200417/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, tối ngày 5/4, Liên hoan Truyền hình mùa Xuân Cannes đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Danh dự, nhà sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sách Trung Quốc Triệu Y Phương cùng 3 nhân sĩ trong ngành truyền thông đến từ Mỹ, Nga và Đức đã được trao tặng Huân chương Danh dự. Bà Triệu Y Phương trở thành người Trung Quốc đầu tiên được trao tặng huân chương này.
H/A: Được biết, Huân chương Danh dự Liên hoan Truyền hình Cannes được sáng lập vào năm 2013, nhằm tôn vinh những người dẫn đầu ngành truyền thông có đóng góp xuất sắc cho ngành truyền thông và hệ sinh thái truyền thông quốc tế.
D/H: Liên hoan Truyền hình Cannes hằng năm tổ chức hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, là một trong những mặt bằng giao dịch tác phẩm nghe nhìn và nội dung kỹ thuật số quốc tế có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Người Trung Quốc đầu tiên được trao tặng Huân chương Danh dự tại Liên hoan Truyền hình Cannes.
D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, tiểu thuyết "Mễ Nguyệt Truyện" bản tiếng Thái Lan ra mắt Triển lãm sách Băng Cốc, tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được hoan nghênh ở Thái Lan.
H/A: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, Tập đoàn Hoa Sách Trung Quốc là một trong những công ty điện ảnh-truyền hình tư nhân đầu tiên tham gia Liên hoan Truyền hình Cannes, mười mấy năm qua, Tập đoàn Hoa Sách triển khai giao lưu và hợp tác quốc tế thông qua các hình thức như tạo gian hàng triển lãm, trình chiếu phim tại liên hoan phim, v.v.
H/A: Vâng. Tập đoàn Hoa Sách đã nhận được sự công nhận trên thị trường, trở thành nhà sản xuất và cung cấp phim truyền hình Hoa ngữ lớn nhất toàn cầu, bán tác phẩm truyền hình có thời lượng hơn 10 nghìn tiếng đồng hồ sang hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, đồng thời đưa những tác phẩm xuất sắc của các đồng nghiệp trên thế giới đến Trung Quốc.
D/H: Được biết, năm 2016, bốn bộ phim truyền hình do Tập đoàn Hoa Sách sản xuất gồm "Giải mã", "Người phiên dịch", "Yêu em từ cái nhìn đầu tiên" và "Cẩm Tú Vị Ương" chiếm 30% trong Bảng xếp hạng tỷ lệ thu xem trên các mặt bằng phát sóng phim truyền hình Trung Quốc và Bảng xếp hạng Top 10 phim có số lượng truy cập nhiều nhất.
H/A: Vâng. Tác phẩm mới "Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa" của Tập đoàn Hoa Sách được Công ty Tư vấn truyền thông Pháp THE WIT xếp vào danh sách "Phim truyền hình thịnh hành nhất toàn cầu".
D/H: Ông Laurine Garaude, người phụ trách lĩnh vực truyền hình Tập đoàn Reed Midem Pháp, ban tổ chức Liên hoan Truyền hình Cannes cho biết, bà Triệu Y Phương làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh và truyền hình đã góp phần quan trọng cho phát triển thị trường truyền hình Trung Quốc.
H/A: Vâng. Ông Laurine Garaude nói rằng, bà Triệu Y Phương là đại diện tiên phong trong ngành truyền hình Trung Quốc, bà đã xây dựng Tập đoàn Hoa Sách thành một trong những nhà cung cấp nội dung giải trí hàng đầu Trung Quốc, thành tích nổi bật của bà để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn đồng nghiệp quốc tế.
D/H: Khi phát biểu tại hiện trường, bà Triệu Y Phương cho biết, được trao tặng huân chương không những là sự khẳng định đầy đủ đối với cá nhân bà và Tập đoàn Hoa Sách, mà còn là sự đánh giá cao của thị trường quốc tế đối với tình hình phát triển ngành điện ảnh-truyền hình Trung Quốc.
H/A: Bà Triệu Y Phương cho biết, những năm qua, phim truyền hình Trung Quốc xuất khẩu sang nước ngoài đã thu được hiệu quả bước đầu, hình thành nhóm khán giả nước ngoài.
D/H: Vâng. Theo bà, cùng với thực lực quốc gia được nâng lên, ngành nội dung truyền hình phát triển nhanh chóng, cũng như khán giả truyền hình trong thời đại Internet ngày càng quốc tế hóa, phim truyền hình Trung Quốc đón chào thời cơ vàng hình thành "cơn sốt Trung Hoa".
H/A: Bà Triệu Y Phương nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc tế hóa ngành điện ảnh-truyền hình. Bà cho biết, so với các nước châu Âu và Mỹ, chặng đường phát triển của phim truyền hình Trung Quốc còn ngắn, thiết kế ý tưởng, chất lượng nội dung và trình độ sản xuất đều cần nâng cao và phải học tập với các đối tác hợp tác quốc tế.
D/H: Bà cho biết, Tập đoàn Hoa Sách là một trong những công ty điện ảnh-truyền hình Trung Quốc sớm nhất triển khai hợp tác quốc tế, hợp tác và giao lưu quốc tế khiến tập đoàn thu được lợi ích to lớn, vừa có thể nâng cao trình độ sáng tác, vừa có thể nắm bắt xu thế quốc tế, sản xuất những phim truyền hình xuất sắc bám sát trào lưu quốc tế, thu hút khán giả trẻ và chăm sóc thị trường quốc tế.
H/A: Năm 2016, bộ phim truyền hình "Giải mã" về đề tài gián điệp do Tập đoàn Hoa Sách sản xuất được dịch thành nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, v.v., có số lượng truy cập gần 4 triệu lượt trên mặt bằng phát sóng ở nước ngoài.
D/H: Theo bà Triệu Y Phương, phim chính luận Trung Quốc muốn xuất khẩu sang nước ngoài qua phương thức thị trường hóa, "điều then chốt là phải thu hút khán giả, tác phẩm hấp dẫn mới quảng bá được trên thị trường quốc tế".
H/A: Vâng. Để thúc đẩy xuất khẩu phim truyền hình sang nước ngoài, bà Triệu Y Phương cho rằng, điều then chốt là phải có ý thức hội nhập quốc tế ngay từ giai đoạn sản xuất nội dung.
D/H: Vâng. Bà cho biết, trong khâu sáng tác kịch bản, Tập đoàn Hoa Sách thường mời nhà sản xuất nước ngoài đóng góp ý kiến, để sau này tác phẩm được xuất khẩu sang nước ngoài.
H/A: Vâng. Để thâm nhập thị trường quốc tế, còn phải đặc biệt biên tập lại phim để phù hợp lên sóng trên mặt bằng nước ngoài, và ra sức quảng bá ở địa phương, sản xuất áp phích quảng cáo, phim quảng cáo, v.v., cho thị trường nước ngoài.
D/H: Vâng. Bà tổng kết kinh nghiệm thành công xuất khẩu phim sang nước ngoài là "Chỉ có nỗ lực trong mỗi một khâu, cuối cùng mới có thu hoạch".
H/A: Vâng Bà cho rằng, muốn hình thành "cơn sốt Trung Hoa", điều then chốt là nội dung phim, "Phải ngăn chặn việc sản xuất sơ sài cẩu thả, cùng xây dựng và bảo vệ những khen ngợi dành cho phim truyền hình Trung Quốc trên thị trường quốc tế".
D/H: Theo bà, ngoài ra, trong khi triển khai giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mật thiết, cũng cần phải tìm hiểu quy tắc thị trường quốc tế, tổ chức ê-kíp am hiểu và tôn trọng quy tắc quốc tế, như vậy, mới có thể thúc đẩy phim truyền hình Trung Quốc đi ra nước ngoài.
H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Người Trung Quốc đầu tiên được trao tặng Huân chương Danh dự tại Liên hoan Truyền hình Cannes.
D/H: Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: tiểu thuyết "Mễ Nguyệt Truyện" bản tiếng Thái Lan ra mắt Triển lãm sách Băng Cốc, tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được hoan nghênh ở Thái Lan.
H/A: Ngày 5/4, tiểu thuyết bán chạy Trung Quốc "Mễ Nguyệt Truyện" bản tiếng Thái Lan đã ra mắt bạn đọc tại Triển lãm sách quốc tế Băng Cốc.
D/H: Công ty TNHH Truyền thông đa phương tiện quốc tế Siam, nhà xuất bản cuốn tiểu thuyết bản tiếng Thái Lan này cho biết, tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc rất được hoan nghênh ở Thái Lan, nhà xuất bản sẽ du nhập càng nhiều tác phẩm văn học đề tài này trong thời gian tới.
H/A: Đại diện công ty này cho biết, trong số các tiểu thuyết Trung Quốc được dịch sang tiếng Thái Lan, tác phẩm có bối cảnh lịch sử luôn đứng đầu bảng xếp hạng lượng tiêu thụ vì bề dạy văn hóa Trung Quốc đặc sắc.
D/H: Vâng. Tiểu thuyết "Mễ Nguyệt Truyện" được hoan nghênh ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của Công ty Truyền thông đa phương tiện quốc tế Siam, phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết này gây sốt màn ảnh nhỏ cũng tăng thêm niềm tin du nhập cuốn sách này vào Thái Lan của công ty này. Họ tin tưởng rằng, cuốn sách "Mễ Nguyệt Truyện" sẽ dấy lên "cơn sốt Mễ Nguyệt" ở Thái Lan.
H/A: Tiểu thuyết "Mễ Nguyệt Truyện" đã kể lại cuộc đời truyền kỳ của nữ chính trị gia nước Tần trong thời kỳ Chiến Quốc Tần Tuyên Thái Hậu, người phụ nữ đầu tiên được gọi là "Thái Hậu" trong lịch sử Trung Quốc.
D/H: Bộ sách bản tiếng Trung có 6 tập, bản tiếng Thái Lan cả thảy có 11 tập, bắt đầu ra mắt bạn đọc từ tháng 10 năm 2016, đến nay đã xuất bản 7 tập.
H/A: Trong số độc giả Thái Lan tại hiện trường diễn ra hoạt động, vừa có cô gái trẻ say mê tiểu thuyết Trung Quốc, vừa có cụ già bạc phơ hiểu một ít tiếng Trung, họ đồng loạt xin chữ ký của tác giả Tưởng Thắng Nam, và hỏi nhà xuất bản đến lúc nào mới xuất bản xong cả bộ sách này.
D/H: Độc giả cho biết, bộ tiểu thuyết này có bối cảnh thời đại ít được giới thiệu trong các tác phẩm khác và có tình tiết hấp dẫn, khiến họ yêu thích đến nỗi không nỡ rời tay.
H/A: Những năm qua, rất nhiều tác phẩm văn học mạng Trung Quốc được du nhập vào Thái Lan, ở hiệu sách đâu đâu cũng có sách Trung Quốc bán chạy được dịch sang tiếng Thái Lan.
D/H: Công ty TNHH Truyền thông đa phương tiện quốc tế Siam đã biên dịch và xuất bản tiểu thuyết Trung Quốc hơn 20 năm cho biết, họ mỗi năm đều du nhập 10-12 bộ tiểu thuyết Trung Quốc, lượng tiêu thụ đều chiếm 70% lượng phát hành.
H/A: Được biết, ngoài Thái Lan ra, bản quyền tiểu thuyết "Mễ Nguyệt Truyện" đã được bán sang Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |