260117/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, năm 2016, câu chuyện Trung Quốc, hình ảnh Trung Quốc và giai điệu Trung Quốc được giới thiệu theo lối biểu đạt "quốc tế hóa". Trung Quốc thể hiện lòng tự tin về văn hóa bằng nhịp bước vững vàng và mạnh mẽ.
H/A: Vâng. Năm 2016, phim nhựa và phim truyền hình được dày công phiên dịch, tác phẩm văn học "nguyên chất" đầy cuốn hút, kể lại nét đẹp văn hóa Trung Hoa bằng ngôn ngữ thế giới.
D/H: Qúy vị và các bạn thân mến, trước thềm Tết Đinh Dậu, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn những bộ phim nhựa và truyền hình cũng như tác phẩm văn học của Trung Quốc được dịch sang nhiều thứ tiếng rất được hoan nghênh ở nước ngoài.
H/A: Sau khi được biết thông tin bộ phim truyền hình Trung Quốc "Hoan Lạc Tụng" phần 2 đã khởi quay, chị Ngân ở Việt Nam rất vui và mong rằng sớm được xem phần 2.
D/H: Vâng. Chị Ngân cho biết, trong phim, các thành phố của Trung Quốc rất sầm uất, rất đẹp, lớp trẻ thân thiện, làm việc đầy nhiệt huyết.
H/A: Khán giả Việt Nam say mê phim nhựa và truyền hình Trung Quốc như chị Ngân không phải là ít. Bà Nguyễn Thị Vân 61 tuổi cũng thức thâu đêm xem bộ phim này do bị ảnh hưởng của con gái.
D/H: Vâng. Bà Vân cho biết, bộ phim "Hoan Lạc Tụng" có tiết tấu chậm đều, nội dung gần gũi và dễ hiểu, thích hợp với khán giả ở mọi lứa tuổi.
H/A: Vâng. Hùng Anh còn nhớ hồi thập niên 90 của thế kỷ 20, các bộ phim truyền hình Trung Quốc được phát sóng ở Việt Nam như "Khát vọng", "Tây Du Ký", "Hoàn Châu cách cách", v.v. là do 1-2 diễn viên lồng tiếng hoặc chỉ dùng cách tường thuật. Hiện nay tình hình đã khác hẳn, những bộ phim truyền hình được phát sóng ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được dày công dịch thuật và lồng tiếng.
D/H: Đúng vậy. Chẳng hạn, bộ phim "Thanh niên Bắc Kinh" do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Truyền hình Quảng Tây hợp tác phiên dịch và lồng tiếng được chiếu trên kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, cả thảy có hơn 50 người Việt Nam được mời tham gia phiên dịch và lồng tiếng.
H/A: Đúng vậy. Trong số những người tham gia lồng tiếng có ngôi sao điện ảnh và truyền hình, người dẫn chương trình, lưu học sinh Việt Nam ở Trung Quốc, v.v., họ đã thể hiện tâm trạng vui buồn giận hờn của thanh niên Bắc Kinh bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
D/H: Không chỉ ở châu Á, ở châu Phi xa xôi cũng có nhiều người hâm mộ tìm hiểu Trung Quốc qua các bộ phim nhựa và truyền hình, chia sẻ tâm trạng ly tán bi hoan của nhân vật trong phim.
H/A: Vâng. Qua kênh "Phim nhựa và truyền hình Trung Quốc" của Tập đoàn Star Times Trung Quốc, "Mùa giới thiệu phim nhựa và truyền hình Bắc Kinh tại châu Phi" đã diễn ra ba lần tại châu Phi, các bộ phim như "Cút đi! U quân", "Năm tháng vội vã", "Truy tìm người hoàn hảo", v.v. được dịch sang 7 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp, Swahili, v.v. và tập trung phát sóng tại châu Phi.
D/H: Nữ khán giả Kê-ni-a Mildred cùng con trai từng tiếp ê-kíp làm phim "Bác sĩ trẻ". Khi ê-kíp làm phim hỏi chị có đề nghị gì đối với bộ phim này, chị cho biết nên có phiên bản lồng tiếng bằng tiếng Anh hoặc Swahili. Không ngờ, một tuần sau, bộ phim này đã có phiên bản lồng tiếng Anh. Chị Mildred đã phải thốt lên rằng, quá tuyệt vời, hiệu quả làm việc rất cao.
H/A: Vâng. Giám đốc Đài Truyền hình Quốc gia Tan-da-ni-a Mu-xa-na cho biết, đối với người châu Phi, Trung Quốc ở rất xa, nhưng thông qua phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc, cảm thấy người Trung Quốc như ở ngay bên cạnh và chẳng khác gì chúng tôi, cũng có buồn phiền trong cuộc sống, cũng có ước mơ và sự theo đuổi như nhau, người châu Phi thích xem những câu chuyện như vậy.
D/H: Vâng. Để phim Trung Quốc đi ra nước ngoài, hợp tác làm phim với nước ngoài là một biện pháp hiệu qua, phương thức hợp tác đang từ chủ yếu là rót vốn chuyển sang hợp tác chuyên nghiệp.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, bộ phim "Công phu gấu trúc" phần 3 là do Hãng phim hoạt hình DreamWorks, Công ty cổ phần Điện ảnh Trung Quốc và Hãng phim hoạt hình DreamWorks Phương Đông phối hợp sản xuất trong 4 năm, ê-kíp làm phim Trung Quốc có thực lực lớn mạnh, khoảng 1/3 phim là được sản xuất ở Trung Quốc.
D/H: Cùng với hình thức quảng bá ở hải ngoại không ngừng được đổi mới, phim nhựa và truyền hình Trung Quốc đi ra nước ngoài vừa nhanh vừa chắc.
H/A: Vâng. Văn hóa Trung Quốc với đại diện là phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc đang nhanh chóng đi ra thế giới, ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
D/H: Ngoài phim nhựa và truyền hình của Trung Quốc đang dấy lên "cơn sốt Trung Quốc" ở nước ngoài ra, văn học Trung Quốc cũng hiện diện nhiều hơn trên trường quốc tế.
H/A: Năm 2016, nhà văn Trung Quốc chuyên viết cho thiếu nhi Tào Văn Hiên đoạt giải Văn học Anderson. Khi nhận giải thưởng tại Niu Di-lân, nhà văn đã nói một cách tự tin rằng: "Không còn nghi ngờ gì nữa, văn học thiếu nhi Trung Quốc giống như văn học Trung Quốc đã đạt trình độ thế giới".
D/H: Vâng. Thập niên 90 của thế kỷ 20, nhà văn Trung Quốc Kim Ba lần đầu tiên được đề cử cho giải Văn học Anderson, do thời gian chuẩn bị gấp gáp, chỉ có thể dịch một số trích đoạn tác phẩm sang tiếng Anh để cung cấp cho các thành viên hội đồng bình chọn.
H/A: Nhưng, hiện nay tình hình đã khác hẳn. Dưới sự thúc đẩy của Chương trình phiên dịch tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc, tác phẩm "Mái ngói đỏ", "Ngôi nhà cỏ" của nhà văn Tào Văn Hiên cũng như nhiều tác phẩm văn học đương đại xuất sắc Trung Quốc đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, mở ra cánh cửa sổ mới để thế giới tìm hiểu Trung Quốc.
D/H: Nhà văn Tào Văn Hiên cho biết, Chương trình phiên dịch tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc này đã mở ra một kênh cho tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc đi ra thế giới, những tác phẩm được hỗ trợ từ Chương trình này và đã phát hành ở nước ngoài sẽ cung cấp kinh nghiệm quý báu cho các tác phẩm tiếp theo được hỗ trợ của Chương trình này. Chỉ có kiên trì thực thi chương trình này, tác phẩm Trung Quốc mới được thế giới biết đến và chấp nhận dần.
H/A: Tổng Biên tập Tập đoàn xuất bản sách báo thiếu nhi Trung Quốc Trương Hiểu Nam cho biết, nhà xuất bản mời người Hoa sinh sống lâu năm ở nước ngoài, thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc và nước ngoài phụ trách dịch thuật, rồi lại mời chuyên gia nước ngoài hiệu đính, để "giữ tươi" tối đa cho câu chuyện Trung Quốc.
D/H: Câu chuyện "nguyên chất" trong tác phẩm của nhà văn Tào Văn Hiên đã nhận được sự đồng cảm của ông Rod Fee, thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xuất bản Eunoia. Ông cho biết, tác phẩm của nhà văn Tào Văn Hiên khiến ông nhớ lại những tác phẩm kinh điển đã đi cùng ông trong suốt quá trình trưởng thành, nhà văn dùng ngôn ngữ đẹp kể lại câu chuyện hấp dẫn, tác phẩm không chỉ liên quan tới Trung Quốc, mà liên quan tới toàn nhân loại.
H/A: Ngày 21/8/2016, tại Triển lãm Sách Thượng Hải, gần 1.000 "người hâm mộ" xếp hàng dài để chờ xin chữ ký của nhà văn Trung Quốc Lưu Từ Hân, nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Hugo, giải thưởng danh giá nhất thế giới dành cho văn học khoa học viễn tưởng.
D/H: Vâng. Cũng chính trong ngày đó, công tác xuất bản sê-ri tiểu thuyết "Tam Thể" phiên bản tiếng Anh của nhà văn Lưu Từ Hân đã cơ bản hoàn thành.
H/A: Công tác xuất bản sê-ri tiểu thuyết "Tam Thể" phiên bản tiếng Anh mất gần 4 năm, cả bộ phiên bản tiếng Anh có độ dày ngang bằng chiều cao của màn hình máy tính xách tay bình thường, từ đó đủ thấy công tác dịch thuật nặng nề đến mức nào.
D/H: Nhóm dịch giả phụ trách dịch tác phẩm "Tam Thể" gồm người Mỹ gốc Hoa, nhà văn khoa học viễn tưởng Lưu Vũ Côn và bạn đọc hâm mộ tác phẩm khoa học viễn tưởng Trung Quốc lâu năm Jeol Martinsen, hai người đều có sự hiểu biết và trải nghiệm sâu sắc đối với văn hóa Trung Quốc và phương Tây.
H/A: Nhờ trình độ dịch thuật cao siêu của hai dịch giả, sê-ri tiểu thuyết "Tam Thể" phiên bản tiếng Anh đã nhận được sự hoan nghênh chưa từng có kể từ khi ra mắt bạn đọc, lượng tiêu thụ tăng liên tục, từ đó, tiếng tăm của văn học khoa học viễn tưởng Trung Quốc trên trường quốc tế đã được nâng cao.
D/H: Phó Tổng Biên tập tạp chí "Thế giới Khoa học viễn tưởng" Diêu Hải Quân cho rằng, tiểu thuyết "Tam Thể" được phiên dịch qua kênh chuyên nghiệp, đã bắc nhịp cầu cho tác phẩm khoa học viễn tưởng Trung Quốc kết nối với thế giới.
H/A: Tác phẩm của các nhà văn đương đại Trung Quốc như Tào Văn Hiên, Lưu Từ Hân, Mạch Gia, Chu Đại Tân, Cách Phi, Giả Bình Ao, Từ Tắc Thần, v.v. đều nhờ kênh phiên dịch chuyên nghiệp có được tiếng tăm trên trường quốc tế, bạn đọc được hiểu biết Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc qua tác phẩm dịch thuật.
D/H: Văn học Trung Quốc được thế giới công nhận, đóng góp của đội ngũ dịch giả tài năng rất đáng ghi nhận, nhưng không thể tách rời thổ nhưỡng sáng tác và bản thân tác phẩm.
H/A: Vâng. Nhà văn Tào Văn Hiên cho biết, văn học trước tiên đòi hỏi tính văn học và tính nghệ thuật đạt trình độ cao, như vậy mới có thể giúp tác phẩm vượt qua sự ràng buộc về thời gian và không gian. Đối với nhà văn, bối cảnh là Trung Quốc, tác phẩm của nhà văn là độc đáo, chỉ xảy ra ở Trung Quốc, nhưng chủ đề của tác phẩm liên quan tới toàn nhân loại. Đây là lý do quan trọng nhất giúp nhà văn đoạt giải thưởng tầm cỡ thế giới.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |