090317/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, văn hóa là huyết mạch của một dân tộc, là chỗ dựa tinh thần của người dân. Trong thời gian Tết Nguyên đán năm nay, chương trình "Cuộc thi Thơ và từ Trung Quốc" đã gây sốt màn ảnh nhỏ ở Trung Quốc.
H/A: Vâng. Trong chương trình truyền hình "Cuộc thi Thơ và từ Trung Quốc", các thí sinh và khán giả cùng thưởng thức thơ và từ Trung Hoa, tìm kiếm bộ gen văn hóa, khiến bầu không khí Tết Nguyên đán năm nay mang đậm ý thơ.
D/H: Vâng. Những năm qua, văn hóa thơ và từ cổ, cơn sốt nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng đang "nóng lên" ở nước ngoài. Trong số những người yêu thích thơ, từ và văn hóa truyền thống Trung Quốc, ngoài người gốc Hoa ra, còn có cả người bản xứ.
H/A: Vâng. Gen văn hóa chảy trong dòng máu dân tộc Trung Hoa này đang không ngừng được kế thừa và đề cao ở trong và ngoài nước.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình kế thừa thơ và từ cổ Trung Quốc ở nước ngoài.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, trong chương trình "Cuộc thi Thơ và từ Trung Quốc", thí sinh Xin-ga-po Lý Nghi Hạnh thông thạo thơ và từ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho không ít khán giả.
D/H: Vâng. Năm 9 tuổi, chị Hạnh cùng bố mẹ sang định cư ở Xin-ga-po, sau đó dưới sự hướng dẫn của mẹ, chị bắt đầu học thuộc lòng thơ và từ cổ và dần dần có hứng thú đối với văn học cổ điển Trung Quốc.
H/A: Vâng. Sau đó, qua chương trình "Xe chạy thẳng" do trường Trung học nữ sinh Nam Dương và trường Trung học Hoa Kiều cùng xây dựng, chị Hạnh đã chọn học môn ngữ văn đặc biệt ở khối các lớp trung học phổ thông thuộc trường Trung học Hoa Kiều.
D/H: Vâng. Bộ Giáo dục Xin-ga-po mở môn học này là nhằm đào tạo nhân tài giỏi hai thứ tiếng Trung và Anh, nâng cao trình độ tiếng Trung và tố chất văn học của học sinh, khuyến khích học sinh có hứng thú đối với tiếng Trung và văn học tham gia.
H/A: Vâng. Việc chị Hạnh tham gia chương trình "Cuộc thi Thơ và từ Trung Quốc" cũng thu hút sự quan tâm ở Xin-ga-po. Tờ "Liên hợp Buổi sáng" Xin-ga-po đưa tin cho biết, niềm say mê văn học cổ điển Trung Quốc của chị Hạnh là được hình thành sau khi định cư ở Xin-ga-po, đây là điều hiếm thấy.
D/H: Khi trả lời phóng viên, cô Dương Liễu, giáo viên dạy môn ngữ văn của chị Hạnh ở trường Trung học nữ sinh Nam Dương cho biết, không bất ngờ trước việc chị Hạnh được lọt vào trận chung kết "Cuộc thi Thơ và từ Trung Quốc", chị Hạnh đã thể hiện đầy đủ sự tích lũy văn học của mình qua chương trình này.
H/A: Cô giáo Tạ Ngân Yến đã dạy Hán ngữ nhiều năm ở Ai Cập, cô Yến cho biết, thơ tứ tuyệt và luật thơ Trung Quốc dễ ngâm đọc, có tiết tấu và âm vần, và đầy ý thơ. Khi dạy thơ và từ cổ Trung Quốc ở nước ngoài, kết hợp ngâm thơ với bản nhạc và biểu diễn, có thể khởi dậy niềm nhiệt tình học Hán ngữ của học sinh, tăng thêm sức cuốn hút của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
D/H: Vâng. Chị Lý An Na, sinh viên năm thứ 4 Học viện Khổng Tử trường Đại học Al Azhar, In-đô-nê-xi-a cũng có sự cảm nhận tương tự. Chị cho biết, học thơ và từ cổ Trung Quốc có lợi cho hiểu sâu sắc hơn văn hóa truyền thống Trung Quốc.
H/A: Vâng. Chị cho biết, tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, đạo làm người mà các nhà thơ Trung Quốc gửi gắm trong tác phẩm là rất bổ ích cho cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài.
D/H: Nhiều người biết đến bài thơ "Tiểu Trì" của nhà thơ đời Nam Tống Dương Vạn Lý, trong bài thơ này có câu thơ như sau: "Tuyền nhãn vô thanh tích tế lưu, Thụ âm chiếu thủy ái tình nhu, Tiểu hà tài lộ tiêm tiêm giác, Tảo hữu tinh đình lập thượng đầu", tạm dịch là "Nước lạnh dường đang tiếc gợn trôi, Hàng cây êm tạnh bóng im soi, Lá sen mới nhú như sừng nhọn, Có chú chuồn chuồn đến đậu chơi".
H/A: Thầy giáo Lưu Siêu, Học viện Khổng Tử tại Krakow, Ba Lan cũng biết bài thơ trên, hơn nữa, bài thơ này có ý nghĩa đặc biệt đối với anh. Tháng 6 năm ngoái, học sinh Ba Lan do anh Siêu dạy ngâm vịnh bài thơ này trong cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ dành cho thiếu nhi", nhận được sự khẳng định nhất trí của ban giám khảo, được trao giải Đặc biệt duy nhất.
D/H: Vâng. Cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ dành cho thiếu nhi" là dự án truyền thống của Học viện Khổng Tử tại Krakow, diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. Học sinh tiểu học học tiếng Trung tham gia cuộc thi với các tiết mục biểu diễn liên quan tới Trung Quốc.
H/A: Vâng. Nói chung, đa số học sinh tham gia cuộc thi với các tiết mục hát hoặc múa, nhưng anh Siêu đã tổ chức học sinh tập ngâm thơ có nhạc đệm, học sinh đã ngâm vịnh 3 bài thơ Trung Quốc "Tiểu Trì", "Đăng Quán Tước Lâu", "Xuân Hiểu" trong cuộc thi.
D/H: Anh Siêu cho biết, so với các tiết mục hát và múa, ngâm thơ khó hơn, thể hiện tốt hơn thành quả học Hán ngữ của học sinh, để các giám khảo và khán giả nắm được tình hình học tập của học sinh một cách trực tiếp hơn.
H/A: Vâng. Anh Siêu cho biết, tổ chức học sinh ngâm thơ không chỉ vì tham gia cuộc thi, mà còn mong các em tiếp xúc nhiều với thơ và từ cổ Trung Quốc hơn trong thời gian đầu học Hán ngữ, gieo hạt giống về văn hóa truyền thống Trung Quốc trong lòng các em.
D/H: Vâng. Theo anh Siêu, có lẽ học sinh chưa hiểu sâu về các bài thơ và từ, nhưng cùng với quá trình học, các em sẽ cảm nhận dần cái đẹp của tiếng Trung, có hứng thú hơn với Hán ngữ.
H/A: Ông Hàn Tân Trung, Giám đốc Phân ban Trung Quốc Học viện Khổng Tử tại Krakow cho biết, Học viện Khổng Tử định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa như ngâm vịnh thơ và từ Trung Quốc, câu lạc bộ văn hóa, v.v. để giới thiệu thơ và từ cổ Trung Quốc. Mỗi khi đến các ngày lễ cổ truyền như Tết Trung Thu, Học viện Khổng Tử còn giới thiệu những tác phẩm kinh điển liên quan tới ngày lễ này.
D/H: Vâng. Ông Hàn Tân Trung cho biết, tuy thơ và từ cổ Trung Quốc hơi khó đối với những người học Hán ngữ ở Ba Lan, nhưng các tác phẩm thơ và từ là rất bổ ích đối với người Ba Lan muốn tìm hiểu văn học cổ điển Trung Quốc, giúp họ học tiếng Hán, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc.
H/A: Vâng. Trong số "người hâm mộ" thơ và từ cổ Trung Quốc ở nước ngoài còn có cả người bản xứ. Chẳng hạn, trong chương trình biểu diễn "Ánh sáng Hán ngữ" ở Xít-ni kỳ mới nhất với sự tham gia của học sinh trung và tiểu học Ô-xtrây-li-a, những cô bé da trắng đến từ trường Tiểu học công lập phố Crown mặc Hán phục (trang phục thời nhà Hán) biểu diễn tiết mục "Câu chuyện của Lão Tử", các em đã đồng thanh bằng tiếng Trung chưa chuẩn lắm: "Đạo khả đạo, phi thường đạo..."
D/H: Đạo diễn tiết mục này Narelle Marlitt là cô giáo dạy Hán ngữ ở trường này. Cuối thế kỷ trước, chị đến Trung Quốc dạy tiếng Anh, rất tình cờ chị đã học tiếng Trung. Chị đã cảm nhận được sức cuốn hút của văn hóa Trung Hoa trong quá trình học tiếng Trung.
H/A: Hiện nay, khi giảng dạy tiếng Trung, cô giáo Marlitt thử biến phức tạp thành đơn giản, thiết kế tình tiết câu chuyện dễ hiểu, để các em đi vào biển văn hóa Trung Hoa uyên sâu trong tiếng cười vui vẻ.
D/H: Vâng. Chẳng hạn, từ bộ phim Hô-li-út "Biệt đội săn ma", cô giáo Marlitt đã kể lại truyền thuyết Trung Quốc Chung Quỳ diệt yêu trừ tà; thông qua tập dượt vở kịch "Thú ác tên Niên", cô giáo Marlitt giới thiệu phong tục đón Tết Nguyên đán ở Trung Quốc; giới thiệu văn hóa sủi cảo Trung Quốc từ phong tục "Ăn sủi cảo vào tiết Đông Chí".
H/A: Cô giáo Marlitt cho biết, có thể cảm nhận được niềm yêu thích văn hóa Trung Quốc "không kiềm chế được" của các em học sinh Ô-xtrây-li-a.
D/H: Những năm qua, ở các nước châu Á cũng dấy lên cơn sốt tìm hiểu văn hóa thơ và từ cổ Trung Quốc. Chẳng hạn, trong Tuần Văn hóa Trung Hoa tại Yogyakarta, In-đô-nê-xi-a kết thúc mới đây, có nhiều hoạt động liên quan tới thơ và từ cổ Trung Quốc.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, cuộc thi "Hát thơ cổ" dành cho học sinh trung và tiểu học In-đô-nê-xi-a, các thí sinh phải chọn ra một bài thơ trong nhiều bài thơ chỉ định để ngâm vịnh và hát. Các thí sinh mặc trang phục cổ đại Trung Quốc, thể hiện phong cách cổ xưa, cảm nhận văn hóa truyền thống Trung Quốc trong quá trình biểu diễn.
D/H: Ông Hoàng Bân, Giám đốc Phân ban Trung Quốc Học viện Khổng Tử trường Đại học Al Azhar, In-đô-nê-xi-a cho rằng, để học sinh học thơ và từ cổ Trung Quốc có thể giúp các em tìm hiểu Hán ngữ, lịch sử và văn hóa Trung Quốc một cách hệ thống hơn từ góc độ văn tự và chuyên nghiệp. Ông Hoàng Bân đang dự định triển khai thí điểm môn học thơ và từ cổ Trung Quốc trong Học viện Khổng Tử.
H/A: Cơn sốt thơ và từ cổ giống như một dòng suối trong vắt, mang lại dinh dưỡng cho gen văn hóa của con cháu Viêm Hoàng trong và ngoài nước, khơi dậy niềm đam mê đối với văn hóa truyền thống ưu tú, thúc đẩy việc kế thừa tốt hơn kinh điển, xây dựng lòng tự tin vững chắc về văn hóa.
D/H: Vâng. Việc kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống Trung Hoa không những phải ăn sâu bám rễ trên mảnh đất Trung Hoa, mà còn phải quảng bá ra thế giới, để những người tìm kiếm cái đẹp cùng hưởng.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |