• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Khai trương Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung, anh hùng võ hiệp "tái hiện giang hồ"

    2017-03-27 17:05:46     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, sáng ngày 1/3, Bảo tàng Văn hóa Hồng Công chính thức khai trương Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung, đây là phòng triển lãm thường trực đầu tiên ở Hồng Công với chủ đề là nhà văn nổi tiếng Kim Dung.

    H/A: Vâng. Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, là nhà văn nổi tiếng về thể loại kiếm hiệp, có các bộ tiểu thuyết xuất sắc như "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu hiệp lữ", "Thiên long bát bộ", "Tiếu ngạo giang hồ", "Lộc đỉnh ký", v.v.

    D/H: Vâng. Ngày khai trương đầu tiên, phòng triển lãm ở Bảo tàng Văn hóa Hồng Công đông nghịt khách tham quan, hết sức náo nhiệt.

    H/A: Vâng. Nhiều người hâm mộ nhà văn Kim Dung đã đi "khám phá" phòng triển lãm võ hiệp này sau nhiều năm trù bị, muốn ôn lại tinh thần "hiệp khách hào hùng" và "ánh đao bóng kiếm" những năm trước, cảm nhận sức cuốn hút của nhà văn Kim Dung.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Khai trương Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung, anh hùng võ hiệp "tái hiện giang hồ".

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay. 

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trước khi vào bảo tàng, mọi người có thể nhìn thấy các bức áp phích quảng cáo do ban tổ chức dày công bố trí trước cổng bảo tàng.

    H/A: Vâng. Trên bức tường ở bên phải cổng bảo tàng là 8 bức áp phích quảng cáo khổ lớn, là hình ảnh các nhân vật kinh điển như Lệnh Hồ Xung, Trình Linh Tố, Dương Quá, Kiều Phong, v.v., hết sức sống động.

    D/H: Vâng. Trên 7 cây cột lớn ở bên trái cũng có chân dung của những nhân vật ai ai cũng biết như Quách Tĩnh, Tiểu Long Nữ, Giang Nam Thất Quái, v.v.

    H/A: Vâng. Qua sự bố trí có quy mô hoành tráng này đã đủ thấy Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung rất được coi trọng.

    D/H: Vâng. Sau khi vào phòng triển lãm, thì có thể phát hiện khách tham quan có đủ ở mọi lứa tuổi, già, trẻ, gái, trai đều có.

    H/A: Trong số khách tham quan này có một cụ già hơn 70 tuổi do người nhà đẩy xe lăn vào tham quan. Ông Trương, con trai của cụ cho biết, cha ông là người hâm mộ sách kiếm hiệp, là độc giả trung thành của nhà văn Kim Dung, hôm nay đặc biệt đến xem triển lãm, nhớ lại những ký ức tốt đẹp ngày xưa, cảm thấy rất vui mừng.

    D/H: Phòng triển lãm chia thành 4 khu vực: Dấu chân đại hiệp, Thế giới võ hiệp của Kim Dung, Hiện tượng Kim Dung trong thế giới phim điện ảnh, truyền hình và văn hóa giải trí, 100 năm mới có một Kim Dung.

    H/A: Trong phòng triển lãm trưng bày nhiều hiện vật quý, bao gồm phiên bản sách thịnh hành ban đầu, bản thảo, tài liệu và ảnh, đồ dùng cá nhân của nhà văn Kim Dung, v.v.

    D/H: Các hiện vật đã nói lên sự nghiệp ban đầu, chặng đường sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung cũng như sự ảnh hưởng của ông đối với văn hóa đại chúng Hồng Công.

    H/A: Bản thảo "Tâm đắc về đọc sách" là một trong những hiện vật được trưng bày lần này.

    D/H: Vâng. Trong bản thảo này, nhà văn Kim Dung viết rằng: "Đối với tôi, đọc sách là việc quan trọng nhất trong đời, chỉ đứng sau hít thở, uống nước, ăn cơm và ngủ. Tôi từng nghĩ, nếu phải lựa chọn giữa ngồi tù 10 năm nhưng được đọc sách báo thế giới hay 10 năm tự do hoàn toàn nhưng không được đọc bất cứ sách báo nào, tôi nhất định lựa chọn 'vào tù đọc sách'".

    H/A: Vâng. Nhà văn Kim Dung còn nói: "Vạn sự bất như thư tại thủ, nhất sinh thường kiến nguyệt đương đầu". Câu này có nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng không hay bằng cầm sách trong tay, thường được nhìn thấy Mặt trăng treo trên không trong suốt cuộc đời. Điều này đã thể hiện niềm đam mê kiến thức và văn học của nhà văn Kim Dung.

    D/H: Dựa vào kiến thức uyên bác, sâu rộng, ngòi bút nhã nhặn và tư duy vượt trội, nhà văn Kim Dung rất được bạn đọc khắp thế giới yêu mến.

    H/A: Đúng vậy. Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung hiện đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Tác phẩm của ông chứa rất nhiều kiến thức về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, nhiều trường đại học đều đã mở môn học riêng chuyên nghiên cứu tiểu thuyết Kim Dung.

    D/H: Ở một góc trong phòng triển lãm, một bức bình phong cỡ lớn với chủ đề "Anh hùng xạ điêu" đập vào con mắt mọi người, hai bên là câu đối do nhà văn Kim Dung viết: "Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc, Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên".

    H/A: Vâng. Chữ đầu tiên của tựa đề 14 bộ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung đã tạo thành hai câu thơ thất ngôn này, có nghĩa là: Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng, truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh.

    D/H: Trước bức bình phong, một học sinh trung học phổ thông họ Quách đang thưởng thức nhân vật trong tranh, cho biết, dưới sự ảnh hưởng của cha, em từ lúc tiểu học đã mê nhà văn Kim Dung, và đã đọc hết phần lớn các bộ tiểu thuyết của nhà văn.

    H/A: Thế giới kiếm hiệp dưới ngòi bút Kim Dung là một kho tàng, cung cấp nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho nhiều người sáng tác các hình thức nghệ thuật khác nhau.

    D/H: Vâng. Tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung đã được chuyển thể thành điện ảnh, phim truyền hình, phim hoạt hình, trò chơi điện tử, v.v., cung cấp sự lựa chọn đa dạng hơn cho đông đảo người yêu thích tiểu thuyết kiếm hiệp, làm phong phú thêm cuộc sống văn hóa của bạn đọc.

    H/A: Trong khu triển lãm "Hiện tượng Kim Dung trong thế giới phim điện ảnh, truyền hình và văn hóa giải trí", ban tổ chức đặc biệt bố trí một màn hình chiếu trích đoạn điện ảnh và phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung, thu hút nhiều khách tham quan dừng chân xem.

    D/H: Trong tủ trưng bày ở bên cạnh là những tranh minh họa và hình ảnh phim truyền hình của tiểu thuyết "Tiếu ngạo giang hồ", "Thần điêu hiệp lữ", áp phích quảng cáo của bộ phim điện ảnh "Ỷ thiên đồ long ký".

    H/A: Trong tủ trưng bày ở khu triển lãm "100 năm mới có một Kim Dung" trưng bày bằng học vị do nhiều trường đại học nổi tiếng ở Hồng Công cũng như Trung Quốc đại lục và nước ngoài trao cho nhà văn Kim Dung, để biểu dương sự đóng góp của ông cho xã hội và văn học.

    D/H: Vâng. Điều đáng nói là, năm hơn 80 tuổi, ông Kim Dung còn được Đại học Cambridge Anh trao bằng Tiến sĩ Triết học, đã nêu gương sáng yêu thích đọc sách, yêu thích học tập cho đông đảo bạn đọc.

    H/A: Nhà Hán học nổi tiếng David McMullen là giáo viên hướng dẫn luận văn Tiến sĩ của ông Kim Dung khi học ở trường Đại học Cambridge. Khi phát biểu tại Lễ khai mạc Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung, ông David MucMullen cho biết, kiến thức uyên bác, sâu rộng của ông Kim Dung về Hán ngữ cổ đại và văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc cho ông.

    D/H: Đúng vậy. Ông David McMullen nói: "Có lẽ có người nói, không có Hồng Công thì không có Kim Dung, vì sự đóng góp to lớn của ông được tạo nên ở Hồng Công. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu không có Kim Dung, thì không có Hồng Công mà chúng ta nhận biết".

    H/A: Nhà văn Kim Dung là một người nhiệt tình, chân thành, luôn luôn quan tâm tới quê hương và tổ quốc, tích cực tham gia các công tác xã hội.

    D/H: Vâng. Ở một góc trong phòng triển lãm trưng bày các cúp giải thưởng, huân chương và bằng khen của ông Kim Dung, trong đó bao gồm Huân chương Đại Tử Kinh do Chính quyền Đặc khu Hồng Công trao tặng, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và Huân chương Kỵ sĩ về Văn học Nghệ thuật do Chính phủ Pháp trao tặng, Giải thưởng Thành tựu suốt đời được trao tặng tại Lễ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới" năm 2008, để biểu dương thành tựu xuất sắc của ông trong các mặt chính trị, xã hội và văn hóa.

    H/A: Phòng triển lãm nhà văn Kim Dung đã mở cửa, chờ đợi các bạn yêu thích văn học kiếm hiệp đến tham quan, cảm nhận thế giới kiếm hiệp và giang hồ dưới ngòi bút nhà văn Kim Dung.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trước khi kết thúc tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Thiết huyết đan tâm", bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình "Anh hùng xạ điêu".

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>