![]() |
|
![]() |
![]() |
060717/tsvh.mp3
|
"Từ điển Tân Hoa" là từ điển đầu tiên dùng bạch thoại giải thích và có kèm theo ví dụ sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng là từ điển tiếng Hán uy tín có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay. Kể từ khi xuất bản năm 1953 đến nay, "Từ điển Tân Hoa" được sửa đổi hơn chục lần, in lại hơn 600 lần, phát hành hơn 567 triệu cuốn, là sách công cụ có lượng phát hành lớn nhất thế giới. Năm 2016, "Từ điển Tân Hoa" sở hữu hai kỷ lục thế giới Guinness "Từ điển được hoan nghênh nhất" và "Sách 'sửa đổi định kỳ' bán chạy nhất".
Mới đây, ứng dụng "Từ điển Tân Hoa" do Nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán mất nhiều năm phát triển đã chính thức có mặt trên các thị trường ứng dụng, đây cũng là ứng dụng "Từ điển Tân Hoa" có bản quyền duy nhất trên thị trường hiện nay. Được biết, ứng dụng này cho phép viết bằng tay, dùng ca-mê-ra quét chữ, nhập văn bản bằng giọng nói, v.v., giải quyết toàn diện nhu cầu tra từ của người sử dụng. Ứng dụng này còn có hai chức năng đặc sắc, một là, hướng dẫn viết từng nét chữ, người sử dụng có thể nhận biết, nắm bắt từng nét viết của 3.500 chữ cơ bản; hai là, phát thanh viên chuyên nghiệp đọc hơn 10 nghìn chữ Hán, người sử dụng có thể nhấn phím "đọc" để kiểm tra phát âm mình đúng hay sai.
Ngoài ra, ứng dụng này còn phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng như sách từ vựng, hỏi đáp kiến thức, trò chơi chữ Hán, v.v., và cung cấp hoàn chỉnh toàn bộ nội dung "Từ điển Tân Hoa" phiên bản giấy, có chức năng đối chiếu tra cứu giữa phiên bản điện tử và phiên bản giấy.
Sau khi ứng dụng này đi vào hoạt động, ngay lập tức dấy lên tranh luận. Không ít cư dân mạng chất vấn: "Giá 'Từ điển Tân Hoa' phiên bản giấy do Nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán xuất bản chỉ là 24,9 Nhân dân tệ, giá phiên bản điện tử là 40 Nhân dân tệ, liệu có quá đắt hay không"? Trong khi đó, cũng có cư dân mạng nói rằng: "'Từ điển Tân Hoa' ngưng tụ tâm huyết nhiều thế hệ, giá ứng dụng này còn chưa bằng một cốc cà phê Starbucks".
Về việc này, một số phương tiện truyền thông cũng triển khai thảo luận. Có truyền thông cho rằng, hành vi trả phí sử dụng ứng dụng "Từ điển Tân Hoa" là "tư duy lạc hậu", "thiếu thiện chí", chỉ dựa vào thẩm quyền và uy tín không thể chiếm được thị trường. Tuy nhiên, có truyền thông cho rằng, "Bảo vệ bản quyền và thúc đẩy phát triển phần mềm qua cung cấp dịch vụ trả phí là thông lệ của ngành, có tính hợp lý"; "Giá sử dụng ứng dụng 'Từ điển Tân Hoa' là cao hay thấp, hoàn toàn có thể trao cho thị trường quyết định".
Xét từ thị trường các ứng dụng điện thoại di động hiện nay, giá các ứng dụng từ điển thịnh hành trên thế giới như Từ điển Merriam-Webster, Từ điển Collins, v.v. đều trên 100 Nhân dân tệ, thậm chí vài trăm Nhân dân tệ, đắt hơn nhiều so với giá "Từ điển Tân Hoa" là 40 Nhân dân tệ. Ông Tôn Thuật Học, người phụ trách hữu quan Trung tâm xuất bản điện tử thuộc Nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán cho biết, "Từ điển Tân Hoa" ngưng tụ tâm huyết của nhiều thế hệ, ứng dụng này mất 3 năm nghiên cứu phát triển, đầu tư rất nhiều sức người và sức của, còn phải gánh chịu chi phí lưu thông và kinh doanh đắt đỏ.
Chủ tịch Hiệp hội Quyền tác giả văn học Trung Quốc Trương Hồng Ba cho rằng, "Từ điển Tân Hoa" là sách công cụ, có chức năng phục vụ xã hội nổi bật, nhưng bản thân nó cũng là sản phẩm văn hóa, là hàng hóa. Vì vậy, nhà xuất bản có thể tự quyết định giá ứng dụng này theo nhu cầu của thị trường.
Ông Tôn Thuật Học cho biết, lần này nhà xuất bản quyết định giá sử dụng ứng dụng "Từ điển Tân Hoa" là 40 Nhân dân tệ, đây là kết quả xem xét tổng hợp nhiều nhân tố, cũng là kết quả sau khi luận chứng trong thời gian dài. Ông Tôn Thuật Học còn cho biết, mặc dù với giá 40 Nhân dân tệ hiện nay, muốn thu hồi chi phí trước đó thì vẫn cần một đoạn đường dài để đi.
Trên thị trường ứng dụng hiện nay, quả thật có nhiều từ điển cho phép sử dụng miễn phí, nhưng trong đó có nhiều sản phẩm ăn cắp bản quyền, bắt chước. Một số sản phẩm ăn cắp bản quyền không những có chất lượng thấp kém, thiếu quy phạm, hơn nữa lạm dụng quảng cáo xen kẽ, mang lại sự trải nghiệm không tốt cho người sử dụng. Ông Tôn Thuật Học cho rằng, là sách công cụ thực dụng, sản phẩm ăn cắp bản quyền thiếu uy tín, dễ hướng dẫn sai cho người sử dụng.
Ông Trương Tân Trí, Chủ nhiệm bộ phận kinh doanh xuất bản điện tử Nhà xuất bản Đại Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc cho biết, là một người làm xuất bản, ông cảm thấy hơi khó hiểu khi phát hiện một số cư dân mạng tập trung vào giá cả, chứ không tập trung vào nội dung, kiến thức và văn hóa. Vì sản phẩm này là thành quả của một lượng lớn lao động chất xám gian nan của nhiều nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, biên tập viên kỳ cựu, phát thanh viên nổi tiếng, nhân viên kỹ thuật chuyên ngành và người kinh doanh mặt bằng.
Ông Trương Hồng Ba cho biết, những năm qua, trả phí lấy kiến thức đã dần dần được xã hội chấp nhận, trả phí lấy kiến thức thể hiện sự tôn trọng đối với kiến thức, cũng là phương thức cần thiết để duy trì sản phẩm tiếp tục phát triển, phục vụ người sử dụng.
Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc đứng đầu Bảng xếp hạng các bảo tàng được hoan nghênh nhất toàn cầu.
Đầu tháng 6, tờ "Guardian", nhật báo tổng hợp nổi tiếng của Anh đăng tin mang tựa đề "Luân Đôn và Oa-xinh-tơn đứng hàng đầu trong các bảo tàng thế giới". Dựa trên "Báo cáo về chỉ số công viên chủ đề và chỉ số bảo tàng TEA/AECOM năm 2016", bản tin này chỉ rõ, trong số Top 20 bảo tàng được hoan nghênh nhất toàn cầu, Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc đứng đầu thế giới với 7 triệu 550 nghìn lượt khán giả năm 2016.
"Báo cáo về chỉ số công viên chủ đề và chỉ số bảo tàng" này là báo cáo thường niên do Hiệp hội Giải trí theo chủ đề Mỹ (TEA) và bộ phận kinh tế của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ và quản lý chuyên nghiệp quốc tế AECOM hợp tác biên soạn. Theo số liệu thống kê trong báo cáo các năm, tầm ảnh hưởng về văn hóa và sức thu hút với người tham quan của Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc 3 năm liên tiếp tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2014, Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc xếp thứ 3 trong Bảng xếp hạng các bảo tàng được hoan nghênh nhất toàn cầu; năm 2015, tăng một bậc, chỉ đứng sau Viện Bảo tàng Louvre; năm 2016, với 7 triệu 550 nghìn lượt người tham quan đã đứng đầu bảng xếp hạng, trở thành viện bảo tàng có số người tham quan nhiều nhất, được hoan nghênh nhất thế giới.
Báo cáo này còn cho thấy, trong Top 20 bảo tàng được hoan nghênh nhất thế giới, Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ xếp thứ 2, Viện Bảo tàng Louvre xếp thứ 3, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ xếp thứ 4, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan Mỹ xếp thứ 5, Viện Bảo tàng Anh xếp thứ 6.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |