180816/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, tháng 5 năm nay, trang web khoa học nổi tiếng Guokr.com tạo tài khoản Wechat gửi tin nhắn công khai, cung cấp dịch vụ hỏi đáp bằng giọng nói và yêu cầu trả tiền, dịch vụ này có tên là "Phân Đáp" đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều cư dân mạng Trung Quốc.
H/A: Về đặc điểm của dịch vụ này, chúng ta có thể tổng kết 3 câu: đặt câu hỏi phải trả tiền, nghe đáp án phải trả tiền, trong khi thỏa mãn lòng hiếu kỳ còn tạo cho bạn cơ hội kiếm tiền.
D/H: Đúng vậy, ba câu này đã tổng kết chuẩn xác đặc điểm của dịch vụ "Phân Đáp" đang thịnh hành trong giới trẻ Trung Quốc. Trong một tháng qua, cư dân mạng Tạ Vĩ cả thảy nhận được khoản thu 3.547 Nhân dân tệ thông qua đặt câu hỏi và trả lời, Tạ Vĩ nói một cách hài hước rằng: "Chỉ cần dùng ngón tay, dù nằm trên giường cũng kiếm được tiền".
H/A: Vâng. Hai câu hỏi do Tạ Vĩ đặt ra được hai nhân vật nổi tiếng trên mạng trả lời, lần lượt được cư dân mạng "nghe trộm" 1.028 lượt và 472 lượt, bên cạnh đó, Tạ Vĩ còn trả lời 7 câu hỏi với mức thu phí từ 1,25 đến 10 Nhân dân tệ.
D/H: Kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 5 đến nay, dịch vụ này đã thu hút nhiều người nổi tiếng đăng ký sử dụng, nhanh chóng được xếp vào hàng ngũ các sản phẩm hot trên Internet.
H/A: Dịch vụ này gây sốt cộng đồng mạng vừa tạo khả năng cho "kiến thức mang lại khoản thu", vừa cung cấp con đường mới thực hiện "cùng hưởng nhưng phải trả phí".
D/H: Tuy nhiên, giống như các ứng dụng khác, sản phẩm "Phân Đáp" cũng đối mặt với vấn đề "gây sốt bao lâu", "tồn tại bao lâu", cũng như làm thế nào ứng phó với cạnh tranh "đồng nhất".
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn ứng dụng hỏi đáp bằng giọng nói "Phân Đáp" đang thịnh hành trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 27/6, Cơ Thập Tam, người đưa ra ứng dụng "Phân Đáp" và Tổng Giám đốc Điều hành trang web khoa học Guokr.com cho biết, trong 42 ngày kể từ khi đi vào hoạt động, ứng dụng "Phân Đáp" đã có 500 nghìn lượt hỏi đáp bằng giọng nói, 10 triệu người sử dụng trải nghiệm sản phẩm, trong đó có 1 triệu người sử dụng trả tiền "mua" nội dung, tổng kim ngạch giao dịch đạt 18 triệu Nhân dân tệ, có 43% người trả tiền mua lần thứ hai.
H/A: Ứng dụng "Phân Đáp" xây dựng quy tắc trò chơi mang tính "long trời lở đất": Người đặt câu hỏi phải trả tiền theo mức giá mà người trả lời xác định, câu hỏi sau khi được chọn sẽ nhận được đáp án bằng giọng nói có thời lượng 60 giây, người sử dụng có hứng thú với câu hỏi phải chi 1 Nhân dân tệ mới được phép "nghe trộm" đáp án, chi phí "nghe trộm" sẽ chia đều cho người đặt câu hỏi và người trả lời.
D/H: Ở đây, vai trò của người đặt câu hỏi, người trả lời và người "nghe trộm" được xây dựng một cách thành công, người đặt câu hỏi và người trả lời hợp tác sản xuất nội dung mới, và trở thành người sản xuất và phân phối giá trị.
H/A: Cơ Thập Tam cho rằng, một câu hỏi chất lượng cao là đáng được trả phí trong thời đại thông tin quá tải. Điểm đột phá của ứng dụng "Phân Đáp" chính là đã xây dựng và nhấn mạnh vai trò của người đặt câu hỏi, vấn đề tốt mới là "hàng hiếm" trong thời đại ồn ào này.
D/H: Trên mặt bằng "Phân Đáp", người đặt câu hỏi nhận được khoản thu từ vài chục đến hàng trăm Nhân dân tệ do người sử dụng chia sẻ và "nghe trộm", đây là tình hình rất thường thấy. Theo Cơ Thập Tam, mặt bằng "Phân Đáp" rất có thể thúc đẩy xuất hiện những người đặt câu hỏi chuyên nghiệp.
H/A: Khi tổng kết sức ảnh hưởng của ứng dụng "Phân Đáp", Cơ Thập Tam cho biết, mảnh vụn kiến thức cũng có thể mang lại khoản thu, đây là chuyện không thể tưởng tượng được trước kia, trước kia người ta cho rằng chỉ có kiến thức hệ thống hóa mới có khả năng mang lại khoản thu.
D/H: "Kiến thức mang lại khoản thu", là cụm từ khóa quan trọng được nhắc lại nhiều lần trong các cuộc thảo luận xoay quanh mô hình "Phân Đáp" trên nhiều phương tiện truyền thông.
H/A: So với các trang web cung cấp kiến thức chuyên sâu như Zhihu.com, Guokr.com, ứng dụng "Phân Đáp" giống hơn là "nhà bán lẻ" mảnh vụn kiến thức. Có người thắc mắc, giọng nói thời lượng 60 giây có đủ chứa kiến thức hay không?
D/H: Về vấn đề này, Cơ Thập Tam cho rằng, giọng nói dài 60 giây tương đương thông tin 250-300 chữ, cộng thêm giọng nói, tình cảm và lối biểu đạt thể hiện cá tính, lượng thông tin là đủ, kiến thức thể hiện tính cách cá nhân có nhiều giá trị hơn so với kiến thức bằng hình thức viết.
H/A: Đúng vậy. Cơ Thập Tam cho rằng, trả lời bằng giọng nói vừa đảm bảo tính tương tác, vừa không "tiết lộ" hình ảnh người trả lời tức thời, đây là phương thức tương tác phù hợp hơn yêu cầu của giới trí thức.
D/H: Cơ Thập Tam mong "Phân Đáp" sẽ thúc đẩy xuất hiện những "trí thức gây sốt cộng đồng mạng", làm cho những người có kiến thức và sức hút cá nhân thực hiện tự do tài chính nhờ trí tuệ.
H/A: Tuy nhiên, theo ông Phùng Tử Mạt, Tổng Giám đốc Điều hành Cổ Sơn Văn Hóa, mặt bằng hỏi đáp trực tuyến không thể xuất hiện "trí thức gây sốt cộng đồng mạng" mới, mà chỉ cung cấp kênh "gây sốt" cho những "người có kiến thức" đã tích lũy nhiều và có tiếng tăm, về khách quan sẽ phát huy vai trò tích cực thúc đẩy cư dân mạng trả tiền "mua" kiến thức.
D/H: Có người thắc mắc, do quảng bá và công nhận từ lâu tinh thần mở cửa, cùng hưởng mạng Internet, người sử dụng đã quen mô hình miễn phí. Vậy, đối với ứng dụng "Phân Đáp" yêu cầu trả tiền "mua" nội dung, tại sao vẫn có người chấp nhận và trả tiền?
H/A: Thực ra, về mặt mô hình "cùng hưởng nhưng phải trả tiền", trả tiền "mua" kiến thức, ứng dụng "Phân Đáp" không phải là "người được hưởng lợi ích" đầu tiên. Chẳng hạn, trước đó, nhà báo tài chính nổi tiếng Lý Tường đưa ra nội dung trả phí mang tên "Thông tin tham khảo thương mại Lý Tường", chi phí đặt mua là 199 Nhân dân tệ/năm, tính đến nay đã có hơn 50 nghìn người đặt mua với kim ngạch đặt mua đạt 10 triệu lẻ 10 nghìn Nhân dân tệ.
D/H: Vâng. Chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ thứ hai. Ngày 6/6, chương trình nghe trả phí mang tên "Nói khéo" nhằm giúp nâng cao kỹ năng hùng biện do cựu người dẫn chương trình CCTV Mã Đông cùng những người có tài năng hùng biện từng tham gia chương trình thực tế "Let's Talk" cùng sản xuất, chương trình này được đưa lên ứng dụng Ximalaya FM, kim ngạch tiêu thụ đã đột phá ngưỡng 5 triệu Nhân dân tệ chỉ sau một ngày, tính đến ngày 16/6, kim ngạch tiêu thụ của chương trình này đã vượt ngưỡng 10 triệu Nhân dân tệ.
H/A: Theo nhân sĩ trong ngành, người tiêu dùng đã hình thành thói quen sẵn sàng trả tiền mua nội dung trong những năm qua, người sử dụng thế hệ mới có thói quen tiêu dùng "nâng cấp" và giữ thái độ khoan dung và chấp nhận đối với chi phí thấp phù hợp nhu cầu.
D/H: Mới đây, công ty tư vấn iResearch ra "Báo cáo nghiên cứu người sử dụng phương tiện truyền thông mới trên mạng Trung Quốc năm 2016" cho thấy, 33,8% người sử dụng từng trả tiền "mua" nội dung trên phương tiện truyền thông mới, 15,6% người sử dụng sẵn sàng trả phí, 50,6% người sử dụng không sẵn lòng và cũng không dự định trả tiền "mua" nội dung trên phương tiện truyền thông mới, năm 2014, con số này là 69,7%.
H/A: Phó Giáo sư Chiêm Khiên nghiên cứu ý tưởng sáng tạo của phương tiện truyền thông của trường Đại học Truyền thông Trung Quốc phân tích cho biết, mức phí thấp, ngưỡng trả phí thấp, dễ thúc đẩy hành vi tiêu dùng.
D/H: Phó Giáo sư Chiêm Khiên cho biết, đối với phương tiện truyền thông mới, thu hút khán thính giả là nhiệm vụ hàng đầu, ngưỡng trả phí thấp đã hoàn thành lựa chọn người sử dụng ở mức nhất định, người sẵn sàng trả phí thường có độ trung thành cao hơn.
H/A: Tư liệu cho thấy, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng ứng dụng APP trên các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc lên tới hơn 4 triệu, hơn nữa, số lượng vẫn đang tăng chóng mặt. Mặt khác, các ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động bình quân chỉ có 10 tháng "tuổi thọ", 85% người sử dụng sẽ xóa bỏ ứng dụng sau một tháng sử dụng.
D/H: Làm thế nào tiếp tục duy trì và nâng cao độ trung thành của người sử dụng sau khi họ được thu hút tham gia bởi các người nổi tiếng và ngôi sao đăng ký sử dụng trong thời gian ngắn, đây là vấn đề hiện thực quyết định một ứng dụng tồn tại được bao lâu.
H/A: Nhân sĩ trong ngành dự báo, đưa ứng dụng hỏi đáp bằng giọng nói và phải trả phí lên các mặt bằng bên thứ 3 như Wechat, có triển vọng trở thành xu thế mới giúp các mặt bằng sản xuất nội dung thực hiện "kiến thức mang lại khoản thu".
D/H: Ngoài ra, là sản phẩm cung cấp kiến thức, ứng dụng "Phân Đáp" cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh "đồng nhất".
H/A: Theo Phó Giáo sư Chiêm Khiên, trong tình hình các ứng dụng có chức năng, hình thái tương tự, trình độ quản lý hoạt động tương đương, ngoài việc nên xây dựng phong cách sản phẩm có sự khác biệt ra, việc giành giật "trí thức gây sốt cộng đồng mạng" có nhiều người hâm mộ có thể ảnh hưởng tới thành bại của ứng dụng.
D/H: Theo Cơ Thập Tam, xét về lâu dài, ứng dụng "Phân Đáp" nên thu hút càng nhiều nhân sĩ trong các lĩnh vực chuyên ngành đăng ký và sử dụng, để cung cấp sự giúp đỡ thực sự có giá trị cho người sử dụng.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |