151216/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, Ma-lai-xi-a là một quốc gia quan trọng trên dọc tuyến "Một vành đai, một con đường". Đại học Hạ Môn nổi tiếng của Trung Quốc đã xây dựng phân hiệu tại Ma-lai-xi-a.
H/A: Vâng. Đây là phân hiệu đầu tiên của trường đại học trọng điểm Trung Quốc tại nước ngoài. Trường này nằm gần sân bay quốc tế ở Cu-a-la Lăm-pơ, xung quanh là rừng cọ bạt ngàn, nhìn từ xa, ngôi trường giống như một viên ngọc sáng bóng được khảm bởi rừng cọ và biển xanh.
D/H: Vâng. Phân hiệu này rộng 10 héc-ta, phong cách kiến trúc giống như trường ở Hạ Môn.
H/A: Vâng. Công trình giai đoạn 1 hiện đã khánh thành và đi vào hoạt động, dành cho hơn 1.300 sinh viên tuyển sinh đợt đầu năm nay sử dụng.
D/H: Vâng. Công trình giai đoạn 2 đang trong quá trình thi công, dự kiến khánh thành vào mùa Xuân sang năm. Đến lúc đó, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp sẽ đích thân đến trường tham dự lễ cắt băng thành lập phân hiệu này.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Phân hiệu Đại học Hạ Môn tại Ma-lai-xi-a tìm tòi con đường quốc tế hóa giáo dục, hội nhập văn hóa đa nguyên là bước đi đầu tiên.
D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Bảng xếp hạng các trường đại học theo tuyển dụng toàn cầu năm 2016.
H/A: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
D/H: Về lý do lựa chọn theo học ở phân hiệu Đại học Hạ Môn tại Ma-lai-xi-a, sinh viên Ma-lai-xi-a Hoàng Tử Vi cho biết, không phải đi học xa nhà và được theo học một trường đại học trọng điểm của Trung Quốc, hơn nữa bằng tốt nghiệp được Chính phủ hai nước công nhận, chính những điểm này đã thu hút chị.
H/A: Vâng. Chị Hoàng Tử Vi cho biết, trường có môi trường rất tốt, điều kiện ký túc xá cũng tuyệt vời, dù phòng một người hay phòng hai người đều có điều hòa, có buồng tắm riêng, rất dễ chịu.
D/H: Hiệu trưởng Vương Thụy Phương cho phóng viên biết, khi mở trường học, điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên và thiết kế các chuyên ngành.
H/A: Vâng. Kể từ năm 2011, Đại học Hạ Môn đã tiến hành rất nhiều điều tra và nghiên cứu tiền kỳ, kết hợp các chuyên ngành mà trường đạt trình độ chuyên sâu với nhu cầu của địa phương Ma-lai-xi-a.
D/H: Vâng. Phân hiệu hiện có 13 chuyên ngành, chuyên ngành được sinh viên hoan nghênh nhất là chuyên ngành mang nguyên tố Trung Quốc như Trung văn và Trung y dược, ngoài ra, chuyên ngành kinh doanh cũng có tỷ lệ tuyển sinh cao.
H/A: Ông Vương Thụy Phương cho biết, xét từ tình hình tuyển sinh năm nay, điều bất ngờ là tình hình rất lạc quan, dự kiến sau 4-5 năm, số lượng sinh viên bao gồm các hệ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở trường sẽ đạt 5.000 người, sau 8-10 năm số lượng sinh viên ở trường sẽ lên tới 10.000 người.
D/H: Sinh viên Ma-lai-xi-a Trần Kinh Úy học chuyên ngành năng lượng mới và được trao học bổng vì có thành tích xuất sắc, chị là người gốc Hoa thế hệ thứ 4.
H/A: Về lý do lựa chọn theo học ở phân hiệu Đại học Hạ Môn, chị cho biết, một là, phân hiệu có đội ngũ giáo viên có thực lực mạnh, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhiều giáo viên có kinh nghiệm làm việc hoặc nghiên cứu học thuật ở các nước châu Âu hoặc Mỹ; hai là, các trường đại học ở Ma-lai-xi-a đều không có chuyên ngành năng lượng mới, chị cho rằng chuyên ngành này có triển vọng rất tốt.
D/H: Phân hiệu hiện có 1/3 giáo viên đến từ trường Đại học Hạ Môn, đều từng lưu học ở nước ngoài, 50-60 giáo viên còn lại là giáo viên Ma-lai-xi-a, đa số có kinh nghiệm giảng dạy ở nước ngoài.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, Phó Giáo sư Vương Trung Lý dạy môn Toán là người Ma-lai-xi-a, trước đó làm ở trường Đại học Oklahoma Mỹ, tháng 3 năm nay bắt đầu giảng dạy ở phân hiệu theo lời mời.
D/H: Vâng. Phó Giáo sư cho biết, sau khi đến làm ở phân hiệu, ông phát hiện công tác quản lý của trường Đại học Hạ Môn rất nghiêm ngặt và đạt trình độ cao.
H/A: Vâng. Phó Giáo sư cho biết sẵn sàng làm việc ở quê nhà, phân hiệu này có thể mang lại nhiều điều lợi cho cả Ma-lai-xi-a lẫn Trung Quốc. Phân hiệu có tiềm năng phát triển rất lớn.
D/H: Vâng. Trong Tuyên bố báo chí chung giữa Chính phủ Trung Quốc và Ma-lai-xi-a, phân hiệu Đại học Hạ Môn tại Ma-lai-xi-a được đánh giá là "cột mốc mới trong hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước".
H/A: Vâng. Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp cũng từng đánh giá phân hiệu này là "hình mẫu cực tốt thể hiện quan hệ hai nước Ma-lai-xi-a – Trung Quốc".
D/H: Vâng. Ma-lai-xi-a mong phân hiệu này trở thành lực lượng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, và đã quy hoạch các mảnh đất dùng để khai thác bất động sản và dùng vào mục đích kinh doanh, giá đất xung quanh hiện đã bắt đầu tăng.
H/A: Ông Vương Thụy Phương cho biết, nhiều trường đại học phương Tây cũng mở phân hiệu tại Ma-lai-xi-a, nhưng đa số là vì mục đích kiếm tiền.
D/H: Vâng. Bên cạnh đó, phân hiệu Đại học Hạ Môn được định vị là đại học tầm cỡ quốc tế nhằm hội nhập văn hóa đa nguyên, tôn chỉ là "nghiên cứu học vấn chuyên sâu, đào tạo nhân tài chuyên môn, tôn vinh văn hóa thế giới".
H/A: Ông Vương Thụy Phương còn cho biết, nếu trong thời gian tới, trường hoạt động hiệu quả, thì sẽ tái đầu tư để tiếp tục phát triển và xây dựng trường.
D/H: Hiện nay, thực lực kinh tế và văn hóa của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, có sức cuốn hút ngày càng lớn đối với các nước xung quanh. Ông Vương Thụy Phương mong mọi người sẽ đánh giá phân hiệu Đại học Hạ Môn là "trường đại học đẳng cấp quốc tế do người Trung Quốc sáng lập".
H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Phân hiệu Đại học Hạ Môn tại Ma-lai-xi-a tìm tòi con đường quốc tế hóa giáo dục.
D/H: Tiếp theo Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Bảng xếp hạng các trường đại học theo tuyển dụng toàn cầu năm 2016.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, ngày 16/11, tờ "Phụ trương Giáo dục Đại học báo Times" của Anh đã công bố Bảng xếp hạng các trường đại học theo tuyển dụng toàn cầu năm 2016, Học viện Công nghệ Ca-li-pho-ni-a Mỹ thay thế Đại học Harvard đứng đầu bảng.
D/H: Trung Quốc có 14 trường đại học có mặt trong Top150 của bảng xếp hạng này. Trong đó, Đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Công xếp thứ 13 trên toàn cầu, thứ 2 ở châu Á; Đại học Bắc Kinh xếp thứ 17 trên toàn cầu, thứ 4 ở châu Á; Đại học Phục Đán xếp thứ 37 trên toàn cầu.
H/A: Vâng. Các trường đại học Trung Quốc có mặt trong Top150 của bảng xếp hạng này còn có: Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Thanh Hoa, Đại học Khoa học Kỹ thuật Đài Loan, Đại học Hồng Công, Đại học Trung văn Hồng Công, Đại học Chiết Giang, Đại học Nam Kinh, Đại học Đài Loan, Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, Đại học Đô thị Hồng Công và Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan.
D/H: Vâng. Tin cho biết, Công ty Emerging đã tiến hành điều tra trực tuyến đối với 2.500 giám đốc nguồn nhân lực và 3.500 nhân viên quản lý của các doanh nghiệp ở hơn 20 nước, tìm hiểu họ coi trọng nhất kỹ năng gì khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.
H/A: Các công ty được hỏi đều có 5.000 nhân viên trở lên, hơn nữa mỗi năm đều tuyển dụng hơn 50 sinh viên tốt nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy, năng lực trao đổi và năng lực thích ứng là kỹ năng then chốt được các công ty lớn coi trọng nhất.
D/H: Trong Bảng xếp hạng các trường đại học theo tuyển dụng toàn cầu năm 2016, các trường có mặt trong Top10 là: Học viện Công nghệ Ca-li-pho-ni-a, Học viện Công nghệ Ma-xa-chu-xét, Đại học Harvard, Đại học Cambridge, Đại học Stanford, Đại học Yale, Đại học Oxford, Đại học Kỹ thuật Mu-ních, Đại học Princeton và Đại học Tô-ky-ô.
H/A: Theo báo cáo, các công ty cho rằng sự từng trải cá nhân, năng lực chuyên ngành, năng lực ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa của sinh viên là các nhân tố quan trọng.
D/H: Vâng. Theo các công ty, "năng lực tìm kiếm việc làm" bao gồm năng lực và thái độ làm việc, năng lực sẵn sàng bắt tay vào việc, năng lực tìm được việc làm.
H/A: Về câu hỏi "Sinh viên tốt nghiệp của nước nào thích hợp tuyển dụng nhất", các công ty nghiêng về tuyển dụng sinh viên các nước gồm Mỹ, Đức, Anh, Ca-na-đa, Trung Quốc, Pháp, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |