250816/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 20/8, theo giờ địa phương ở Mỹ, với truyện vừa "Gấp Bắc Kinh", nhà văn nữ thế hệ 8X Trung Quốc Hách Cảnh Phương được Hiệp hội Khoa học viễn tưởng thế giới trao giải Hugo.
H/A: Vâng. Đây là lần thứ 2 nhà văn khoa học viễn tưởng Trung Quốc đoạt giải thưởng này, đã nâng cao tần suất hiện diện và tiếng tăm của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế.
D/H: Vâng. Nhân sĩ phân tích cho rằng, trong thời gian một năm ngắn ngủi, từ truyện dài đến truyện vừa, từ nhà văn nam đến nhà văn nữ, từ thế hệ 6X đến thế hệ 8X, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Trung Quốc đang có chỗ đứng trong làng văn học thế giới.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn tiểu thuyết "Gấp Bắc Kinh", nhà văn nữ Hách Cảnh Phương và phân tích tại sao người nước ngoài đột nhiên thích xem tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Trung Quốc.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, nhà văn nữ Hách Cảnh Phương sinh năm 1984 tại thành phố Thiên Tân, lần lượt theo học Khoa Vật lý, Trung tâm Vật lý Thiên thể và Học viện Quản lý kinh tế của trường Đại học Thanh Hoa, học vị Tiến sĩ, hiện làm ở Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc.
H/A: Năm 2002, Hách Cảnh Phương đoạt giải Nhất trong cuộc thi viết Tân Khái Niệm lần thứ 4. Năm 2006 bắt đầu sáng tác tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, đến nay đã xuất bản truyện dài "Lang thang trên bầu trời", tập truyện ngắn "Người du hành giữa các vì sao", v.v.
D/H: Ngày 20/8, truyện vừa "Gấp Bắc Kinh" đoạt giải "Truyện ngắn và vừa xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải Hugo lần thứ 74.
H/A: Tiểu thuyết "Gấp Bắc Kinh" có cốt truyện như sau: Thành phố Bắc Kinh trong tương lai, không gian chia thành 3 tầng với người cư trú là ba giai cấp hoàn toàn khác hẳn, từ ban ngày đến ban đêm, 3 không gian này luân phiên bị gấp.
D/H: Ở không gian số 1 cư trú 5 triệu người, cứ 24 tiếng đồng hồ bị gấp một lần, những người cư trú trong không gian này có việc làm và được hưởng đãi ngộ tốt nhất, là giai cấp thượng lưu thật sự.
H/A: Ở không gian số 2 cư trú 250 triệu người, cứ 16 tiếng đồng hồ bị gấp một lần, được hưởng quyền lợi và đãi ngộ trung bình.
D/H: Ở không gian số 3 cư trú 500 triệu người, những người này kiếm sống bằng xử lý rác thải của những người sống ở hai không gian trên.
H/A: Ở đô thị này, trong khi những người cư trú ở một không gian hoạt động, thì những người cư trú ở 2 không gian khác buộc phải đi ngủ dưới sự kiểm soát, kiến trúc ở 2 không gian sẽ bị gấp lại và chìm dưới lòng đất. Cư dân ở 3 không gian khác nhau bị cấm qua lại và tiếp xúc với nhau.
D/H: Nhân vật chính trong câu chuyện "Gấp Bắc Kinh" là người xử lý rác có tên "Già Đao" cư trú ở không gian số 3, kể lại câu chuyện xuyên qua 3 không gian của Già Đao.
H/A: Theo nhà văn, đây là một câu chuyện khoa học viễn tưởng gắn liền với hiện thực.
D/H: Vâng. Tiểu thuyết "Gấp Bắc Kinh" đã thảo luận về những khả năng trong quá trình phát triển xã hội ở đô thị, để cảnh báo tương lai.
H/A: Dưới ngòi bút của nhà văn, thành phố Bắc Kinh có không gian và giai cấp khác nhau có thể "gấp như rô-bốt biến hình", phản ánh hiện thực khốc liệt. Đa số câu chuyện có nguồn gốc từ cuộc sống thường ngày của nhà văn, ghi lại những câu chuyện lạnh lùng và ấm áp trong hiện thực.
D/H: Ngày 23/7 năm nay, trong hoạt động nhà văn Hách Cảnh Phương gặp gỡ bạn đọc, nhà văn nổi tiếng đoạt giải Hugo năm ngoái Lưu Từ Hân và nhà văn Đường Phỉ đã cho biết cảm giác đọc ba cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Hách Cảnh Phương gồm "Lang thang trên bầu trời", "Chỗ sâu kín của nỗi cô đơn" và "Đi phương xa".
H/A: Theo bạn đọc, dấu vết hiện thực chính là đặc điểm trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà văn nữ Hách Cảnh Phương.
D/H: Vâng. Trước đó, khi trả lời phỏng vấn, Hách Cảnh Phương cũng từng cho biết, tiểu thuyết là kết quả suy diễn hiện thực.
H/A: Vâng. Nhà văn từng nói: "Nếu bạn sẵn sàng hạ tầm mắt xuống một tấc, thì không thể không nhìn thấy hố sâu ngăn cách trên thế giới dường như là bằng phẳng; con người buộc phải sống cuộc sống không thể tưởng tượng được dưới sức ép hiện thực nhọc nhằn".
D/H: Theo Hách Cảnh Phương, văn học thuần túy chủ yếu quan tâm và miêu tả không gian hiện thực, tác phẩm khoa học viễn tưởng hoặc giả tưởng quan tâm và miêu tả không gian ảo, nhưng, tác phẩm của chị là quan tâm không gian hiện thực, miêu tả không gian ảo.
H/A: Sau khi đoạt giải Hugo, Hách Cảnh Phương cho biết, việc này sẽ góp phần thu hút bạn đọc Trung Quốc đến với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
D/H: Chị còn cho biết, kế hoạch sáng tác trong thời gian tới là viết nốt câu chuyện "Gấp Bắc Kinh", viết thành truyện dài theo ý tưởng ban đầu.
H/A: Vào ngày nhà văn Hách Cảnh Phương đoạt giải Hugo ở Mỹ, tại Triển lãm sách Thượng Hải, tác phẩm bộ ba "Tam Thể" bản tiếng Anh chính thức ra mắt bạn đọc.
D/H: Vâng. Gần 1.000 bạn đọc hâm mộ xếp hàng dài tại hiện trường Triển lãm sách, chờ xin chữ ký của nhà văn Lưu Từ Hân.
H/A: Ông Diêu Hải Quân là Phó Tổng Biên tập Tạp chí "Thế giới khoa học viễn tưởng" luôn thúc đẩy tác phẩm bộ ba "Tam Thể" ra mắt bạn đọc trong hơn chục năm qua. Ông cho biết, sau khi bộ tiểu thuyết "Tam Thể" đoạt giải Hugo năm ngoái, tần suất hiện diện trên văn đàn thế giới của văn hóa và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Trung Quốc đã nâng cao dần, tất nhiên điều này cũng gắn liền với sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc.
D/H: Cuốn "Tam Thể" bản tiếng Anh chính thức ra mắt bạn đọc vào tháng 11 năm 2014, tính đến tháng 6 năm 2016, cả thảy phát hành hơn 160 nghìn cuốn trên toàn thế giới.
H/A: Vâng. Những phương tiện truyền thông dòng chính phương Tây như "Thời báo Niu-oóc", "Nhật báo phố Uôn", v.v. đều từng nhắc đến và đánh giá cao tiểu thuyết khoa học viễn tưởng này của Trung Quốc.
D/H: Vì sao người nước ngoài đột nhiên thích xem tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Trung Quốc? Theo nhà văn Lưu Từ Hân, văn học khoa học viễn tưởng đang và lẽ ra nên trở thành chiếc chìa khóa mới giúp thế giới bên ngoài hiểu biết Trung Quốc.
H/A: Theo ông Diêu Hải Quân, một mặt, tác phẩm bộ ba "Tam Thể" được dịch sang tiếng Anh theo kênh chuyên nghiệp, đã bắc nhịp cầu kết nối văn học khoa học viễn tưởng Trung Quốc với thế giới phương Tây; hơn nữa, điều quan trọng hơn là, qua tiểu thuyết "Tam Thể", bạn đọc Mỹ có thể suy đoán hình ảnh Trung Quốc trong tương lai, chẳng khác gì đang "giải mã" Trung Quốc vậy.
D/H: Tiểu thuyết "Tam Thể" đã được cải biên thành kịch sân khấu và điện ảnh, tiểu thuyết "Gấp Bắc Kinh" chắc chắn cũng sẽ được chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác.
H/A: Nhưng, nhà văn Lưu Từ Hân nói thẳng thắn rằng, ngành công nghiệp khoa học viễn tưởng của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn sơ cấp, so với những nước phát triển, xây dựng hệ thống công nghiệp hóa là chuyện cấp bách.
D/H: Vâng. Chúng ta hãy lấy điện ảnh làm ví dụ, doanh thu phòng vé của thị trường điện ảnh Trung Quốc đã lên tới hơn 44 tỷ Nhân dân tệ/năm, trụ vững vị trí thứ 2 trên thế giới, nhưng chưa xuất hiện những bộ phim khoa học viễn tưởng gây sốt như "Kẻ đánh cắp giấc mơ", "Du hành giữa các vì sao", "Người về từ Sao Hỏa", v.v.
H/A: Theo kết quả điều tra của "Cơ quan quản lý tương lai", một nhãn hiệu văn hóa khoa học-kỹ thuật của Trung Quốc, quy mô ngành công nghiệp khoa học viễn tưởng của Trung Quốc vẫn tương đối nhỏ, chỉ có khoảng 30 tác giả mà bạn đọc quen thuộc, nhà văn khoa học viễn tưởng chuyên nghiệp được mọi người công nhận chưa đến 10 người, những người chuyên nghiệp có thể làm biên kịch, sản xuất phim, quản lý dự án thì còn ít hơn.
D/H: Nhà văn Lưu Từ Hân cho biết, trước tiên, nên có quy mô sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất, như vậy mới tạo cơ hội cho càng nhiều nhân tài và tác phẩm xuất hiện. Chỉ với 10 ngón tay đã đếm hết số nhà văn khoa học viễn tưởng được mọi người công nhận, cho thấy rõ vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng, chúng ta nên nhận thức rõ khiếm khuyết trong khi vui mừng chứng kiến tác phẩm khoa học viễn tưởng đang tăng lên.
H/A: Theo nhà văn Lưu Từ Hân, văn học khoa học viễn tưởng Trung Quốc đang đón chào cơ hội chưa từng có. Việc người Trung Quốc liên tiếp đoạt giải Hugo tuy là chuyện ngẫu nhiên, nhưng cũng thể hiện tính tất nhiên, thời đại công nghiệp hóa văn học khoa học viễn tưởng của Trung Quốc đã bắt đầu.
D/H: Điều khiến giới khoa học viễn tưởng lấy làm vui mừng là, những năm qua, hàng loạt cụm từ mới và thực tiễn mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý cơ sở như vệ tinh thăm dò hạt vật chất tối, dự án kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST), vệ tinh thí nghiệm khoa học lượng tử mang tên "Mặc Tử"... đang tiếp cận với nhận thức của người Trung Quốc đối với khoa học kỹ thuật, những điều này cũng được cho là sự đảm bảo về kiến thức giúp văn học khoa học viễn tưởng của Trung Quốc đứng ở tuyến đầu trên thế giới.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |