200717/tsvh.mp3
|
Tại Kỳ họp lần thứ 41 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc diễn ra vào tuần trước, hòn đảo Cổ Lãng Dữ ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới. Di sản Văn hóa Thế giới Cổ Lãng Dữ bao gồm 51 cụm kiến trúc cổ tiêu biểu, 4 con đường cổ, 7 cảnh quan thiên nhiên mang tính tiêu biểu và 2 di tích văn hóa mang tính tiêu biểu, cùng với hơn 900 tòa nhà thể hiện diện mạo lịch sử vẫn tồn tại trên đảo, đã hình thành cảnh quan lịch sử trên hòn đảo Cổ Lãng Dữ. Ủy ban Di sản Thế giới cho rằng, hòn đảo Cổ Lãng Dữ đã chứng kiến Trung Quốc thực hiện hiện đại hóa trong giai đoạn đầu phát triển toàn cầu hóa, có đặc trưng đa dạng văn hóa và đặc sắc đời sống hiện đại rõ nét.
Tại kỳ họp lần này, khu bảo tồn thiên nhiên Khả Khả Tây Lý—hồ sơ khác của Trung Quốc đề nghị công nhận Di sản Thế giới cũng được đưa vào danh sách Di sản Thiên nhiên Thế giới. Thông tin này là một sự an ủi to lớn đối với những người dốc sức bảo vệ khu vực thiên nhiên này. Thành viên Đội tuần tra dãy núi Khả Khả Tây Lý Tsai-xô-gia nói: "Tôi cho rằng, Khả Khả Tây Lý được công nhận là Di sản Thế giới là việc rất đáng tự hào và là vinh quang không dễ mà có, mong nhân sĩ bên ngoài sẽ quan tâm khu bảo tồn thiên nhiên Khả Khả Tây Lý".
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho rằng, Khu bảo tồn thiên nhiên Khả Khả Tây Lý có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ngoài sức tưởng tượng của con người, có hệ thống sinh thái cao nguyên rất hoành tráng, đồng cỏ rộng mênh mông, núi tuyết trắng xóa cao vời vợi và hàng vạn sông hồ đa sắc màu, bảo tồn nguyên vẹn con đường di trú của linh dương Tây Tạng giữa Tam Giang Nguyên và Khả Khả Tây Lý, khiến linh dương Tây Tạng không bị quấy nhiễu khi di trú.
Môi trường yên bình ngày nay ở Khả Khả Tây Lý là nhờ nhiều người Khả Khả Tây Lý quanh năm kiên trì bảo vệ ở khu vực vắng bóng người vì yêu động vật hoang dã và môi trường thiên nhiên. Ông Triệu Tân Lục là Giám đốc Trạm bảo tồn thiên nhiên Xô-nan-đa-gi, đã làm công tác bảo tồn thiên nhiên hơn 20 năm ở Khả Khả Tây Lý. Ông nói: "Tuy doanh trại do chúng tôi vất vả dựng lên đã bị gấu nâu phá hoại, nhưng tôi không những không ghét gấu nâu, mà còn rất vui, vì điều này nói lên số lượng đàn gấu nâu đã gia tăng qua nhiều năm bảo vệ của chúng tôi. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ tốt mảnh đất thiên đường này, để nơi đây trở thành khu vực vui chơi của động vật hoang dã".
Sau khi khu bảo tồn thiên nhiên Khả Khả Tây Lý và hòn đảo Cổ Lãng Dữ được đưa vào danh sách Di sản Thế giới, Trung Quốc đã có 52 Di sản Thế giới. Cục trưởng Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc Lưu Ngọc Châu cho biết, Trung Quốc sau này sẽ tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý, bảo tồn và kế thừa những di sản này.
Để kiến trúc cổ mang đậm đặc sắc An Huy không bị "điêu tàn" theo thời gian, chính quyền tỉnh An Huy mới đây đã ban hành "Biện pháp bảo tồn thành phố, thị trấn và thôn làng nổi tiếng lịch sử-văn hóa tỉnh An Huy", lập hồ sơ cho các kiến trúc cổ mang đậm đặc sắc An Huy, khuyến khích cá nhân "nhận chăm sóc và đăng ký thuê" kiến trúc cổ.
Tính đến năm 2016, Trung Quốc đã có 129 thành phố được công nhận là "Thành phố nổi tiếng lịch sử-văn hóa". Trong số các thành phố này, có thành phố từng được nhà vua các triều đại chọn làm kinh đô, có thành phố nổi tiếng bởi có di tích văn vật quý báu, có thành phố nổi tiếng thế giới bởi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế. Bột Châu, An Khánh, huyện Thiệp, huyện Thọ và huyện Tích Khê của tỉnh An Huy đều nằm trong danh sách "Thành phố nổi tiếng lịch sử-văn hóa".
Kể từ năm 2000 đến nay, thỉnh thoảng xuất hiện tình hình tư nhân mua nhà ở dân cư. Chính quyền tỉnh An Huy lần này ban hành biện pháp bảo vệ đề xuất rõ ràng, khuyến khích đơn vị hoặc cá nhân đủ năng lực áp dụng nhiều phương thức như nhận bảo tồn, nhận chăm sóc, đăng ký thuê, đăng ký mua, v.v. để tham gia bảo tồn kiến trúc cổ ngay tại địa chỉ cũ. Chính quyền tỉnh An Huy khuyến khích triển khai nhiều hình thức sử dụng kiến trúc cổ theo đặc điểm của kiến trúc, có thể dùng làm nhà kỷ niệm, phòng triển lãm, bảo tàng cũng như nơi sản xuất sản phẩm sáng tạo văn hóa, nơi nghiên cứu văn hóa địa phương, v.v.
Ông Nguyễn Nghi Tam, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu thành phố nổi tiếng lịch sử-văn hóa thuộc Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải cho biết, sử dụng hợp lý thành phố nổi tiếng lịch sử cũng là một phương thức bảo vệ truyền thống văn hóa ưu tú của Trung Quốc. Ông nói: "Bảo tồn những thành phố nổi tiếng lịch sử-văn hóa này, không những chỉ nhằm tham quan du ngoạn, phát triển du lịch, mà còn nên kế thừa truyền thống văn hóa ưu tú của dân tộc Trung Hoa quan trọng của chúng ta".
Trong tuần vừa qua, phim "Kẻ cắp mặt Trăng 3", "Nhà số 81 kinh thành 2" và "Rô-bốt Đại chiến 5: Kỵ sĩ cuối cùng" đứng đầu Bảng xếp hạng doanh thu phòng vé của các phim chiếu rạp ở toàn quốc Trung Quốc.
Mới đây, báo cáo thành tích của thị trường điện ảnh Trung Quốc đại lục trong 6 tháng đầu năm nay đã ra lò. Theo thống kê bước đầu của Tổng Cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước Trung Quốc, tính đến ngày 30/6/2017, tổng doanh thu phòng vé trong 6 tháng đầu năm nay là 27 tỷ 175 triệu Nhân dân tệ, tăng 10,49%. Sự tăng trưởng của doanh thu phòng vé trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu là vì sự gia tăng của phòng chiếu. Sáu tháng đầu năm nay, toàn quốc Trung Quốc tăng thêm 460 rạp chiếu phim với 2.584 phòng chiếu, hiện nay Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng phòng chiếu, trở thành nước có phòng chiếu nhiều nhất toàn cầu.
Tuy 6 tháng đầu năm nay, doanh thu phòng vé của các phim Trung Quốc chưa chiếm 40% tổng doanh thu phòng vé, thành tích này khiến mọi người lo lắng, nhưng tình hình trong sáu tháng đầu còn chưa quyết định được tình hình cả năm, vì trong sáu tháng cuối năm nay sẽ có hàng loạt phim bom tấn Trung Quốc sẽ đồng loạt công chiếu. Những phim bom tấn này bao gồm: "Kiến quân đại nghiệp", "Chiến lang 2", "Phương Hoa", "Miêu Yêu Truyện", "Hồng Hải hành động", v.v. Có thể nói, sáu tháng cuối năm nay, phim Trung Quốc sẽ "ra trận" hoàn toàn.
Ngày 11/7, Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tây cho biết, nhân viên khảo cổ đã khai quật mang tính cứu vớt ngôi mộ Lý Đạo Kiên, chắt nội của Đường Cao Tổ. Nhân viên khảo cổ phát hiện, bích họa trong mộ có đường nét trôi chảy, chuẩn xác, tinh tế, là tác phẩm xuất sắc trong các bích họa trong mộ đời nhà Đường, trong đó, bức tranh sơn thủy trên bình phong có lẽ là tranh sơn thủy đời nhà Đường có niên đại sớm nhất được phát hiện cho đến nay.
Mới đây, Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tây công bố, ở di tích thành phố Hàm Dương, kinh đô đời nhà Tần, nhân viên khảo cổ lần đầu tiên phát hiện nhà ở dân cư, các cổ vật được khai quật ra có đóng dấu người sản xuất, đều có chữ "Hàm". Điều này đã phản ánh chế độ quản lý công thương đời nhà Tần, yêu cầu mỗi đồ dùng đều cần ghi rõ tên người thợ. Nhân viên khảo cổ cũng từng phát hiện đóng dấu tương tự trên tượng binh sĩ bằng đất nung trong Tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |