171116/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, từ ngày 7-8/11, Hội nghị Văn học chữ Hán thế giới lần thứ 2 đã diễn ra tại Bắc Kinh.
H/A: Vâng. Gần 300 nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán của Trung Quốc và các nước đã sum họp tại Bắc Kinh, cùng thảo luận việc kế thừa và phát triển văn học chữ Hán, nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa ưu tú Trung Hoa trên thế giới.
D/H: Nhà thơ nổi tiếng đương đại Trung Quốc Bắc Đảo nói: "Hán ngữ là hành trang duy nhất của tôi". Nhà thơ cho rằng Hán ngữ là thứ mình luôn mang theo và quý trọng nhất.
H/A: Vâng. Các nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán ở nước ngoài cũng có quan điểm tương tự. Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng họ không vì khoảng cách mà thờ ơ, lãnh đạm trong việc liên hệ với quê hương.
D/H: Đúng vậy. Giống như huyết thống phương Đông chảy trong dòng máu, gen văn hóa của các nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán cũng bám rễ vào nền văn minh Trung Hoa với bề dày hơn 5000 năm.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Từ manh nha đến thu hoạch, văn học chữ Hán ở hải ngoại bước lên đỉnh cao văn hóa thế giới.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, nhân sĩ nổi tiếng trong giới văn học Nhiêu Bồng Tử từng trình bày đặc điểm độc đáo của văn học chữ Hán ở hải ngoại như sau: "Đối với bản xứ, văn học chữ Hán ở hải ngoại có góc nhìn độc đáo; trên văn đàn thế giới, nó lại có đặc trưng dân tộc không 'giũ bỏ' được".
H/A: Vâng. Chính vì các nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán có sự va chạm giữa gen văn hóa quê hương với từng trải nơi đất khách quê người, đã thúc đẩy hình thành và phát triển văn học chữ Hán ở hải ngoại.
D/H: Thời kỳ đầu, các tác phẩm văn học chữ Hán ở hải ngoại chứa chan tình cảm "nhớ quê hương". Dưới ngòi bút của các nhà văn, nội dung tác phẩm chủ yếu là nỗi nhớ quê hương tha thiết, những vất vả gian nan khi lập nghiệp ở nước ngoài, những thắc mắc về xung đột văn hóa của những người sinh sống ở nơi đất khách quê người.
H/A: Hiện nay, cùng với giao thông và viễn thông ngày một nhanh tiện, nỗi nhớ quê hương cũng vợi dần, "nỗi nhớ quê hương" đã không còn là chủ đề duy nhất dưới ngòi bút của các nhà văn sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại.
D/H: Vâng. Câu chuyện của họ vượt vùng miền và sắc tộc, phản ánh cả thế giới, miêu tả sâu sắc hơn về xã hội, nhân tình thế thái.
H/A: Chúng ta lấy nhà văn Nghiêm Ca Linh cư trú ở Mỹ làm ví dụ. Qua các bộ tiểu thuyết như "Thiên Dục", "Phù Tang", nhà văn Nghiêm Ca Linh thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và ý thức phê bình đối với nhân tình thế thái phức tạp.
D/H: Một ví dụ nữa, nhà văn Trương Linh được nhà văn Mạc Ngôn đánh giá là "Có khả năng lồng ghép một cách khéo léo câu chuyện Trung Quốc với câu chuyện nước ngoài", tác phẩm của nhà văn Trương Linh như "Vọng nguyệt", "Bờ bên kia giao thoa" thể hiện một cách sinh động ý vị văn học là vượt qua xung đột văn hóa, tìm kiếm điểm chung về tư tưởng.
H/A: Bà Trần Khiêm, nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán ở Mỹ từng nói, đối với một người quyết định rời khỏi quê hương đi khám phá thế giới mà nói, "nỗi nhớ quê hương" được vợi bớt là chuyện tích cực, cho thấy họ bắt đầu hòa mình vào môi trường mới, phát hiện cái đẹp mới bằng tâm hồn rộng mở hơn.
D/H: Sau khi sống ở nước ngoài, sự trải nghiệm về xuyên văn hóa và tầm nhìn thế giới đã vun đắp mảnh vườn văn hóa phì nhiêu cho các nhà văn sáng tác văn học bằng chữ Hán.
H/A: Vâng. Cũng chính vì vậy, văn học chữ Hán ở hải ngoại được nhiều người gửi gắm nhiều mong đợi hơn.
D/H: Từng có nhà bình luận cho rằng, các nhà văn sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại không bị tác động bởi mô hình sáng tác văn học dòng chính ở Trung Quốc, sáng tác tự do hơn, có góc nhìn độc đáo, khả năng tác phẩm của họ được văn đàn thế giới công nhận và được trao giải thưởng quốc tế cao hơn.
H/A: Những tác phẩm văn học chữ Hán ở nước ngoài cũng rất được thị trường bản quyền Trung Quốc và nước ngoài yêu thích. Chẳng hạn, cuốn "Kim Sơn" của nhà văn Trương Linh đã ký hợp đồng xuất bản với nhà đại lý bản quyền của nhiều nước.
D/H: Vâng. Chẳng hạn, cuốn "Con gái đói bụng" của nhà văn Hồng Ảnh đã được xuất bản bằng hơn 30 thứ tiếng, và được trao "Giải Văn học Rô-ma" của I-ta-li-a.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, nhà văn Nghiêm Ca Linh mỗi lần có tác phẩm mới ra mắt bạn đọc, luôn thu hút sự quan tâm rộng khắp và dấy lên cơn sốt thảo luận ở Trung Quốc, nhiều tác phẩm của nhà văn đã được đạo diễn làm thành phim chiếu trên màn bạc.
D/H: Điều rất thú vị là 3 nhà văn mà Hùng Anh và Duy Hoa vừa kể trên đều là nhà văn nữ.
H/A: Vâng. Nhìn chung, trên văn đàn thế giới, dường như luôn là nhà văn nam dẫn đầu. Nhưng, trên văn đàn văn học chữ Hán trên thế giới lại ngược lại, nhà văn nữ chiếm đa số.
D/H: Đúng vậy. Các nhà văn như Nghiêm Ca Linh, Trương Linh, Hồng Ảnh, Trần Khiêm, v.v. không chỉ là con gái, người vợ, người mẹ, mà còn là nhà thơ, nhà văn.
H/A: Những nhà văn nữ này đã miêu tả các chi tiết trong cuộc sống ở hải ngoại bằng cái nhìn tinh tế. Họ theo đuổi văn học suốt cuộc đời, "nuôi dưỡng", hun đúc bạn đọc bằng các tác phẩm văn học.
D/H: Ngày 8/11, tại Diễn đàn về nữ giới sáng tác văn học, một trong những nội dung của Hội nghị Văn học chữ Hán thế giới lần thứ 2, tác giả và học giả đến từ khắp nơi trên thế giới đã thảo luận hiện tượng đặc biệt này.
H/A: Nhà văn sáng tác văn học chữ Hán và nhà bình luận sống ở Mỹ Trần Thụy Linh cho biết, nữ giới bẩm sinh rất nhạy cảm với môi trường sống, các nữ nhà văn sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại có thể cảm nhận được ngay sự tác động về văn hóa đến từ nơi đất khách quê người.
D/H: Vâng. Theo bà Trần Thụy Linh, các sự kiện, xung đột, mâu thuẫn, nỗi đau, niềm vui và suy ngẫm dưới ngòi bút của các nhà văn nữ đều mang theo dấu vết và góc nhìn của họ.
H/A: Vâng. Bà Trần Thụy Linh cho rằng, đặc điểm lớn nhất trong tác phẩm của nữ nhà văn sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại là coi trọng ý nghĩa nguồn gốc của "con người", suy ngẫm con người sống như thế nào, đối mặt với khó khăn ra sao.
D/H: Cuốn tiểu thuyết "Vô Cùng Kính" của nhà văn nữ gốc Hoa sinh sống ở Mỹ Trần Khiêm là ví dụ điển hình. Tiểu thuyết này đã kể lại cuộc sống thường ngày và quá trình theo đuổi ước mơ có vui buồn lẫn lộn của người Hoa lập nghiệp ở Thung lũng Silicon.
H/A: Nhà văn nữ Trần Khiêm cho biết, bà không thích lối viết vĩ mô, bà tin chắc rằng một hạt cát cũng có thế giới của mình, một sự việc rất nhỏ cũng có thể phản ánh bản chất của thế giới.
D/H: Từ "văn học kể lại vết thương ở hải ngoại" đến "văn học của người di cư mới", nỗi nhớ quê hương của các nhà văn nữ sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại đã được cô đọng bằng từng dòng chữ Hán.
H/A: Hiện nay, tâm trạng tự ti khi phải sống nơi đất khách quê người đã vợi dần, các nhà văn nữ sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại cũng dần thoát khỏi tâm trạng nhớ quê hương truyền thống, bắt đầu đi lại tự do hơn giữa "quê hương" và "đất khách".
D/H: Bà Trần Thụy Linh cho biết, "Ra đi cũng là một cách về nhà". Theo bà, các nhà văn nữ sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại đứng giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, quan sát quê hương với thái độ bình tĩnh, mong kể lại câu chuyện Trung Quốc từ góc độ mới.
H/A: Cuốn tiểu thuyết "Dư chấn" của nhà văn nữ Trương Linh sống ở Ca-na-đa chính là tác phẩm như vậy, chan chứa tình thương và thấm đẫm nước mắt, sau đó tiểu thuyết này đã được đạo diễn Phùng Tiểu Cương làm thành bộ phim "Đường Sơn đại địa chấn".
D/H: Ông Đới Quán Thanh, Chủ tịch Hội nhà văn thành phố Tuyền Châu, người đánh giá và phát biểu tại diễn đàn này cho rằng, tác phẩm của các nhà văn nữ ở hải ngoại hiện nay đã vượt qua những câu chuyện về nữ giới, mà lên tới đỉnh cao là sự theo đuổi cuộc sống và mối quan tâm đối với toàn nhân loại.
H/A: Vâng. Đề tài sáng tác cũng bao dung hơn, liên quan tới nhiều mặt như xã hội, pháp luật, chính trị, môi trường sinh thái, khoa học-công nghệ, v.v.
D/H: Điều này đã khiến không gian cùng hưởng về đọc sách được mở rộng hơn, có thể thu hút bạn đọc các sắc tộc và có bối cảnh văn hóa khác nhau.
H/A: Do rào cản về ngôn ngữ, ít có nhà văn sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại thu hút được sự quan tâm và đứng vững trên văn đàn châu Âu và Mỹ. Nhưng, theo nhà văn nữ Hồng Ảnh sống ở Anh, văn học không phân biệt khu vực và quốc gia, chỉ cần là tác phẩm thực sự xuất sắc, thì có thể thu hút bạn đọc của bất cứ nước nào.
D/H: Nhà văn Hồng Ảnh cho biết, một loạt tác phẩm của các nhà văn sáng tác văn học chữ Hán đã được xuất bản ở nước ngoài, nhu cầu của văn đàn châu Âu và Mỹ đối với văn học chữ Hán đã ngày càng lớn. Trước kia có lẽ một năm chỉ phiên dịch 8-9 tác phẩm chữ Hán, nhưng hiện nay con số này đã tăng gấp nhiều lần.
H/A: Nhưng, nhà văn Hồng Ảnh đồng thời khẳng định, ở nước ngoài, văn học chữ Hán vẫn thuộc văn học sắc tộc thiểu số khá yếu thế. Lượng tác phẩm được phiên dịch và trao giải thưởng văn học có tầm ảnh hưởng thế giới vẫn không nhiều. Các nhà văn nữ xung phong trên tuyến đầu văn đàn văn học chữ Hán ở nước ngoài vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn.
D/H: Nhưng, cùng với số người Trung Quốc di cư ở nước ngoài gia tăng, xuất hiện càng nhiều nhà văn xuất sắc sáng tác văn học chữ Hán ở hải ngoại, tác phẩm văn học chữ Hán đang lọt vào tầm mắt của bạn đọc khắp nơi trên thế giới, khiến văn học ngưng tụ bằng chữ vuông có được nhiều tri âm hơn.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |