040517/tsvh.mp3
|
Mới đây, nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc Đàm Thuẫn hoạt động sôi nổi trên vũ đài quốc tế một lần nữa nhận được vinh dự đặc biệt. Triển lãm lưỡng niên nghệ thuật Venice quyết định trao giải Sư tử vàng—giải thưởng thành tựu trọn đời cho nhà soạn nhạc Đàm Thuẫn, để tôn vinh tác phẩm âm nhạc của ông vừa bắt rễ từ văn hóa truyền thống Trung Hoa, vừa mang lại sự sáng tạo cho văn hóa nghệ thuật thế giới.
Khi được biết thông tin mình được trao giải thưởng, ông Đàm Thuẫn đang ở Thượng Hải bận rộn chuẩn bị cho sáng tác mới—"Di sản âm nhạc thất truyền nghìn năm" phát hiện từ bản chép tay Đôn Hoàng sẽ được trình diễn lần đầu tiên tại Liên hoan Âm nhạc Quốc tế mùa Xuân Thượng Hải năm nay.
Khi trao đổi với phóng viên Tân Hoa xã, nhà soạn nhạc Đàm Thuẫn cho biết: "Mọi người đều biết văn hóa Trung Hoa uyên thâm, nhưng nếu muốn toàn thế giới hiểu biết hoặc đồng cảm với văn hóa Trung Hoa, điều quan trọng nhất là phải có một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đi vào tâm hồn của khán giả". Ông Đàm Thuẫn đã đặt câu hỏi cho mình, nên làm thế nào mới có được chiếc chìa khóa này với tư cách là "người thợ" sáng tác âm nhạc.
Ông Đàm Thuẫn cho biết, những năm qua, ông cảm nhận sâu sắc rằng, mình giống như một người thợ khóa, hằng ngày chăm chỉ nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Hoa, mong đánh ra được một chiếc chìa khóa tuyệt vời để mở ra cánh cửa đi vào tâm hồn loài người, mở toang cánh cửa he hé giữa các nền văn hóa xán lạn khác nhau trên thế giới.
Thực ra, đối với ông Đàm Thuẫn sẽ tròn 60 tuổi vào tháng 8 năm nay, nhận được giải thưởng, thậm chí nhận được giải thưởng có tầm ảnh hưởng quốc tế đều không phải là chuyện hiếm thấy. Ông Đàm Thuẫn sinh ra tại vùng nông thôn phía tây tỉnh Hồ Nam, trước đó đã được trao giải thưởng Oscar cho nhạc phim hay nhất và giải Grammy với tác phẩm âm nhạc cho bộ phim "Ngọa hổ tàng long" của đạo diễn Lý An.
Nhưng Triển lãm lưỡng niên nghệ thuật Venice lần này trao giải thưởng lớn cho ông Đàm Thuẫn dựa trên tác phẩm "xuyên lĩnh vực nghệ thuật". Trong thời gian diễn ra Triển lãm lưỡng niên nghệ thuật Venice lần trước, ông đã sáng tác tác phẩm nghệ thuật hành vi mang tên "Dòng sông âm thanh" và tác phẩm nghệ thuật bài trí âm nhạc hình tượng mang tên "Cuộc sống trong tương lai" cho khai mạc gian triển lãm Trung Quốc theo lời mời. Ông Đàm Thuẫn đã mời 150 nhạc công vi-ô-lông đến từ các nước ngồi trên thuyền xuôi theo dòng kênh đào Venice, vừa lướt trên dòng kênh vừa chơi vi-ô-lông, để tiếng nhạc hình thành "dòng sông âm thanh" cùng với dòng nước. Tác phẩm này đã trở thành tiêu điểm tại triển lãm nghệ thuật. Còn tác phẩm nghệ thuật bài trí "Cuộc sống trong tương lai" là liên quan tới "Nữ thư"—một hệ chữ viết chỉ có phụ nữ sử dụng duy nhất trên thế giới, bắt nguồn từ huyện Giang Vĩnh, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, có lịch sử lâu đời, đang đối mặt với nguy cơ thất truyền. Trong tác phẩm này, ông Đàm Thuẫn đã tương tác "Nữ Thư" với âm nhạc hiện đại, trình bày với khán giả các nước "Làm thế nào để bản thân mình hằng ngày đều sống trong tương lai".
Người ta thắc mắc rằng, ông Đàm Thuẫn hơn 60 tuổi sao vẫn có được những ý tưởng sáng tạo khiến mọi người thán phục? Ông Đàm Thuẫn nói rằng, cảm hứng sáng tác không phải từ trên trời rơi xuống, mà đến từ "khảo cổ" văn hóa trong 10 năm qua. Ông cho biết, ngoài thân phận nhà soạn nhạc ra, ông giống như chuyên gia nhân loại học và người làm công tác khảo cổ, luôn đi tìm kiếm và khai quật bộ phận cấu thành có hàm ý sâu sắc nhất, hấp dẫn nhất, có giá trị tinh thần và tâm linh nhất trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông hàng ngày đều cố gắng suy nghĩ, làm thế nào tương tác và kết nối giữa văn hóa truyền thống Trung Hoa với văn hóa các dân tộc khác.
Những năm trước đó, ông Đàm Thuẫn lấy văn hóa Sở đặc sắc của tỉnh Hồ Nam nơi ông sinh ra làm cảm hứng, sáng tác tác phẩm âm nhạc kết hợp với yếu tố tự nhiên như nước, thể hiện bằng dàn gõ nước và dàn nhạc; tác phẩm âm nhạc kết hợp với yếu tố giấy, thể hiện bằng nhạc cụ giấy và dàn nhạc, khiến các nhà soạn nhạc phương Tây khâm phục. Những năm gần đây, ông đã sáng tác vở ca kịch "Tần Thủy Hoàng" theo ủy thác của Nhà hát Opera Metropolitan ở Niu-oóc, 2 vở ca kịch "Marco Polo" và "Trà" do ông sáng tác lưu diễn khắp nơi trên thế giới, khiến ông ngày càng mở rộng tầm mắt, chủ đề cũng dần dần chuyển sang văn hóa truyền thống hoành tráng.
Hơn một tháng trước, ông Đàm Thuẫn đã sáng tác bản nhạc giao hưởng mang tên "Nhạc giao hưởng sắc màu: Tượng gốm" tham gia triển lãm đặc biệt "Văn minh Tần-Hán" tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan Mỹ. Qua khảo chứng, ông Đàm Thuẫn được biết, binh mã dõng vốn không phải chỉ có màu xám, mà còn có nhiều màu sắc như trắng, đỏ, tím, v.v., ông bèn quyết định dùng âm nhạc "tái hiện" giấc mơ của một đế quốc có nhiều sắc màu tràn đầy sức sống. Chương trình biểu diễn này đã thu được thành công vang dội.
Ông Đàm Thuẫn cho rằng, nghệ thuật đương đại đang chiếm dòng chính thế giới hiện nay là có tính quan niệm, sản sinh ra những suy nghĩ, sức tưởng tượng và giá trị mang tính long trời lở đất, có xuất xứ từ xương, máu, ký ức và tư tưởng của loài người. Vì vậy, mọi thứ sáng tạo hiện nay đều bắt nguồn từ truyền thống sâu xa. Và đây chính là ưu thế của Trung Quốc có truyền thống lâu đời. Từ đó, ông Đàm Thuẫn cho rằng, "giờ phút tốt đẹp" của nghệ sĩ Trung Quốc vừa mới bắt đầu.
Ông Đàm Thuẫn nói một cách nghiêm túc rằng: "Văn hóa truyền thống Trung Hoa là một kho tàng, đây không phải là luận điệu cũ rích". Ông cho biết, 2 năm trước, tại Thư viện Anh, ông phát hiện bản nhạc phổ "Tâm Kinh" sáng tác vào thế kỷ 10 bị thất lạc từ Đôn Hoàng, cả thảy có khoảng 1.500 bản chép tay ghi lại di sản âm nhạc Đôn Hoàng thất truyền nghìn năm.
Di sản âm nhạc Đôn Hoàng bị thất truyền này sẽ vang lên tại Thượng Hải vào ngày 13/5 tới trong Liên hoan Âm nhạc Quốc tế mùa Xuân Thượng Hải. Ông Đàm Thuẫn cho biết, trong bích họa Đôn Hoàng có 4.000-5.000 nhạc cụ, ông đang đi thăm những người thợ làm nhạc cụ các nơi trên thế giới, thử "phục chế" một số nhạc cụ cổ đại Đôn Hoàng. Trong chương trình biểu diễn âm nhạc lần này, khán giả sẽ được nghe thấy tiếng nhạc từ 4 nhạc cụ cổ đại gồm đàn tỳ bà Đôn Hoàng được gảy từ sau lưng, trống có đạp chân đời Đường, đàn tỳ bà 5 dây Đôn Hoàng, đàn Hề Đôn Hoàng.
Những tiếng nhạc này vượt qua 1.000 năm, đến từ chỗ sâu xa trong lịch sử Trung Quốc, như ông Đàm Thuẫn nói rằng, "khúc nhạc với thời lượng 2 phút đã tái hiện câu chuyện 2.000 năm trước".
Về kế hoạch trong tương lai, ông Đàm Thuẫn cho biết, giấc mơ tiếp theo của ông là phục chế 12 nhạc cụ cổ đại trong bích họa Đôn Hoàng, thành lập một dàn nhạc Đôn Hoàng, dùng âm nhạc kể lại "câu chuyện Trung Quốc mà bất cứ ai cũng không thể nào kể được". Đó là câu chuyện Trung Quốc, cũng là câu chuyện hấp dẫn về văn minh của loài người.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |