020317/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, chương trình ca múa nhạc mang tên "Đông Nam Á huyền bí" đã chính thức ra mắt công chúng tại Rạp hát Quốc Môn ở thành phố Đông Hưng, thành phố cửa khẩu Trung Quốc.
H/A: Vâng. Chương trình ca múa nhạc này đã tái hiện nhiều điểm đến huyền bí ở Đông Nam Á, chẳng hạn, khi bản nhạc cổ điển du dương vang lên, ánh đèn chói lọi chiếu trên sân khấu, văn hóa Khmer của Cam-pu-chia có lịch sử nghìn năm đã "tỉnh giấc", nàng tiên trên những bức điêu khắc đá ở quần thể di tích Ăng-co đã "sống" trở lại và nhảy múa uyển chuyển nhờ công nghệ chụp ảnh toàn ảnh 3D.
D/H: Vâng. Chương trình ca múa nhạc này được đầu tư 15 triệu Nhân dân tệ, dàn dựng bằng công nghệ đa phương tiện chụp ảnh toàn ảnh. Qua chương trình này, người dân Trung Quốc không cần ra nước ngoài cũng cảm nhận được đặc sắc văn hóa Đông Nam Á.
H/A: Vâng. Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình hợp tác và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và ASEAN.
D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Hoạt động "Hành trình văn hóa Bắc Kinh – ASEAN" giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc tại Việt Nam.
H/A: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, Phó Thị trưởng thành phố Đông Hưng, Quảng Tây Lý Văn Siêu cho biết, những năm qua, người dân Trung Quốc đã dấy lên cơn sốt đi du lịch ở Đông Nam Á, mỗi năm có hơn 6 triệu lượt người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Đông Hưng.
H/A: Vâng. Điều này đã khiến nhiều doanh nhân Trung Quốc "ngửi" thấy cơ hội làm ăn, đồng loạt tiến vào thị trường ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc – ASEAN.
D/H: Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng tin Trung Quốc, ông Long Kỳ Sinh, Chủ tịch Hiệp hội nhà doanh nghiệp trẻ thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây cho biết, cùng với sự trỗi dậy của thị trường du lịch Trung Quốc và ASEAN, nhu cầu của thị trường ngành công nghiệp văn hóa hai bên ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc – ASEAN sẽ là "biển xanh".
H/A: Ông Long Kỳ Sinh cho biết, nhiều doanh nhân Trung Quốc đánh giá tích cực sự phát triển của ngành du lịch xuyên biên giới Trung Quốc – ASEAN, và từng bước đầu tư vốn và nhân lực, tăng tốc bố cục trên thị trường ngành công nghiệp văn hóa ASEAN.
D/H: Đúng vậy. Hôm biểu diễn thử chương trình ca múa nhạc "Đông Nam Á huyền bí", người phụ trách của hơn 200 hãng du lịch của Trung Quốc đã "xúm lại xem".
H/A: Vâng. Thực ra, chương trình ca múa nhạc "Đông Nam Á huyền bí" không phải là tác phẩm sân khấu đầu tiên Quảng Tây với điểm nhấn là văn hóa các dân tộc ASEAN.
D/H: Vâng. Ông Lý Văn Siêu cho biết, cuối năm 2016, kịch xiếc ảo dân tộc Choang đầu tiên của Quảng Tây mang tên "Bách Điểu Y" đã trình diễn tại Đông Hưng.
H/A: Vâng. Dự án ngành công nghiệp văn hóa – du lịch "Bách Điểu Y" cũng đang trong quá trình thực hiện, dự án này có thể đẩy mạnh giao lưu văn hóa và phát triển thương mại giữa hai nước Trung-Việt thông qua thúc đẩy hội nhập sâu giữa văn hóa dân tộc đặc sắc Quảng Tây với ngành du lịch biên giới Trung-Việt.
D/H: Những năm qua, hoạt động giao lưu trong lĩnh vực phát thanh, điện ảnh và truyền hình giữa Quảng Tây và các nước ASEAN diễn ra dồn dập. Theo số liệu từ Sở Văn hóa Quảng Tây, Quảng Tây hiện đã hợp tác làm nhiều phim truyền hình, phim tài liệu và điện ảnh thể hiện nguyên tố văn hóa Trung Quốc và ASEAN.
H/A: Vâng. Trong đó có các bộ phim như "Con đường Tơ lụa mới trên biển", "Trẻ em ở bờ sông", "Câu chuyện thời gian", "Tạm biệt, không hẹn gặp lại", v.v.
D/H: Tháng 5 năm 2015, bộ phim truyền hình "Tam Quốc diễn nghĩa" do Đài Phát thanh Nhân dân Quảng Tây phiên dịch đã chiếu tại Cam-pu-chia và Lào.
H/A: Cuối năm 2015, bộ phim đề tài đô thị Trung Quốc "Thanh niên Bắc Kinh" chiếu trên kênh 9 của Thái Lan, trở thành bộ phim truyền hình đề tài đô thị hiện đại Trung Quốc đầu tiên chiếu trên kênh của đài truyền hình dòng chính ở Thái Lan.
D/H: Biểu diễn thực cảnh non nước là một lĩnh vực quan trọng nữa trong hợp tác văn hóa Trung Quốc – ASEAN.
H/A: Vâng. Năm 2010, chương trình biểu diễn "Nụ cười Ăng-co" do ê-kíp sáng tạo đổi mới ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sáng tác đã đến với Cam-pu-chia, trở thành phép thử thành công về doanh nghiệp văn hóa Trung Quốc đi vào ASEAN.
D/H: Trước đó, khi trả lời phỏng vấn của phương tiện truyền thông, người sáng lập mô hình biểu diễn thực cảnh non nước Trung Quốc Mai Soái Nguyên cho biết, chương trình biểu diễn thực cảnh của Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn ở các nước ASEAN, ASEAN sẽ trở thành khởi điểm quan trọng của chương trình biểu diễn thực cảnh non nước Trung Quốc đi ra thị trường quốc tế.
H/A: Năm 2016, Công ty TNHH văn hóa Sơn Thủy Thịnh Điển của ông Mai Soái Nguyên và Công ty quản lý và biểu diễn văn hóa Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác về biểu diễn thực cảnh tại 5 thành phố của Việt Nam gồm Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Hội An và đảo Phú Quốc.
D/H: Vâng. Tháng 7 năm 2017, chương trình biểu diễn thực cảnh hợp tác Trung-Việt đầu tiên "Công chúa Huyền Trân" sẽ lần đầu tiên ra mắt tại Đà Nẵng, Việt Nam.
H/A: Người phụ trách Sở Văn hóa Quảng Tây cho biết, để xúc tiến hợp tác giữa ngành công nghiệp văn hóa Quảng Tây và ASEAN đi vào chiều sâu, Quảng Tây hiện đã khởi công xây dựng hơn 20 dự án văn hóa quan trọng về giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, và dự định đầu tư nguồn vốn khổng lồ xây dựng cơ sở ngành công nghiệp văn hóa trị giá hàng trăm tỷ Nhân dân tệ.
D/H: Năm 2017, Quảng T ây sẽ xây dựng mặt bằng hợp tác giao lưu ngành công nghiệp văn hóa, trù bị tổ chức các hoạt động như Triển lãm Văn hóa thuộc Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN năm 2017, Triển lãm trò chơi hoạt hình thuộc Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN năm 2017 và Liên hoan trò chơi hoạt hình Trung Quốc – ASEAN.
H/A: Vâng. Ngoài ra còn sẽ tổ chức các hoạt động như Diễn đàn Văn hóa Trung Quốc – ASEAN lần thứ 12, Tuần biểu diễn sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 5, Chương trình biểu diễn kịch hát truyền thống Trung Quốc – ASEAN, v.v.
D/H: Trên đây, Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Hợp tác giao lưu văn hóa Trung Quốc – ASEAN bước vào "mùa cao điểm".
H/A: Tiếp theo, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn về Hoạt động "Hành trình văn hóa Bắc Kinh – ASEAN" giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc tại Việt Nam.
D/H: Từ ngày 14-16/2, hoạt động "Hành trình văn hóa Bắc Kinh – ASEAN" mang theo nhiều di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc đã đi vào các trường đại học và cộng đồng dân cư ở Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
H/A: "Hành trình văn hóa Bắc Kinh – ASEAN" gồm 3 nội dung: biểu diễn di sản văn hóa phi vật thể, chế tác và trưng bày nghề thủ công thuộc di sản văn hóa phi vật thể, Triển lãm ảnh Bắc Kinh.
D/H: Vâng. Các tiết mục biểu diễn di sản văn hóa phi vật thể bao gồm xiếc miệng (nghệ thuật mô phỏng âm thanh bằng miệng), Cổ Thái Hý Pháp (một loại hình ảo thuật truyền thống), Côn Khúc và đổi mặt nạ, màn biểu diễn tuyệt vời đã nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt từ khán giả tại hiện trường.
H/A: Trong phần chế tác và trưng bày nghề thủ công thuộc di sản văn hóa phi vật thể đã giới thiệu các loại hình nghệ thuật như vẽ tranh trong lọ thủy tinh, mặt nạ màu bằng đất, cắt giấy trường phái Bắc Kinh, tết cỏ, vẽ tranh trên quả hồ lô, v.v. Sinh viên của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mở và Đại học Thủ đô đã tương tác với người kế thừa các di sản văn hóa phi vật thể, tìm hiểu nghề thủ công truyền thống Trung Quốc.
D/H: Vâng. Còn Triển lãm ảnh Bắc Kinh đã giới thiệu những thành quả xây dựng đô thị và cuộc sống của người dân Bắc Kinh.
H/A: Tại gian hàng giới thiệu nghệ thuật vẽ tranh trong lọ thủy tinh, nhiều sinh viên Việt Nam rất hiếu kỳ với nghệ thuật dùng bút lông đặc thù vẽ tranh trong lọ thủy tinh.
D/H: Người kế thừa nghệ thuật vẽ tranh trong lọ thủy tinh Lưu Văn Tĩnh cho biết, thông qua giao lưu khiến nhiều người Việt Nam hiểu nhiều hơn về di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, mong sau này tổ chức nhiều hơn hoạt động như vậy.
H/A: Tại gian hàng giới thiệu nghệ thuật cắt giấy, sinh viên khoa tiếng Trung năm thứ hai trường Đại học Mở Hà Nội Ôn Thị Mai đã cắt chữ song hỷ.
D/H: Chị Mai cho biết, trước kia không hiểu mấy về di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, thông qua hoạt động lần này chị đã hiểu nhiều hơn, mong được đi thăm Trung Quốc vào dịp nghỉ Đông.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |