240817/tsvh.mp3
|
Một nữ sinh trường Trung học Payton ở Chicago, Mỹ cho biết, Hán ngữ chứa đựng văn hóa Trung Hoa phong phú, cô bị cuốn hút, cảm thấy gần gũi và có ấn tượng tốt đối với Hán ngữ. Theo cô, nếu biết nói tiếng Trung, thì có thể trao đổi với hơn 1 tỷ người, cho nên cô từ thuở nhỏ đã muốn học tiếng Trung.
Năm 2006, trường Trung học Payton hợp tác với Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc, thành lập Học viện Khổng Tử duy nhất trên toàn cầu được mở tại trung học phổ thông.
Giáo viên dạy Hán ngữ ở trường Trung học Payton Hứa Quần cho biết, nhiều trẻ em Mỹ từ thuở nhỏ đã bắt đầu học Hán ngữ, có phụ huynh thậm chí tuyển dụng một "ô xin" biết nói tiếng Trung để chăm sóc con cái mình.
Những năm qua, "cơn sốt Hán ngữ" liên tiếp ấm lên ở nước ngoài, nhiều bạn trẻ nước ngoài bị cuốn hút bởi Hán ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Tính đến cuối năm 2016, cả thảy có 512 Học viện Khổng Tử và 1.073 Lớp học Khổng Tử ở 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới mở cửa đón chào những người yêu thích văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài. Cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ" dành cho tất cả các học sinh, sinh viên học tiếng Trung trên thế giới liên tiếp diễn ra sôi động, xuất hiện nhiều bạn trẻ nước ngoài nói Hán ngữ lưu loát, quen biết văn hóa Trung Quốc.
Điều khiến mọi người cảm thấy vui mừng là, lý tưởng của những bạn trẻ nước ngoài này không giới hạn về nắm bắt Hán ngữ, hiểu biết văn hóa Trung Quốc, mà mong nắm bắt cơ hội xây dựng "Một vành đai, một con đường" qua nắm bắt Hán ngữ, góp sức cho hợp tác cùng thắng.
Cô gái Kê-ni-a Alice 27 tuổi từng lưu học ở Trung Quốc mong Hán ngữ giúp cô tìm được việc làm. Ban đầu, cô làm phiên dịch cho dự án tuyến đường sắt Mombasa-Nairobi ở Kê-ni-a do doanh nghiệp Trung Quốc viện trợ xây dựng, hiện cô đã là nữ lái tàu đợt đầu ở Kê-ni-a, am hiểu Hán ngữ đã giúp cô Alice có sự nghiệp phát triển thuận lợi và thành công.
Mấy năm trước, anh Ha-mi bắt đầu học Hán ngữ ở trường Đại học Ca-bun, Áp-ga-ni-xtan. Anh Ha-mi cho biết, Hán ngữ là một chiếc chìa khóa kỳ diệu, mở ra cánh cửa tìm hiểu Trung Quốc cho anh. Anh hiện đã là giáo viên dạy Hán ngữ của Khoa tiếng Trung trường đại học này.
Anh Ha-mi tin rằng, cùng với sự phát triển của "Một vành đai, một con đường", giao lưu hợp tác giữa Áp-ga-ni-xtan và Trung Quốc ở các cấp bậc sẽ tiếp tục được tăng cường. Anh mong biên soạn ra giáo trình Hán ngữ thích hợp cho học sinh và sinh viên Áp-ga-ni-xtan, đưa chiếc chìa khóa kỳ diệu này cho nhiều người Áp-ga-ni-xtan hơn.
Tại chuỗi Hiệu sách Waterstone lớn nhất nội thành Luân Đôn, Anh, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng "Lang thang Trái đất" bản dịch tiếng Anh của nhà văn Trung Quốc Lưu Từ Hân được đưa vào những sách được giới thiệu đặc biệt ở chỗ bắt mắt trong hiệu sách.
Nhân viên thu ngân của hiệu sách này cho biết, 2 năm qua, số lượng tác phẩm văn học Trung Quốc được đặt trên kệ sách ở hiệu sách đã gia tăng, ngoài văn học kinh điển ra, còn có tiểu thuyết mạng, văn học thiếu nhi, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, v.v. Nhân viên thu ngân cho biết, tiểu thuyết "Tam Thể" của nhà văn Lưu Từ Hân đoạt giải Hugo đã gây tiếng vang ở Anh khi xuất bản tại Anh, một số bạn đọc xem xong tập 1 thì đến hiệu sách hỏi khi nào xuất bản tập 2 bản dịch tiếng Anh.
Đây là chuyện không thể tưởng tượng được 5 năm trước. Hồi đó, nhà văn Trung Quốc Từ Tắc Thần nhân dịp tham gia Hội chợ sách Luân Đôn, đi khắp các hiệu sách ở Luôn Đôn tìm kiếm tác phẩm văn học Trung Quốc, nhưng ông chạy mỏi chân cũng chẳng tìm thấy sách Trung Quốc nào.
Nhà Hán học nổi tiếng, Chủ nhiệm Ban tiếng Trung Thư viện Anh Frances Wood cho biết, nhiều bạn đọc Anh rất có hứng thú với Trung Quốc và văn học Trung Quốc, đọc tác phẩm văn học Trung Quốc là một kênh rất bổ ích để tìm hiểu Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc.
Ở Nga, những tác phẩm văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc cũng lần lượt được xuất bản. Tiểu thuyết "Sống đọa thác đày" của nhà văn Mạc Ngôn, tiểu thuyết "Hoạt động biến nhân hình" của nhà văn Vương Mông, tiểu thuyến "Miên hoa đóa" của nhà văn Thiết Ngưng, tiểu thuyết "Suy nã" của nhà văn Tất Phi Vũ, v.v. rất được hoan nghênh sau khi được bày bán ở nhà sách.
Trên Nhà sách trực tuyến OZON của Nga, đa số bạn đọc mua sách "Sống đọa thác đày" đều chấm 5/5 điểm cho cuốn sách này; còn bạn đọc mua sách "Suy nã" cũng đánh giá cao tác phẩm này với 4,8/5 điểm.
Giám đốc công ty phiên dịch "Tiếng phổ thông chuyên nghiệp" ở Mát-xcơ-va Kirill Batkin cho biết, văn học Trung Quốc đã được quảng bá với quy mô lớn ở Nga, người Nga có hứng thú đối với văn hóa, lịch sử, chính trị, v.v. của Trung Quốc. Văn hóa Trung Quốc đang từng bước đến với cuộc sống của người dân Nga bình thường, và nhận được sự hoan nghênh của người Nga.
Phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc có thế mạnh về kể lại câu chuyện Trung Quốc. Những phim Trung Quốc có đề tài khác nhau như "Sơn hà cố nhân", "Tróc yêu ký", "Bạch nhật diễm hỏa", "Lang gia bảng", "Hoan lạc tụng", "Mẹ hổ bố mèo", v.v. đã đi ra nước ngoài, dấy lên "cơn sốt xem phim Trung Quốc" ở nước ngoài.
Giám đốc Đài Truyền hình Quốc gia Tan-da-ni-a Mu-xa-na cho biết, đối với người châu Phi, Trung Quốc ở rất xa, nhưng thông qua phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc, cảm thấy người Trung Quốc như ở ngay bên cạnh và chẳng khác gì chúng tôi, cũng có buồn phiền trong cuộc sống, cũng có ước mơ và sự theo đuổi như nhau, người châu Phi thích xem những câu chuyện như vậy.
Ở Việt Nam, văn hóa tương tự đã khiến phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc có một lượng lớn người hâm mộ trung thành. Những năm qua, những chương trình giải trí truyền hình như "Hoa nhi và thiếu niên", "Nhanh lên, người anh em!", "Mình yêu nhau đi", "Bố ơi, mình đi đâu thế", v.v. cũng thu hút đông đảo khán giả Việt Nam.
Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Trần Thị Thủy cho biết, ở Việt Nam, sản phẩm văn hóa Trung Quốc có chủng loại phong phú, nhất là phim nhựa và truyền hình thu hút một lượng lớn khán giả, "Tầm ảnh hưởng của quyền lực mềm văn hóa Trung Quốc đối với thế giới đang được tăng cường vững chắc".
Những năm qua, hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán đã không bị giới hạn trong khu phố người Hoa và cộng đồng người châu Á, mà đến với cộng đồng dòng chính ở nước ngoài, trở thành ngày lễ mà người dân các sắc tộc ở nhiều nước cùng chào mừng.
Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cô gái Ô-xtrây-li-a Andrea Miles cùng người thân và bạn bè gói sủi cảo ở nhà chào mừng năm mới.
Nhiều năm qua, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc, nhiều kiến trúc tiêu biểu nổi tiếng trên thế giới như Tòa nhà Empire State ở Niu-oóc, Vòng quay Thiên nhiên kỷ ở Luân Đôn (London Eye), Nhà hát Opera Xít-ni, v.v. đều hiện lên màu đỏ tượng trưng cho Trung Quốc, nhà lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thông điệp chào mừng Tết Nguyên đán, nhiều nước phát hành bộ tem 12 con giáp... Trong thời gian chào mừng Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Pháp lần đầu tiên phát sóng chương trình văn nghệ chào mừng Tết Nguyên đán trên kênh truyền hình; Nhiều trường đại học ở Mỹ đã tổ chức hoạt động "Tết Nguyên đán vui mừng"; 56 nước ở 5 châu lục đã tổ chức Lễ hội chào đón Tết Nguyên đán; Ở Thủ đô Ma-đrít, Tây Ban Nha đã tổ chức hoạt động "Bữa cơm tất niên lưu động"...
Giám đốc Phân ban Mỹ Học viện Khổng Tử thuộc Viện Trung Quốc Liêu Thân Triển cho biết, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và sức mạnh người Hoa ngày càng lớn mạnh đã khiến văn hóa truyền thống người Hoa trong đó có Tết Nguyên đán trở thành văn hóa "nổi trội" đầy sức sống.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |