140917/tsvh.mp3
|
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Đổng Vĩ cho biết, cùng với việc hợp tác Trung Quốc – ASEAN đi vào chiều sâu, giao lưu và hợp tác nhân văn trong đó có văn hóa đang trở thành trụ cột mới trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN, thể hiện triển vọng phát triển rộng mở. Ông Đổng Vĩ cho biết, Trung Quốc và các nước ASEAN núi sông liền một dải, huyết mạch tương thân, là láng giềng tốt, đối tác tốt. Trong 26 năm kể từ khi thiết lập quan hệ đối thoại đến nay, quan hệ Trung Quốc-ASEAN là quan hệ có sức sống nhất và có nội hàm phong phú nhất trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác đối thoại. Những năm qua, Trung Quốc-ASEAN có nhiều điểm nhấn trong lĩnh vực giao lưu và hợp tác văn hóa.
Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc-ASEAN là mặt bằng quan trọng giao lưu và hợp tác văn hóa Trung Quốc-ASEAN, tiền thân là Diễn đàn ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc-ASEAN. Diễn đàn lần thứ nhất diễn ra tại Nam Ninh năm 2006, đã mở ra trang sử mới về giao lưu hợp tác văn hóa giữa Trung Quốc và ASEAN.
Phó Chủ tịch Chính Hiệp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lý Khang cho biết, trong 11 năm diễn ra Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc và ASEAN đã mở rộng không gian đối thoại và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, di sản văn hóa, dịch vụ công cộng, hoạt động lễ hội, giáo dục nghệ thuật, v.v., tạo dựng mặt bằng cao cấp giao lưu nhân văn Trung Quốc-ASEAN, thúc đẩy giao lưu và hợp tác văn hóa Trung Quốc-ASEAN.
Dưới sự thúc đẩy của Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc-ASEAN, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đã được tổ chức tại Trung Quốc và các nước ASEAN. Chẳng hạn như Triển lãm Văn hóa thuộc Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN, Triển lãm Trò chơi Hoạt hình thuộc Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN và Liên hoan Trò chơi Hoạt hình Trung Quốc-ASEAN, Hội chợ Xuất bản Trung Quốc-ASEAN, Triển lãm thành quả giáo dục nghệ thuật Trung Quốc-ASEAN "Trống đồng đỏ", chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa đối ngoại "Trung Quốc tươi đẹp, Quảng Tây tươi đẹp", hoạt động văn hóa vở kịch "Chị Ba Lưu" lưu diễn ở các nước ASEAN, v.v.
Cùng với hoạt động thương mại Trung Quốc-ASEAN ngày càng gắn bó, thu được thành quả giao lưu văn hóa phong phú, đã hình thành bố cục mới về trao đổi nhân viên giữa hai bên. Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc-ASEAN Dương Tú Bình cho biết, giao lưu nhân văn đã trở thành điểm sáng mới trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Bà Dương Tú Bình cho biết, năm 2016, Trung Quốc và ASEAN đã trao đổi hơn 200 nghìn lưu học sinh ở mỗi bên, lượng du khách thăm ở mỗi bên đạt 32 triệu lượt người. Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập nhiều trung tâm văn hóa.
Chị Nan-na-phát Đai-pon (Nannaphat Daiporn) 22 tuổi đang theo học tại trường Đại học Ma Pha Lu-ang (Mae Fah Luang) Thái Lan từng đến Trung Quốc giao lưu học tập ngắn hạn. Ấn tượng sâu sắc của chị là nhiều phim truyền hình Thái Lan được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình của Trung Quốc. Chị Nan-na-phát Đai-pon cho biết, ở Thái Lan, nhiều người thích xem phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" của Trung Quốc, chị không ngờ, ở Trung Quốc có nhiều người thích xem phim Thái Lan. Chị Nan-na-phát Đai-pon còn cho biết, bộ phim truyền hình "Tam sinh tam thế thập lý đào hoa" là phim truyền hình Trung Quốc chị yêu thích nhất.
Theo thông tin do Sở Văn hóa Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cung cấp, Quảng Tây hiện đã hợp tác với nhiều nước ASEAN làm nhiều phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu phản ánh nguyên tố văn hóa của Trung Quốc và ASEAN như "Con đường Tơ lụa mới trên biển", "Những đứa trẻ bên bờ sông", "Câu chuyện thời gian", "Tạm biệt, không gặp lại nữa", v.v. Tháng 1 năm nay, Đài Truyền hình Việt Nam 7 ngày liên tiếp phát sóng phim tài liệu "Ký sự: Các gia đình Việt-Trung" do Đài Truyền hình Quảng Tây sản xuất.
Ngoài phim điện ảnh và phim truyền hình, các chương trình biểu diễn thực cảnh non nước thiên nhiên cũng thu được thành tích ngoạn mục trong hợp tác văn hóa Trung Quốc-ASEAN. Chẳng hạn, tháng 7 năm nay, chương trình biểu diễn thực cảnh "Công chúa Huyền Trân"—dự án biểu diễn thực cảnh hợp tác Trung-Việt đầu tiên đã chính thức ra mắt khán giả tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ngoài ra, còn có Chương trình "Nụ cười Ăng-co" do nghệ sĩ Trung Quốc và Cam-pu-chia cùng biên soạn.
Vở diễn mang đậm chất sử thi "Nụ cười Ăng-co" do Tập đoàn Đầu tư ngành công nghiệp văn hóa Vân Nam, Trung Quốc và cơ quan văn hóa Cam-pu-chia hợp tác đưa ra, do nghệ sĩ hai nước hợp tác biểu diễn. Kể từ khi chính thức công diễn tháng 11 năm 2010 đến cuối tháng 8 năm 2017, vở kịch múa "Nụ cười Ăng-co" cả thảy biểu diễn hơn 3000 buổi, thu hút khoảng 1 triệu 500 nghìn lượt du khách các nước.
Là Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận, Ăng-co Vát nổi tiếng thế giới với kiến trúc hoành tráng và điêu khắc nổi tinh xảo. Nhiều du khách tham quan di tích Ăng-co Vát vào ban ngày, buổi tối thì đến rạp hát thưởng thức chương trình "Nụ cười Ăng-co" để cảm nhận quãng lịch sử bị mai một hàng trăm năm "sống lại" trên sân khấu.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH đầu tư diễn xuất Xiêm Riệp Phó Khai Đình cho biết, toàn bộ đạo diễn, âm nhạc, biên đạn múa trong vở kịch múa "Nụ cười Ăng-co" đều do nghệ sĩ Trung Quốc đảm nhiệm. Nhưng, để tái hiện chân thật hơn văn hóa Ăng-co, phần lớn diễn viên là người Cam-pu-chia.
Vở kịch "Nụ cười Ăng-co" đã tập hợp tinh hoa nghệ thuật văn hóa Cam-pu-chia như âm nhạc, võ thuật, vũ điệu tiên nữ, v.v. Mỗi bộ trang phục biểu diễn đều hấp thụ đặc điểm thiết kế từ điêu khắc nổi, và do chuyên gia trang phục dân tộc địa phương làm thủ công.
Khán giả Cam-pu-chia Xô-ma-nát 35 tuổi hết sức xúc động sau khi xem xong vở kịch "Nụ cười Ăng-co". Anh cho biết, chương trình biểu diễn này rất tuyệt vời, là người Cam-pu-chia, anh cảm thấy rất tự hào. Anh Xô-ma-nát cho biết, anh nhìn thấy nhiều khán giả nước ngoài ở rạp hát, anh tin rằng vở kịch này sẽ giúp họ tăng thêm sự hiểu biết đối với lịch sử và văn hóa của vương triều Ăng-co.
Tại nhiều trường hợp, quan chức cơ quan du lịch, văn hóa của Cam-pu-chia đều từng cho biết, vở kịch múa "Nụ cười Ăng-co" là thành quả hợp tác văn hóa giữa hai bên Cam-pu-chia và Trung Quốc. Chương trình này đã trở thành một tấm danh thiếp về du lịch Cam-pu-chia, không những nhận được sự hoan nghênh của du khách các nước trên thế giới, mà còn nhận được sự khẳng định của nghệ sĩ Cam-pu-chia.
Chị Uông-xô-pê-a-li-ca từng là diễn viên múa chuyên phục vụ Hoàng gia Cam-pu-chia, đã múa vũ điệu tiên nữ 21 năm, đại diện Cam-pu-chia biểu diễn trên sân khấu các nơi trên thế giới. Trên sân khấu "Nụ cười Ăng-co", chị Uông-xô-pê-a-li-ca đã biểu diễn vũ điện tiên nữ 7 năm. 7 năm qua, chị đã đào tạo hàng chục diễn viên múa vũ điệu tiên nữ cho vở kịch múa này. Chị cho biết, mong vở kịch này luôn được biểu diễn tại Cam-pu-chia, mong mình có thể biểu diễn trước khán giả các nước trên sân khấu này, cho đến khi không múa được nữa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |