230616/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, tháng 6 đầu hè, nông dân đang bận rộn với công việc đồng áng gieo mạ, cấy lúa. Nhưng, ở làng Đình Chung Tân Thôn, thị trấn Bá Đường, huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc, một đôi vợ chồng nông dân đang bận rộn tiếp các phóng viên và quan chức đến thăm vì con trai theo học ở trường Đại học Harvard, Mỹ mới đây đã gây sốt cộng đồng mạng.
H/A: Vâng. Đó là vợ chồng anh chị Hà Tất Thành và Tăng Hiến Hoa. Ngày 26/5, theo giờ miền Đông nước Mỹ là ngày tổ chức lễ tốt nghiệp lần thứ 365 của trường Đại học Harvard, Hà Giang, con trai cả của họ trở thành sinh viên Trung Quốc đại lục đầu tiên bước lên bục diễn thuyết tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Harvard.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn câu chuyện phấn đấu trưởng thành của Hà Giang.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên bục phát biểu, Hà Giang đã trình bày bài diễn thuyết mang tựa đề "Câu chuyện bị nhện cắn" trong 7 phút rưỡi.
D/H: Vâng. Trong bài diễn thuyết, Hà Giang đã kể lại câu chuyện anh bị nhện độc cắn vào tay phải, mẹ anh đã dùng lửa điều trị vết thương cho anh theo bài thuốc dân gian, từ đó anh đã nghĩ đến tầm quan trọng của việc đưa thành quả khoa học kỹ thuật tới cơ sở và nơi xa xôi hẻo lánh nhất.
H/A: Hà Giang xuất thân từ khu vực nông thôn hẻo lánh, đi học ở trường đại học nổi tiếng thế giới, việc Hà Giang được diễn thuyết tại lễ tốt nghiệp đã khiến anh "nổi như cồn", trở thành tấm gương cổ vũ người Trung Quốc nhất.
D/H: Đúng vậy. Cái tên "Hà Giang" đã trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng trong 1 tuần liền, đồng thời đã dấy nên cuộc thảo luận "Liệu gia cảnh bần hàn có khó sinh ra quý tử hay không" trong thời buổi hiện nay.
H/A: Sự kiện sinh viên Trung Quốc sinh ra ở nông thôn có bài diễn thuyết tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Harvard không những thu hút nhiều phương tiện truyền thông trực tuyến đưa tin, mà còn khiến thị trấn nhỏ mà anh Hà Giang sinh ra và lớn lên được quan tâm và chú ý.
D/H: Hà Giang năm nay 28 tuổi, sinh ra trong một gia đình nông dân Trung Quốc điển hình, thuở nhỏ hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ trình độ học vấn không cao. Anh Hà Giang đã thi đỗ vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với thành tích xuất sắc.
H/A: Trong 4 năm đại học, Hà Giang đã được trao "Học bổng Quách Mạt Nhược", giải thưởng tối cao dành cho sinh viên, sau đó còn được nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Harvard, được học liên tục chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ Khoa Sinh học.
D/H: Nhà Hà Giang ở huyện Ninh Hương, thành phố Trường Sa, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Nam, Ninh Hương là quê hương của nhiều danh nhân Trung Quốc như Tưởng Uyển, Lưu Thiếu Kỳ, Hà Thúc Hoành và Chu Quang Triệu.
H/A: Từ nhà Hà Giang đến huyện Ninh Hương đi xe phải mất khoảng nửa tiếng đồng hồ. So với các ngôi nhà trang trí sang trọng ở thôn, ngôi nhà hai tầng quét vôi màu hồng của gia đình Hà Giang cũ hơn, đồ đạc trong nhà cũng hết sức đơn giản.
D/H: Mẹ anh, bác Tăng Hiến Hoa nói đặc chất giọng địa phương, cho phóng viên biết, trước kia chủ yếu dựa vào đi làm thuê và làm việc đồng áng để có tiền đóng học phí cho con cái. Tuy cuộc sống vất vả, nhưng hai vợ chồng luôn tin chắc rằng, học sinh nông thôn chỉ có con đường học hành mới thoát khỏi cảnh "bần hàn".
H/A: Bác T ăng Hiến Hoa cho biết, Hà Giang từ thuở nhỏ đã biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, rất tự giác học và không ham chơi.
D/H: Điều khiến bác Tăng Hiến Hoa khó quên và cảm thấy xót xa là, để tiết kiệm tiền, Hà Giang thường xuyên đi dép xăng đan, cặp sách đã dùng 6 năm nên vá chằng vá đụp. Hà Giang từ nhỏ đến lớn đều học rất xuất sắc, không bao giờ phàn nàn về hoàn cảnh gia đình.
H/A: Ông Long Khôn Minh, Chủ nhiệm lớp 12 của Hà Giang có ấn tượng sâu sắc về cậu học trò của mình. Ông cho biết, Hà Giang không bao giờ so sánh với người khác, hay ca thán về hoàn cảnh gia đình, luôn cung kính, lễ phép, thường đi dép xăng đan nhựa, hình như chẳng bận tâm việc gì, luôn mỉm cười, các bạn học đều gọi Hà Giang "Phật tổ".
D/H: Vâng. Thầy Long Khôn Minh nhớ lại, Hà Giang mỗi ngày đều là người đầu tiên đến lớp, và là học sinh cuối cùng rời khỏi toà nhà giảng đường sau khi kết thúc buổi tự ôn tập vào buổi tối.
H/A: Thầy Long Khôn Minh cho biết, Hà Giang lập chí thay đổi tình hình gia đình nhờ học tập, việc Hà Giang trở thành sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của trường Đại học Harvard là chuyện hợp tình hợp lý.
D/H: Phòng của Hà Giang toàn là sách, các kiệt tác văn học, bình thơ và thưởng thức thơ, từ, cách dịch tiếng Anh, v.v, có hơn chục bằng khen như được trao học bổng quốc gia, v.v.
H/A: Dù chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng bố anh, bác Hà Tất Thành thường chỉ bảo con rằng "Vạn ban giai hạ phẩm, Duy hữu độc thư cao".
D/H: Khác với giáo dục bằng cách cổ vũ và đầy tình cảm ấm áp của vợ, bác Hà Tất Thành luôn giáo dục nghiêm khắc, thường nói với con những câu chuyện về thay đổi vận mệnh bằng học tập. Dưới sự chỉ bảo của bố, Hà Giang học tập chăm chỉ, bài tập chưa giải được thì chưa ăn cơm.
H/A: Câu chuyện Hà Giang bước lên bục phát biểu của trường Đại học Harvard đã gây sốt cộng đồng mạng, khiến những ý kiến từng cho rằng "Gia cảnh bần hàn rất khó sinh ra quý tử" ở Trung Quốc không còn đủ sức thuyết phục.
D/H: Năm 2013, kết quả nghiên cứu vấn đề công bằng giáo dục cao đẳng ở Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ sinh viên xuất thân từ nông thôn ở các trường đại học trọng điểm Trung Quốc đã giảm kể từ thập niên 90 của thế kỷ 20, sinh viên nông thôn từ chiếm 30% giảm xuống còn 10%.
H/A: Hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu hụt tài nguyên giáo dục và kiến thức, là những nhân tố cản trở sinh viên xuất thân từ nông thôn Trung Quốc thoát ly "gia đình nông dân".
D/H: Hà Giang không ngoại lệ, cũng phải đối mặt với những điều này. Anh vẫn nhớ, hồi học năm thứ nhất, nhà trường yêu cầu sinh viên học lập trình C++, vì trước kia ở nông thôn chưa bao giờ dùng máy tính, Hà Giang cảm thấy tự ti trước các bạn học.
H/A: Tuy vậy, Hà Giang đồng thời cũng cho rằng, tuy gia đình nghèo khó ở nông thôn cung cấp tài nguyên giáo dục tương đối ít cho trẻ em, nhưng đây không phải là nhân tố tuyệt đối hạn chế đi đến thành công.
D/H: Vâng. Theo Hà Giang, "Gia cảnh bần hàn rất khó sinh ra quý tử" là một khái niệm ảo. Anh cho biết, ở trường Đại học Harvard có nhiều sinh viên xuất thân từ gia đình nông thôn, muốn thoát ly khỏi nông thôn phải nỗ lực gấp bội.
H/A: Trường Trung học số 1 huyện Ninh Hương là nơi Hà Giang từng theo học, trường trung học này là một trong những trường trung học trọng điểm cấp tỉnh đợt đầu của tỉnh Hồ Nam, đa số là học sinh ở nông thôn.
D/H: Hiệu trưởng trường Trung học số 1 huyện Ninh Hương Số 1 Âu Dương Tài cho biết, những học sinh xuất thân từ gia đình nông thôn thường chăm chỉ và cần cù hơn học sinh ở thành thị, có nguyện vọng mạnh mẽ thay đổi hiện trạng, nhưng thiếu tự tin.
H/A: Theo Hiệu trưởng Âu Dương Tài, chặng đường trưởng thành của Hà Giang là kết quả nỗ lực của cá nhân Hà Giang, là hình mẫu về kiến thức thay đổi vận mệnh, là sự cổ vũ và niềm hy vọng cho những học sinh xuất thân từ gia đình nghèo khó.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trước khi kết thúc tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Bay càng cao hơn" do ca sĩ Uông Phong thể hiện.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |