131016/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, năm ngoái, bộ phim "Tây Du Ký: Đại thánh trở về" đạt doanh thu phòng vé 956 triệu Nhân dân tệ, lập mức kỷ lục về doanh thu phòng vé của phim hoạt hình do Trung Quốc sản xuất.
H/A: Vâng. Tháng 7 năm nay, bộ phim "Đại ngư hải đường" đạt doanh thu phòng vé 74,6 triệu Nhân dân tệ vào ngày công chiếu đầu tiên, một lần nữa lập mức kỷ lục về doanh thu phòng vé vào ngày công chiếu đầu tiên của bộ phim hoạt hình do Trung Quốc sản xuất.
D/H: Vâng. Kể từ năm 2006, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu dốc sức hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp hoạt hình.
H/A: Trong gần 10 năm qua, ngành công nghiệp hoạt hình của Trung Quốc đã thu được tiến bộ to lớn, sáng tác hoạt hình ngày càng sôi động, chuỗi ngành công nghiệp hoạt hình ngày càng hoàn chỉnh, thị trường ngày càng phồn vinh.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu về ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc phát triển nhanh chóng, bước vào thời đại thức tỉnh ý thức văn hóa.
H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu về chuyên gia truy tìm nguồn gốc văn hóa tô-tem Trung Quốc: Gấu là thần tô-tem ở khu vực Đông Á đại lục cổ đại.
D/H: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, tại Liên hoan truyện tranh quốc tế Trung Quốc lần thứ 9, nhà sản xuất phim "Đại ngư hải đường" Trần Khiết cho biết, ê-kíp làm phim đã mất 12 năm để hoàn thành bộ phim này.
D/H: Vâng. Bộ phim này có khoảng 150 nghìn bức tranh gốc, bản gốc vẽ bằng tay chứa đầy 15 thùng giấy, gần 4.000 người hâm mộ đã tham gia góp vốn làm phim này.
H/A: Bộ phim "Tây Du Ký: Đại thánh trở về" và "Đại ngư hải đường" chỉ là những phim đại diện mới nhất trong hàng loạt phim hoạt hình Trung Quốc đã thu được thành công.
D/H: Vâng. Trước đó, nhiều phim hoạt hình như "Cừu non và sói xám", "Gấu Boonie", "10 vạn câu chuyện cười nhạo", v.v. đều được đánh giá cao và đạt doanh thu phòng vé đáng kể.
H/A: Vâng. Năm ngoái, bộ phim "Tróc yêu ký" kết hợp cả người thật với hoạt hình đã đạt doanh thu phòng vé hơn 2,4 tỷ Nhân dân tệ, trở thành bộ phim đứng đầu Bảng xếp hạng doanh thu phòng vé của các bộ phim do Trung Quốc sản xuất.
D/H: Số liệu thống kê liên quan cho thấy, năm ngoái, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc đã vượt 110 tỷ Nhân dân tệ, tỷ lệ tăng trưởng cả năm đạt 20%, dự kiến giá trị sản xuất của ngành có triển vọng lên tới hơn 140 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2017.
H/A: Liên hoan truyện tranh quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 bế mạc vào ngày 5/10 là ngày lễ ngành công nghiệp hoạt hình và trò chơi hoạt hình có quy mô lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
D/H: Vâng. Theo thống kê, tổng kim ngạch các giao dịch đã và có tiềm năng đạt được thỏa thuận tại liên hoan lần này đạt hơn 6 tỷ 893 triệu Nhân dân tệ.
H/A: Ngành công nghiệp hoạt hình của Trung Quốc bắt đầu nhận được sự quan tâm của thị trường vốn. Ông Tiêu Minh Lượng, người phụ trách nghiên cứu ngành truyền thông của Phòng nghiên cứu chứng khoán Hằng Sinh thuộc Công ty cổ phần chứng khoán Quảng Châu cho biết, vốn đầu tư của thị trường vốn Trung Quốc vào ngành công nghiệp hoạt hình đã tăng rõ rệt.
D/H: Vâng. Năm 2014 có 30 dự án ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc thực hiện huy động vốn từ thị trường vốn, năm 2015, con số này lên tới 80 dự án. Gần một năm qua, đã có hơn 6 hãng sản xuất hoạt hình nhận được vốn đầu tư hơn 100 triệu Nhân dân tệ.
H/A: Vâng. Nguồn vốn đầu tư cũng trở nên đa dạng hơn. Ngoài ra, hơn 50 hãng sản xuất hoạt hình đã niêm yết tại thị trường chứng khoán Trung Quốc.
D/H: Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc, tác phẩm hoạt hình của Trung Quốc cũng bắt đầu thoát khỏi mô phỏng tác phẩm hoạt hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, tác phẩm mang đậm bản sắc, đặc điểm Trung Quốc cũng ngày càng nhiều thêm.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, trong các tác phẩm truyện tranh "Trường ca hành" của hoạ sĩ Hạ Đạt, người đoạt giải Kim Long, giải thưởng truyện tranh Trung Quốc, truyện tranh "Chú bé hướng dương" của họa sĩ Nhiếp Tuấn, giá trị quan và nhân tình thế sự trong những bộ truyện tranh này đều hoàn toàn là của Trung Quốc.
D/H: Vâng. Chẳng hạn, cốt truyện "Tây Du Ký: Đại thánh trở về" đến từ cổ tích Trung Quốc, tuy học tập công nghệ sản xuất phim và phương pháp tự sự từ Hô-li-út, Mỹ, nhưng thế giới quan thể hiện trong phim và mỗi động tác của nhân vật đều mang đậm phong cách Trung Quốc.
H/A: Vâng. Cảm hứng sáng tác bộ phim "Đại ngư hải đường" đến từ sự tưởng tượng lãng mạn và biểu đạt của nhà triết học cổ đại Trung Quốc Trang Tử đối với thời gian, tự do và làm theo xu thế trong tác phẩm "Tiêu dao du".
D/H: Năm ngoái, Công ty Truyền thông Enlight, công ty văn hóa Trung Quốc nổi tiếng đã thành lập Hãng phim Coloroom, lần đầu tiên giới thiệu 22 bộ phim hoạt hình và 18 dự án sở hữu trí tuệ cho phép chuyển thể thành phim và trò chơi điện tử.
H/A: Vâng. Trong đó bao gồm những bộ phim hoạt hình có cốt truyện từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, và được sản xuất từ góc độ và hình thức hoàn toàn mới như "Đại thánh náo thiên cung", "Vùng biển sâu", "Na Tra", "Khương Tử Nha", v.v.
D/H: Ông Đinh Lượng, chuyên gia hoạt hình, Phó Tổng Giám đốc cao cấp Tập đoàn khoa học-công nghệ văn hóa Fanta Hoa Cường cho rằng, ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc đã trải qua giai đoạn tiền thương mại hóa, giai đoạn mô hình sản xuất dựa trên thương hiệu của đối tác (OEM), giai đoạn thức tỉnh ý thức thương mại tiêu biểu với bộ phim "Cừu non và sói xám", "Gấu Boonie", và hiện nay đã bước vào giai đoạn thức tỉnh ý thức văn hóa tiêu biểu với bộ phim "Tây Du Ký: Đại thánh trở về", "Đại ngư hải đường".
H/A: Theo ông Đinh Lượng, giai đoạn hiện nay là giai đoạn trỗi dậy của các tác phẩm hoạt hình mang đậm phong cách dân tộc. Khác với hồi sản xuất phim hoạt hình "Đại náo thiên cung" trong thập niên 60 thế kỷ 20, giai đoạn này hoàn toàn là kết quả của hoạt động thị trường.
D/H: Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của tác phẩm hoạt hình Trung Quốc trên thế giới vẫn tương đối yếu, số lượng tác phẩm xuất sắc mang đậm phong cách dân tộc còn chưa nhiều.
H/A: Theo ông Kim Thành, Chủ tịch Hiệp hội nghệ sĩ hoạt hình tỉnh Quảng Đông, trong tương lai, tác phẩm hoạt hình của Trung Quốc cần bám sát đời sống của người dân hơn, trên cơ sở thâu tóm hết, dùng tư duy người Trung Quốc biểu đạt thế giới quan và cảnh giới tinh thần của người Trung Quốc.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình phát triển ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc.
H/A: Sau đây, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu chuyên gia truy tìm nguồn gốc văn hóa tô-tem Trung Quốc, phát hiện gấu là thần tô-tem ở khu vực Đông Á đại lục cổ đại.
D/H: Tại buổi nói chuyện ở Thư viện Thượng Hải diễn ra vào ngày 7/10, ông Diệp Thư Hiến, Giáo sư Viện Nghiên cứu Văn học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghiên cứu thần thoại Trung Quốc cho biết, người Trung Quốc tự xưng là "truyền nhân của rồng", nhưng thực ra thời cổ đại không có cách nói này. Vì gấu mới là thần tô-tem ở khu vực Đông Á đại lục cổ đại.
H/A: Giáo sư Diệp Thư Hiến cho biết, phát hiện mang tính "long trời lở đất" này dựa trên "văn học, nhân loại học và bốn chứng cứ", bao gồm văn hiến, văn tự khai quật được, tác phẩm truyền miệng và di sản văn hóa phi vật thể, cổ vật và hình vẽ.
D/H: Theo Giáo sư Diệp Thư Hiến, quan niệm về gấu trong hiện đại khác hẳn với cổ đại. Trong thần thoại Hoa Hạ, thần tô-tem chiếm giữ vị trí trung tâm là gấu.
H/A: Vâng. Trong thời kỳ nước Sở, khi đăng quang, tất cả các vị vua nước Sở đều được tôn vinh là "Hùng Vương", Tư Mã Thiên cả thảy ghi lại nước Sở có hơn 20 vị "Hùng Vương". Điều cần giải thích là, chữ "hùng" là tên gọi "gấu" trong tiếng Trung.
D/H: Vâng. Kết quả khảo cổ những ngôi mộ thời kỳ Ngụy-Tấn ở khu vực phía tây hành lang Hà Tây phát hiện, có nhiều hình vẽ con gấu trong mộ.
H/A: Vâng. Trong di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc có tô-tem gấu làm bằng da cá của dân tộc Hô-chê được sưu tầm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D/H: Vâng. Thực ra, Trung Quốc có văn hóa tô-tem chuyên sâu, ngoài tô-tem động vật như gấu ra, còn có tô-tem thực vật, tô-tem con số, tô-tem văn tự, v.v.
H/A: Giáo sư Diệp Thư Hiến cho biết, thần thoại tô-tem của Trung Quốc có lịch sử 8.000 năm, dài gấp đôi so với lịch sử có ghi chép bằng văn tự.
D/H: Theo Giáo sư, ý nghĩa nghiên cứu thần thoại tô-tem Trung Quốc là truy tìm nguồn gốc văn hóa Trung Hoa, nguồn gốc tổ tiên và nguồn gốc văn hóa liên quan chặt chẽ với thần thoại tô-tem trong thời kỳ đầu.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |