệu lịch sử công khai. Hơn 70 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, con số này đã giảm xuống còn 22 người. Trong quá trình sản xuất phim, một số cụ bà lần lượt qua đời, tính đến thời điểm bộ phim này chính thức công chiếu tháng 8 năm 2017, con số này chỉ còn lại 8 người.

    Trước thềm bộ phim này chính thức công chiếu, cụ Hoàng Hữu Lương, người tỉnh Hải Nam từng bị ép làm "nô lệ tình dục" và từng đi Nhật cáo buộc Chính phủ Nhật đã qua đời tại nhà riêng. Cho đến khi qua đời, cụ vẫn chưa nhận được lời xin lỗi và bồi thường từ Chính phủ Nhật.

    Khán giả Vu Du mong các cơn đau của lịch sử sẽ không bị chôn vùi dưới lòng đất vì con số 22 đang tiếp tục giảm đi. Một số khán giả bày tỏ sự ủng hộ đối với phim tài liệu này thông qua mua vé phim tặng cho người khác, nhằm thu hút sự chú ý của người dân đối với ký ức đau thương này.

    Chủ biên tạp chí "Xem phim" A Lang cho biết, vết thương lịch sử luôn ở đó, nhưng người ta từng né tránh và không bàn luận. Nếu không có phim tài liệu "22", giai đoạn lịch sử đau thương này sẽ không ngừng biến mất, bị lãng quên cùng với sự trôi đi của thời gian.

    Phim tài liệu "22" tập trung vào tái hiện trạng thái sống của những phụ nữ từng bị quân Nhật ép làm "nô lệ tình dục" vẫn còn sống. Về sự từng trải mà các cụ từng phải hứng chịu, đạo diễn vốn có thể dùng nhiều phương thức thể hiện khiến tình tiết xung đột mạnh hơn, nhưng bộ phim tài liệu "22" đã lựa chọn phương thức kiềm chế nhất.

    Đạo diễn Quách Kha cho biết, trước khi chính thức khởi quay, anh cũng chỉ có thể tìm hiểu câu chuyện của các cụ qua Internet và báo chí. Trong ấn tượng của anh, họ luôn rửa mặt bằng nước mắt, ôm mối thù hận đối với chủ nghĩa đế quốc Nhật, nhưng qua tiếp xúc, anh mới phát hiện các cụ sống với tâm trạng bình tĩnh và bền bỉ.

    Trong phim, cụ Trần Lâm Đào ở tỉnh Sơn Tây cho biết, mong Trung Quốc và Nhật Bản luôn duy trì quan hệ hữu nghị, đừng đánh nhau, vì một khi xảy ra chiến tranh, sẽ làm nhiều người thiệt mạng. Cụ Vi Thiệu Lan ở Quảng Tây tuy có sự từng trải đau thương từ lịch sử và bị tổn thương từ gia đình, nhưng cụ vẫn cho biết, thế giới ngày này rất tốt, cụ phải sống để chứng kiến thế giới tươi đẹp.

    Trong phim tài liệu "22" không có lời cáo buộc rầm rộ, cũng không có xung đột kịch tính mạnh mẽ, chỉ có thái độ bình tĩnh để phản hồi lịch sử đau thương. Các cụ tuy từng trải biết bao trắc trở, nhưng họ đã thể hiện tối đa tính bền bỉ của sự sống bằng thái độ sống lạc quan và tích cực.

    Ông Trần Tuấn Phong, Phó Giám đốc Nhà kỷ niệm đồng bào gặp nạn trong vụ Thảm sát Nam Kinh do quân Nhật xâm lược Trung Quốc gây nên cho biết, không ôm thù hận quá khứ, không lãng quên lịch sử, đây là thái độ của một quốc gia đối với gian khổ và đau thương mà ông thấy được từ các cụ bà còn sống này.

    Giáo sư trường Đại học Sư phạm Thượng Hải Tô Trí Lương cho biết, ý nghĩa lớn nhất của phim tài liệu "22" không phải là trình độ công nghệ làm phim đạt mức cao, mà là lưu ý khán giả không nên lãng quên tội ác chiến tranh, không nên lãng quên sự thật Nhật thực thi chế độ nô lệ tình dục ở Trung Quốc.

    Chuyên gia chỉ rõ, đề tài nô lệ tình dục khiến người Trung Quốc có hai điểm đồng cảm: ôm thù hận với chiến tranh, thông cảm nạn nhân chiến tranh; kể lại văn hóa quốc gia với lập trường và tình cảm, nói lên tình cảm dân tộc.

    Nhà phê bình điện ảnh Hồ Niệm Vãng cho biết, lịch sử chân thật được kể trong phim hối thúc mọi người chớ quên lịch sử, gióng lên hồi chuông cổ vũ mọi người phấn đấu vươn lên. Ông Hồ Niệm Vãng còn cho biết, là một ngôn ngữ quảng bá, nếu bộ phim không ghi lại lịch sử chân thật và làm mọi người xúc động, thì chưa thực hiện chức năng của mình.

    Giáo sư Tô Trí Lương cho biết, mong có nhiều người sản xuất hơn quan tâm lịch sử dân tộc, để nhiều người hơn, đặc biệt là lớp trẻ đến rạp cảm nhận vết thương chiến tranh, suy nghĩ làm thế nào bảo vệ hòa bình, gắn liền lịch sử với hiện tại và tương lai, gắn liền cá nhân với dân tộc và quốc gia. Giáo sư Tô Trí Lương còn cho biết, ghi lại vết thương và nỗi đau cũng là ghi nhớ lịch sử, lịch sử dường như đã dần trôi vào quên lãng, nhưng thực ra luôn ở bên cạnh chúng ta, chỉ có mỗi người đều góp sức mình, mới có thể khiến ký ức chiến tranh tàn khốc không tái diễn nữa. 

    Đạo diễn người Anh A-xơ Giôn-xơ (Arthur Jones) cho biết, khoảng 2 năm trước, ông từ người bạn nghiên cứu lịch sử biển được biết, hơn 100 năm trước có 8 người Trung Quốc ngồi trên tàu Titanic, cuối cùng có 6 người sống sót.

    Đạo diễn A-xơ Giôn-xơ cho biết, cả thảy có hơn 700 người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic, cơ bản mỗi người đều có hồ sơ, có người biết họ là ai, đến từ nước nào, có những thành viên gia đình như thế nào. Nhưng, chỉ có 6 người Trung Quốc này, dường như chẳng ai biết đến.

    Vì vậy, đạo diễn A-xơ Giôn-xơ cùng người bạn Xtê-ven Xvan-cớt (Steven Schawankert), chuyên gia người Mỹ nghiên cứu lịch sử biển bắt đầu tra cứu tài liệu, tìm kiếm chứng cứ, mong điều tra rõ lịch sử này và làm một bộ phim tài liệu.

    Theo tài liệu mà ê-kíp đạo diễn A-xơ Giôn-xơ nắm bắt, 8 người Trung Quốc đều là thuyền viên Hồng Công, từng làm việc trên tàu hàng đi lại giữa Trung Quốc và châu Âu. Ấp ủ ý tưởng nhập cư vào Mỹ, tháng 4 năm 1912, tại Anh, họ đã đi lên tàu Titanic huyền thoại được mệnh danh "không thể chìm", dự định đi Niu-oóc, Mỹ. 8 người Trung Quốc đã lên tàu với một tấm vé tập thể với giá hơn 50 bảng Anh, ở cabin hạng 3, là công nhân vận hành lò hơi. Sau khi tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi, 5 người trong số đó lên xuồng cứu sinh cuối cùng, 1 người rơi xuống biển đã bám vào một tấm gỗ trôi dạt trên biển, cuối cùng may mắn được xuồng cứu sinh cứu thoát.

    Sau khi tới Niu-oóc, vận mệnh chờ đợi cho 6 người Trung Quốc không phải là lời chào đón và an ủi như những người sống sót khác, mà là "Đạo luật bài xích người Hoa" Mỹ hồi đó đang thực thi. Họ bị yêu cầu rời khỏi Mỹ trong 24 tiếng đồng hồ. Ông A-xơ Giôn-xơ và Xtê-ven Xvan-cớt cho rằng, hôm sau, 6 người Trung Quốc buộc phải lên tàu thuyền rời khỏi Mỹ, từ đó bặt tin, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến họ không để lại hồ sơ, không được người ta biết đến.

    Ông A-xơ Giôn-xơ đang làm phim tài liệu "6 người" tại studio ở Thượng Hải, Trung Quốc. Bộ phim này sẽ kể lại câu chuyện của 6 người Trung Quốc theo 2 đầu mối. Một đầu mối là sự từng trải của 6 người sống sót này, bao gồm họ được cứu thoát như thế nào, sau đó đã đi đâu, có sinh con hay không; một đầu mối khác là câu chuyện tình cảm của thế hệ sau của họ. Vì vậy, ê-kíp làm phim đã đi các nước Mỹ, Anh, Ca-na-đa, Cu-ba, v.v. để tìm kiếm hậu duệ của 6 người Trung Quốc sống sót này.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>