090616/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, Liên hoan phim quốc tế Can lần thứ 69 đã bế mạc vào rạng sáng 23/5, theo giờ Bắc Kinh.
H/A: Vâng. Mặc dù năm nay không có phim Hoa ngữ nằm trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng, nhưng gian triển lãm Trung Quốc lần đầu tiên có mặt trong Làng quốc tế thể hiện quyền lực mềm của giới điện ảnh các nước trong liên hoan phim năm nay.
D/H: Vâng. Càng nhiều hãng phim quốc tế đến bàn bạc ở gian triển lãm Trung Quốc, thị trường điện ảnh Trung Quốc xếp thứ 2 toàn cầu về doanh thu phòng vé đã trở thành "mỏ kim cương" mà các hãng phim trên thế giới đều muốn khai thác.
H/A: Trong khi thị trường phim điện ảnh và truyền hình trong nước Trung Quốc phát triển phồn vinh, con đường đi ra nước ngoài của "câu chuyện Trung Quốc" đang ngày càng thênh thang hơn.
D/H: Đúng vậy. Dù hai bờ Thái Bình Dương hay bên bờ Đại Tây Dương, lục địa châu Phi, nội địa vùng Trung Đông..., nhịp bước đi ra nước ngoài của các tác phẩm điện ảnh và truyền hình Trung Quốc đang ngày càng nhanh hơn.
H/A: Vâng. Tuy phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc có sức ảnh hưởng khác nhau ở các khu vực khác nhau, nhưng đã hình thành "cơn sốt Trung Quốc" trên toàn cầu.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn cuộc điều tra "cơn sốt Trung Quốc" trong lĩnh vực phim điện ảnh và truyền hình trên phạm vi toàn cầu.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, khán giả Kê-ni-a 33 tuổi Min-đơ-rét cho biết, thuở nhỏ, chị cho rằng, nếu đi Trung Quốc thì chỉ là để học võ, nhưng dạo này sau khi xem phim truyền hình Trung Quốc, ấn tượng của chị đã thay đổi hoàn toàn.
D/H: Thuở nhỏ, chị Min-đơ-rét luôn khát khao xem phim võ thuật Trung Quốc. Thập niên 80 của thế kỷ 20, xem một bộ phim do Lý Tiểu Long sắm vai vào cuối tuần là thời khắc hạnh phúc đối với nhiều người địa phương.
H/A: Vâng. "Kungfu" là ấn tượng của nhiều người châu Phi đối với Trung Quốc, nhưng phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc hiện nay đã thể hiện hình ảnh Trung Quốc hiện đại bừng bừng sức sống.
D/H: Vâng. Khi điểm lại những phim điện ảnh xuất khẩu ra nước ngoài, chúng ta có thể phát hiện có phim đề tài nghệ thuật "Sơn hà cố nhân", phim đề tài hành động "Đấu trí núi Uy Hổ", phim hài đề tài giả tưởng "Tróc yêu ký", phim về đề tài giữa cha mẹ và con cái "Con yêu quý", phim đề tài tội phạm "Sấm nhập giả", phim đề tài tình yêu và kinh dị "Bạch nhật diễm hỏa"...
H/A: Vâng. Về phim truyền hình xuất khẩu ra nước ngoài, có phim truyền hình lịch sử "Lang Gia Bảng", phim trưởng hài hước "Lộc Đỉnh Ký", phim thần tượng đề tài tình yêu đô thị "Sam Sam đến rồi", phim tình cảm gia đình "Thời đại tốt đẹp của nàng dâu", phim "Bác sĩ trẻ" nói về bác sĩ Trung Quốc, phim "Mẹ hổ bố mèo" kể về câu chuyện liên quan tới giáo dục con cái ở Trung Quốc...
D/H: Những phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã được nâng cao ở mức lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, đề tài ngày càng phong phú, thậm chí trở thành câu chuyện nóng hổi ở nước ngoài.
H/A: Đúng vậy. Trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, ở Việt Nam, trong số 14 bộ phim được công chiếu ở rạp có tới 4 bộ phim Trung Quốc, trong đó, bộ phim "Nàng tiên cá" đã dấy lên cơn sốt.
D/H: Vâng. Ở Việt Nam, bộ ảnh một bé gái 6 tháng tuổi đáng yêu trong trang phục nàng tiên cá ở bể bơi đã "chiếm lĩnh" mạng In-tơ-nét.
H/A: Vâng. Khi trả lời phóng viên, biên kịch bộ phim truyền hình "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam" Sử Hàng cho biết, điện ảnh ảnh hưởng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" đến ấn tượng và nhìn nhận của mọi người đối với Trung Quốc.
D/H: Vâng. Trong thời đại truyền thông mới với mạng In-tơ-nét phát triển nhữ vũ bão, rạp phim đã không còn là kênh duy nhất để khán giả nước ngoài tiếp cận với phim Trung Quốc.
H/A: Đúng vậy. Anh Bos là người Ấn Độ, tuy anh chưa hề xem phim Trung Quốc ở rạp, nhưng anh là một người hâm mộ phim Trung Quốc. Anh đã xem nhiều phim Trung Quốc như "Mãn thành tận đới hoàng kim giáp", "Ngọa hổ tàng long", v.v. qua kênh điện ảnh của Đài Truyền hình Ấn Độ và mạng In-tơ-nét.
D/H: Ở Nga cũng có tình hình tương tự. Khán giả Neutra đã xem bộ phim truyền hình Trung Quốc "Sam Sam đến rồi" qua mạng In-tơ-nét. Theo chị, đây là một bộ phim rất hay, kể lại một câu chuyện tình yêu hấp dẫn, thuần khiết và phi thường. Chị mê bộ phim này lắm, đã xem hết bộ phim này chỉ trong một ngày.
H/A: Vâng. Trên trang mạng Dorama.ru của Nga, bộ phim "Sam Sam đến rồi" đề tài tình yêu đô thị này đã đứng đầu trong bảng xếp hạng phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc.
D/H: Trên các trang mạng Nga có nhiều phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc, các bộ phim như "Hoa Thiên Cốt", "Hoàn Châu cách cách", "Chân Hoàn truyện", "Tam Quốc", v.v. đều có phụ đề tiếng Nga dành cho khán giả xem trực tuyến.
H/A: Tháng 11 năm ngoái, tại Liên hoan phim châu Phi, Triển lãm truyền hình lớn nhất châu Phi khai mạc tại Giô-han-ne-xbớc, Nam Phi, ngoài các phương tiện truyền thông truyền thống như đài truyền hình, đài phát thanh ra, các trang mạng chia sẻ video của Trung Quốc gồm Tencent, Iqiyi, Youku-Tudou, v.v. đồng loạt gia nhập "đội quân" xuất khẩu phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc.
D/H: Vâng. 5 năm trước, bộ phim truyền hình "Thời đại tươi đẹp của nàng dâu" đã thực hiện tỷ lệ thu xem rất cao ở lục địa châu Phi. 5 năm sau, trong thời gian giới thiệu phim điện ảnh và truyền hình Bắc Kinh tại châu Phi, 400 tập phim truyền hình trong đó có bộ phim "Đám cưới của gia đình Mễ", "Bác sĩ trẻ", v.v. cũng như 17 bộ phim trong đó có bộ phim "Thất tình 33 ngày", "Trở lại tuổi 20", v.v. đã đến với các gia đình người châu Phi.
H/A: Về việc phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc nhanh chóng thâm nhập lục địa châu Phi, ông Trương Quân Kỳ, Tổng Giám đốc điều hành Công ty truyền thông Tứ Đạt Thời Đại Bắc Kinh tại Kê-ni-a, bên sáng lập kênh "Điện ảnh và phim truyền hình Trung Quốc" ở Kê-ni-a cho rằng, gia đình và tình yêu thương của gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống người châu Phi, đồng cảm về văn hóa và tình cảm là nguyên nhân quan trọng khiến phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc dấy lên cơn sốt thu xem ở châu Phi.
D/H: Nhưng, so với cơn sốt thu xem ở châu Á và châu Phi, khán giả ở một số quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ lại không "mặn mà" với phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc.
H/A: Vâng. Ở Mỹ, bộ phim truyền hình "Chân Hoàn truyện" được người Trung Quốc yêu thích lại không thu hút được nhiều khán giả vì bị cắt giảm quá nhiều nội dung khi được đưa lên trang mạng Netflix.
D/H: Vâng. Đức và Pháp là nơi phim điện ảnh Hoa ngữ nhiều lần đoạt giải thưởng, nhưng ngoài Liên hoan phim Béc-lin và Liên hoan phim Can ra, số lượng phim Hoa ngữ được công chiếu ở hệ thống rạp chiếu phim địa phương lại rất khiêm tốn, chu kỳ công chiếu ngắn, buổi công chiếu ít, thiếu sức ảnh hưởng trên thị trường.
H/A: Vâng. Ở Bra-xin, phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc rất ít được khán giả quan tâm, ấn tượng của khán giả địa phương đối với phim Trung Quốc vẫn là phim trưởng.
D/H: Ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phương thức biểu đạt trong phim và sở thích của khán giả ra, phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc có chất lượng cao thấp khác nhau, phim chất lượng cao vẫn ít, là một trong những nguyên nhân kiềm chế phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc phát triển ở hải ngoại.
H/A: Ông Leymann, người sáng lập Câu lạc bộ điện ảnh Trung Quốc ở Béc-lin phê bình rằng: "câu chuyện tình yêu của người giàu có" và "Phim thần thoại lịch sử" ngày càng nhiều, thiếu chiều sâu, chất lượng một số phim điện ảnh Trung Quốc vẫn phải nâng cao, đặc biệt nên chú trọng chi tiết.
D/H: Vâng. So với một số phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc không được hoan nghênh ở châu Âu và Mỹ, bộ phim "Tô-tem sói" do Trung Quốc và Pháp hợp tác sản xuất năm ngoái, và bộ phim "Công phu gấu trúc 3" do Trung Quốc và Mỹ hợp tác sản xuất năm nay lại rất được hoan nghênh ở hệ thống rạp chiếu phim Pháp.
H/A: Đúng vậy. Nhiều năm qua, hợp tác sản xuất phim luôn là kênh hiệu quả nhất giúp phim Trung Quốc đi ra nước ngoài, phương thức hợp tác trong những năm qua đang từ đầu tư là chính chuyển sang hợp tác về kỹ thuật và chuyên môn.
D/H: Trong các phương thức hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài, tổ chức Liên hoan phim Trung Quốc là một biện pháp quan trọng. Tháng 2 năm nay, Liên hoan phim Hoa ngữ Béc-lin lần thứ nhất chính thức diễn ra. Liên hoan phim này xác định đối tượng mục tiêu là khán giả Đức, gần một nửa thành viên ban giám khảo là nhà làm phim Béc-lin, nhằm "bắt mạch" điện ảnh Trung Quốc từ góc độ người Đức.
H/A: Vâng. Theo Giáo sư trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Hoàng Hội Lâm, nên học cách nhìn lại phương thức quảng bá văn hóa nước mình từ góc độ người nước khác, sử dụng rộng rãi nhiều biện pháp để kể câu chuyện Trung Quốc một cách hấp dẫn, để câu chuyện Trung Quốc nhận được tràng vỗ tay trên trường quốc tế.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |