110517/tsvh.mp3
|
Anh Lư Hồng Nhiệm quê ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đã mở một hiệu sách mở cửa 24/24 ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh lỵ tỉnh Sơn Tây. Hiệu sách mang tên "Hiệu sách trên đảo" này "dựng đứng" ở Thái Nguyên như một hòn đảo lẻ loi sau khi màn đêm buông xuống.
Anh Lư Hồng Nhiệm sinh năm 1993, tốt nghiệp Học viện Chính trị và Quản lý công trường Đại học Sơn Tây vào năm 2016. Trong 4 năm học ở đại học, anh đã chi 100 nghìn Nhân dân tệ mua hơn 2.000 cuốn sách, do có kho sách chồng chất như núi, chứa đầy ký túc xá, nên phóng viên tờ báo địa phương phỏng vấn đưa tin về anh, Đại học Sơn Tây đặc biệt cho phép anh sử dụng một căn tầng hầm của nhà ăn, bố trí thành thư viện miễn phí trong khuôn viên nhà trường, để sinh viên kết bạn đọc sách.
Anh Lư Hồng Nhiệm say mê đọc sách không thỏa mãn với tình hình này, anh đã bỏ ra một năm thời gian để đi thăm hiệu sách mở cửa 24/24 ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, điều tra thị phần của trang web bán sách trực tuyến ở địa phương. Qua công bố thông tin huy động vốn "Tìm kiếm đối tác chung" trên mạng xã hội, anh Lư Hồng Nhiệm đã huy động được hơn 2 triệu Nhân dân tệ trong 2 tháng, như vậy "Hiệu sách trên đảo" đã được mở cửa và đi vào hoạt động.
Địa điểm "Hiệu sách trên đảo" vốn là bãi đỗ xe ngầm rộng 1.200 mét vuông, hiện đã được trang trí theo phong cách nghệ thuật, có gam màu gỗ tự nhiên. Vì đã rút ra bài học kinh doanh thất bại của một số hiệu sách mở cửa 24/24, anh Lư Hồng Nhiệm đặc biệt bố trí tầng 2 như "Nhà hàng đêm khuya", cung cấp nước uống, cà phê và món ăn đơn giản, khiến bạn đọc ở đây lâu hơn. Chính giữa cầu thang hình sóng biển là cầu trượt, sản phẩm văn hóa sáng tạo được trưng bày trên cầu trượt. Ánh đèn vàng dịu cùng giá sách hình thành một khối, khiến bạn đọc cảm thấy ấm áp.
Chị Trương Lâm Tĩnh vừa mới đi làm đã ở lại hiệu sách trong thời gian dài, chị bị thu hút bởi bầu không khí nghệ thuật ở hiệu sách. Chị cho biết, chị cảm thấy thời gian ở đây dường như đã ngừng trôi khi chị từ từ xuống cầu thang hình sóng biển. Theo chị, văn hóa tiết tấu chậm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống có tiết tấu nhanh, chúng ta thực sự cần có một nơi như vậy để làm sạch tâm hồn mình, để cuộc sống của mình có chiều sâu và thú vị hơn. Chị còn cho biết, chị cho đến nay vẫn bảo lưu thói quen gửi bưu thiếp cho bản thân mình để ghi nhớ cuộc sống.
Hiệu sách Tam Liên Thao Phấn ở Bắc Kinh đổi mới mô hình hoạt động truyền thống và mở cửa 24/24, đã làm cho nhiều người trẻ như anh Lư Hồng Nhiệm nhìn thấy tia sáng từ ban đầu trù bị kinh doanh hiệu sách. Số liệu cho thấy, trong 110 ngày sau khi thử mở cửa 24/24, tổng doanh thu trong ban đêm của Hiệu sách Tam Liên Thao Phấn ở Bắc Kinh là 2,2 triệu Nhân dân tệ, trong khi tổng doanh thu ban ngày là 4,73 triệu Nhân dân tệ, bình quân doanh thu 63 nghìn Nhân dân tệ/ngày, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2013. Sáng tạo đổi mới đã giúp hiệu sách hoạt động hơn 20 năm này toát lên sức sống mới.
Phải công nhận rằng, nhiều hiệu sách mở cửa 24/24 được duy trì hoạt động là dựa vào mô hình kinh doanh phức hợp, bố trí khu vực uống cà phê và trà trong hiệu sách. Khi 3 phương thức sống có tiết tấu chậm gồm đọc sách, thưởng thức trà và cà phê được quy tụ trong một tòa nhà, bầu không khí đọc sách dưới ánh đèn trong ban đêm ít thấy trong ngày nay đã khiến hiệu sách mở cửa 24/24 cung cấp nhiều sự trải nghiệm về văn hóa tiết tấu chậm.
Theo anh Lư Hồng Nhiệm, "văn hóa tiết tấu chậm" là một tâm trạng, trong bối cảnh xã hội nóng vội, mọi người nên có bước đi chậm lại, đọc sách, suy nghĩ lại thế giới mà mọi người đang sống và sinh tồn. Anh Lư Hồng Nhiệm nói: "Các đèn trong hiệu sách không bao giờ bị tắt, chúng tôi không muốn tắt đèn, mong luôn có một địa điểm như vậy canh giữ ban đêm ở thành phố này".
Ở "Hiệu sách trên đảo", hóa đơn liệt kê đủ các cuốn sách mà khách hàng đã mua rất đặc sắc, nội dung trong mục ghi chú thay đổi từng ngày. Hôm phóng viên Hãng tin Trung Quốc đi phỏng vấn, trên mục ghi chú của hóa đơn có một dòng chữ như sau: "Trong những cuốn sách ẩn chứa linh hồn của suốt chiều dài quá khứ" của nhà văn Xcốt-len Tô-mát Ca-ly-lơ.
Ở Trung Quốc đại lục, sau một quãng thời gian từng không nhìn thấy tia hy vọng do bị sách điện tử và mô hình bán sách trực tuyến tấn công mạnh mẽ, hiện các hiệu sách truyền thống đang thoát khỏi đáy. Những năm qua, nhiều hiệu sách không những tiếp tục sinh tồn, một số hiệu sách có tình hình kinh doanh tốt còn đang mở rộng nhanh chóng. Nhân sĩ trong ngành cho biết, những thành tựu này là vì môi trường thị trường thay đổi và bản thân hiệu sách đã có nhiều sáng tạo đổi mới.
Tháng 4 vừa qua, phóng viên Tân Hoa xã đã chứng kiến cảnh sôi động tại Hiệu sách 1200 ở Quảng Châu trong ban đêm. 0 giờ ngày 16/4, đường phố khu vực thương mại Thiên Hà sầm uất nhất Quảng Châu đã yên tĩnh trở lại, nhưng bầu không khí náo nhiệt trong Hiệu sách 1200 vừa mới bắt đầu. 2 sinh viên tham gia chương trình trao đổi sinh viên vừa trở về từ Đài Loan đang kể lại sự từng trải độc đáo của mình. Khán giả ngồi phía dưới dường như chẳng ai buồn ngủ cả. Hiệu sách 1200 hàng tuần đều tổ chức hoạt động "Câu chuyện đêm khuya". Kể từ năm 2014, hiệu sách này thử mở cửa 24/24 ở Quảng Châu, và giương cao biểu ngữ "Thắp sáng một ngọn đèn trong đêm cho thành phố". Ông Lưu Nhị Hỷ, người sáng lập Hiệu sách 1200 cho biết, 3 hiệu sách nằm ở khu vực thương mại Thiên Hà đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ, năm nay ông dự định mở cửa thêm 2 hiệu sách nữa.
Hiệu sách Phương Sở cũng ở Quảng Châu, đã trở thành điểm mốc văn hóa ở thành phố này. Hiệu sách Phương Sở có diện tích 1.800 mét vuông, sách dĩ nhiên là vai chính, nhưng trang phục thương hiệu "Ngoại lệ" đặc sắc, đồ mỹ nghệ và khu vực uống cà phê cũng chiếm giữ vị trí bắt mắt ở trung tâm hiệu sách.
Giám đốc bộ phận văn hóa Hiệu sách Phương Sở Từ Thục Khanh cho biết, hiệu sách ngày nay càng giống như nơi hoạt động văn hóa, dung hợp giữa văn hóa thời thượng, đồ mỹ nghệ, cà phê với văn hóa sách.
Trước kia, những hiệu sách truyền thống, nhất là hiệu sách độc lập thông thường nằm ở khu vực xa cách khu vực thương mại, nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi, xu thế mới là hiệu sách "thâm nhập trung tâm thành phố", tập trung tại khu vực thương mại nằm ở trung tâm thành phố.
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, siêu thị lớn phát hiện, hiệu sách có thể giúp người tiêu dùng kéo dài thời gian ở lại siêu thị và bách hóa, như vậy sẽ tạo ra giá trị thương mại lớn hơn. Bên cạnh đó, dựa vào các siêu thị và bách hóa lớn, hiệu sách có thể thu hút số lượng khách hàng nhiều hơn. Chẳng hạn, hiệu sách Đơn Hướng Giai ở Bắc Kinh vốn nằm ở cổng đông Viên Minh Viên, phía đông-bắc thành phố Bắc Kinh, sau đó đã chuyển sang khu vực phía đông sầm uất ở Bắc Kinh.
Hiệu sách Sisyphe là một ví dụ điển hình khác. Sau nhiều năm mở rộng nhanh chóng, hiệu sách Sisyphe đã trở thành một trong những chuỗi hiệu sách tư nhân lớn nhất Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Kim Vĩ Trúc cho biết, thông qua hợp tác với siêu thị lớn, chi phí thuê mặt bằng được giảm đáng kể, hiệu sách có được không gian sinh tồn. Tốc độ mở rộng của chuỗi hiệu sách Sisyphe vẫn đang không ngừng đẩy nhanh, năm ngoái có 32 hiệu sách mới đi vào hoạt động, năm nay dự định mở thêm 50 hiệu sách nữa, dự kiến đến cuối năm nay, chuỗi hiệu sách Sisyphe sẽ có 120 hiệu sách.
Nhìn chung, hiệu sách ngày nay chú trọng hơn kinh doanh thương mại. Nhân sĩ trong ngành cho biết, thương mại và bầu không khí văn hóa là hai phần đều không thể bỏ qua. Mặc dù trong thời đại dữ liệu lớn, hiệu sách cũng không thể chỉ trưng bày các cuốn sách bán chạy vì lợi ích thương mại. Tính độc đáo của mỗi hiệu sách được thể hiện trong các đầu sách, hiệu sách thông qua lựa chọn sách để bám sát vào nhóm đối tượng khách hàng của mình.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |