• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Sinh viên các trường đại học Trung Quốc có phong cách đọc sách khác nhau

    2017-06-23 09:40:26     cri


    Mới đây, thư viện của các trường đại học Trung Quốc gồm Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phục Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải, v.v. đã ra báo cáo đọc sách năm 2016, điều khiến mọi người bất ngờ là, tình hình đọc sách đa dạng cũng được thể hiện đầy đủ trong khuôn viên nhà trường. Tuy đều là các trường đại học nổi tiếng, nhưng sinh viên các trường này lại có phong cách đọc sách khác nhau. Chẳng hạn, sinh viên trường Đại học Thanh Hoa thích đọc tiểu thuyết võ hiệp nhất, sinh viên trường Đại học Bắc Kinh thích đọc sách đề tài khoa học xã hội nhất.

    Xét từ Bảng xếp hạng các đầu sách được mượn nhiều nhất từ Thư viện trường Đại học Thanh Hoa, các đầu sách đề tài võ hiệp, khoa học viễn tưởng, lịch sử đại chúng được sinh viên yêu thích nhất. Top10 trong Bảng xếp hạng các đầu sách được mượn nhiều nhất từ Thư viện trường Đại học Thanh Hoa năm 2016 là: "Những câu chuyện đời nhà Minh", "Tam Thể", "Thiên Long Bát Bộ", "Thế giới bình thường", "Bài ca của băng và lửa", "Vây thành", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Đáp án các bài tập phân tích toán học", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký". Theo đó, nhà văn Kim Dung, Lộ Dao, Lưu Từ Hân và Đương Niên Minh Nguyệt đều rất được sinh viên trường Đại học Thanh Hoa yêu mến, tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung là sách mà sinh viên trường Đại học Thanh Hóa mượn nhiều nhất, tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung có 5 bộ sách nằm trong Top15, trong đó, bộ sách "Thiên Long Bát Bộ" xếp thứ 3 trong Bảng xếp hạng.

    Trong khi đó, ở trường Đại học Bắc Kinh, tình hình sinh viên mượn sách từ thư viện lại khác hẳn. Top10 trong Bảng xếp hạng các đầu sách tiếng Trung được mượn nhiều nhất năm 2016 là "Tâm lý học với cuộc sống", "Gọi hồn: Hoang mang về yêu thuật Trung Quốc năm 1768", "Đêm huyền diệu" (Genya), "Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844", "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", "Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới", "Tự tử", "Trại súc vật", "Sự phát triển của con người", "Trường Hận Ca". Ngoài cuốn "Sự phát triển của con người" và "Trường Hận Ca" ra, các đầu sách còn lại đều là đề tài khoa học xã hội nhập từ nước ngoài, từ đó, chúng ta có thể phát hiện, nhà văn Trung Quốc không được sinh viên trường Đại học Bắc Kinh yêu chuộng, chỉ có nhà văn nữ Vương An Ức được xếp vào Top10.

    Theo báo cáo đọc sách, sinh viên trường Đại học Phục Đán ở Thượng Hải có hứng thú tương tư sinh viên trường Đại học Bắc Kinh, nhưng nghiêng về tác phẩm của học giả trường mình. Chẳng hạn, trong các đầu sách đề tài triết học, cuốn "Các trường phái triết học Mác ở nước ngoài" của học giả Du Ngô Kim xếp ở vị trí đầu bảng; trong các đầu sách đề tài văn học, tác phẩm của Vương Vận Hi và Chu Đông Nhuận luôn dẫn đầu bảng; trong các đầu sách đề tài chính trị và pháp luật, cuốn "Học thuyết pháp lý phương Tây hiện đại" của học giả Thẩm Tông Linh tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Phục Đán cũng chiếm giữ một vị trí trong bảng xếp hạng.

    Trong khi đó, Bảng xếp hạng các đầu sách được mượn nhiều nhất từ Thư viện trường Đại học Giao thông Thượng Hải nói lên sinh viên trường này có hứng thú nồng nàn đối với sách đề tài khoa học tự nhiên. Những đầu sách đề tài lịch sử đại chúng như "Những câu chuyện đời nhà Minh", "Tóm tắt lịch sử nhân loại", v.v. đứng đầu bảng, tiếp theo là các đầu sách đề tài dữ liệu, tham khảo như "Giáo trình cơ sở Python", "Bí mật của Thung lũng Silicon", v.v. Điều đáng nói là, năm 2016, lượng tải sách điện tử của giáo viên và sinh viên trường Đại học Giao thông Thượng Hải tăng gấp gần 10 lần so với tổng số lượt mượn sách giấy.

    Vậy, sinh viên đại học có nhận xét như thế nào đối với các bảng xếp hạng này? Tình hình đọc sách của họ có trùng hợp với các bảng xếp hạng này phản ánh hay không? Sau khi phỏng vấn nhiều sinh viên, phát hiện sách văn học đúng thật là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Bạn Quách Tân Dĩnh, sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Phát triển khu vực nông thôn của Học viện Nông nghiệp Bắc Kinh cho biết, mới đây đã đọc xong bộ sách "Thế giới bình thường" của nhà văn Lộ Dao, "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu" của nhà văn Dư Hoa, "Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya" và "Phía sau nghi can X" của nhà văn Nhật Higashino Keigo. Bạn Dĩnh cho biết bạn thích đọc thể loại sách nhẹ nhàng.

    Tuy nhiên, một số sinh viên không đồng thuận với các bảng xếp hạng này, cho rằng các bảng xếp hạng này không thể phản ánh toàn diện tình hình đọc sách trong khuôn viên đại học, vì suy cho cùng, đọc sách là chuyện cá nhân. Bạn Đào Lực Văn, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Chính trị-Pháp luật Trung Quốc tự xưng mình là sinh viên khoa Luật không điển hình, bạn dạo này say mê đọc tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc Vương Tiểu Ba, tản văn của những học giả nổi tiếng thời Trung Hoa Dân Quốc cũng như tiểu thuyết đời Đường và Tống. Trong túi sách của bạn hiện có cuốn "Thời đại hoàng kim" của nhà văn Vương Tiểu Ba, cuốn "17 bài giảng về từ đời Đường và Tống" của học giả Diệp Gia Oánh, cuốn "Phù Sinh Lục Kế" của văn nhân đời Thanh Thẩm Phục. Bạn Đào Lực Văn cho biết, bạn yêu thích đọc sách là nhờ tủ sách lớn ở nhà từ thuở nhỏ, sinh viên yêu thích đọc sách như bạn trong khuôn viên đại học không phải chiếm đa số.

    Chủ tịch Hội đồng Câu lạc bộ đọc sách trường Đại học Sư phạm Thủ đô Vương Hải Anh cũng cho biết, đa số sách mà sinh viên trường mình đang đọc là do chủ nhiệm lớp của các học viện và khoa giới thiệu, có đặc sắc riêng, không tương đồng. Phần lớn những sách mà sinh viên đọc có mối liên hệ với chuyên ngành, nhưng sinh viên có nhiều hứng thú, chẳng hạn, bạn Vương Hải Anh học chuyên ngành hóa học, nhưng lại đang đọc cuốn "Lịch sử triết học phương Tây".

    Tuy các bảng xếp hạng này khiến sinh viên đại học tranh cãi, nhưng nhân sĩ ngành thư viện lại không cảm thấy bất ngờ. Phó Giám đốc Thư viện trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Lưu Xuân Hồng cho biết, sinh viên vừa vào trường đại học đều nhằm đáp ứng lòng hiếu kỳ của mình khi đọc sách, vì trong giai đoạn trung học cơ sở và trung học phổ thông, họ bị nhà trường và giáo viên quản lý nghiêm ngặt, cho nên sau khi vào đại học là bắt đầu xem những cuốn sách trước kia không được xem như "Đạo mộ bút ký", "Tru tiên", các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Trong khi đó, những sách đề tài khoa học xã hội nhằm phổ biến kiến thức là một phần trong giáo dục tổng quát, vì vậy, sách đề tài này cũng được sinh viên mượn nhiều. Theo ông, điều này nói lên sinh viên tràn đầy nhiệt tình, tích cực vươn lên.

    Ông Vương Ba, Nghiên cứu viên Thư viện trường Đại học Bắc Kinh, Phó Chủ biên "Tạp chí Thư viện đại học" đã so sánh báo cáo đọc sách của các trường đại học từ góc độ tâm lý học, ông phát hiện trong Top30 trên Bảng xếp hạng các đầu sách được mượn nhiều nhất từ Thư viện trường Đại học Bắc Kinh có cuốn "Tâm lý học với cuộc sống" và "Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya", trong Top30 trên Bảng xếp hạng của trường đại học Thanh Hoa có cuốn "Tâm lý học xã hội" và "Vì sao chúng ta không yên tâm như vậy", theo ông, điều này nói rõ sinh viên của hai trường có tâm trạng tương tự, đều có những thắc mắc và không yên tâm về tâm lý, điều khác biệt là sinh viên trường Đại học Thanh Hoa tìm kiếm thứ an ủi và giải đáp qua sách nghiêm túc hơn, còn sinh viên trường Đại học Bắc Kinh lựa chọn sách nghiêng về phổ kiến kiến thức khoa học.

    Về tại sao sinh viên yêu nhà văn Kim Dung và tiểu thuyết võ hiệp, ông Vương Ba cho rằng, tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung vượt qua giới hạn giữa tinh hoa và đại chúng, từ lâu đã được xác nhận là tác phẩm kinh điển.

    Tuy nhiên, ông Vương Ba nói trực tiếp rằng, tình hình đọc sách hiện nay không mấy lạc quan, điện thoại di động đã gây quấy nhiễu quá nhiều vào việc đọc sách sâu sắc. Nhưng ông tin rằng, trong tình hình này, sinh viên có ý chí kiên định sẽ vượt trội, trở thành học giả, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nghệ sĩ ưu tú.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>