170316/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong tuần vừa qua, cuộc so tài cờ vây giữa trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo diễn ra tại Hàn Quốc đã thu hút sự quan tâm rộng khắp trên thế giới.
H/A: Vâng. Nhiều người lo ngại về kết quả cuộc so tài giữa kỳ thủ cờ vây cửu đẳng Hàn Quốc Lee Se-Dol với máy tính thông minh AlphaGo do Công ty Google nghiên cứu chế tạo.
D/H: Đúng vậy. Trong tổng số 5 ván đấu, kỳ thủ Hàn Quốc Lee Se-Dol chỉ thắng trong ván thứ 4, kết quả là trí tuệ nhân tạo đã chiến thắng trí tuệ con người với tỷ số 4-1.
H/A: Vâng. Nhiều người cho rằng, máy tính thông minh AlphaGo đánh bại kỳ thủ Lee Se-Dol dường như cũng có nghĩa là máy tính đã chiến thắng con người, điều này quả thực rất đáng lo ngại.
D/H: Ở Trung Quốc, nhiều người ngoài lo về kết quả cuộc so tài lần này ra, còn suy nghĩ tới việc kế thừa văn hoá truyền thống Trung Hoa.
H/A: Vâng. Vì cờ vây bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng cuộc so tài cờ vây lần này lại diễn ra tại Hàn Quốc giữa kỳ thủ Hàn Quốc với máy tính thông minh, hơn nữa người phát minh lại không phải là người Trung Quốc.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: "Đại ca" các giới nhìn nhận thế nào về cuộc so tài lần này và cuộc so tài lần này khiến người Trung Quốc suy nghĩ về kế thừa văn hoá truyền thống.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, cờ vây bắt nguồn từ Trung Quốc, cho đến nay đã có lịch sử hàng nghìn năm, tương truyền, cờ vây là do "Vua Nghiêu" phát minh, ngay trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc đã có sự ghi chép về cờ vây.
D/H: Sau đó, Trung Quốc coi "Cầm, kỳ, thi, hoạ", tức "đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ", là tứ đại văn hoá nghệ thuật thời cổ đại Trung Quốc, trong đó, "kỳ" chính là chỉ cờ vây.
H/A: Ngày nay, cờ vây vẫn là một trong những dấu hiệu văn hoá Trung Quốc quan trọng, được coi là "môn cờ chơi phức tạp nhất" trên thế giới.
D/H: Cô bé người Thượng Hải Ngô Khả Tẩm năm nay 11 tuổi, hồi 4 tuổi, Tẩm từng học cờ vây nửa năm.
H/A: Qua điện thoại di động của mẹ, Tẩm đã đọc thông tin về ván đấu thứ nhất giữa kỳ thủ cửu đẳng Hàn Quốc Lee Se-Dol và máy tính thông minh AlphaGo diễn ra tại Xơ-un, Hàn Quốc vào ngày 9/3.
D/H: Cô bé cho biết, vẫn nhớ luật chơi và các bước đi cơ bản của cờ vây, nhưng muốn hiểu rõ từng bước đi thì là chuyện hơi khó.
H/A: Mẹ của Ngô Khả Tẩm cho biết, cho con mình học cờ vây chủ yếu là vì nghĩ tới cụm từ "Cầm, kỳ, thi, hoạ", tứ đại văn hoá nghệ thuật Trung Hoa này từng được coi là phần quan trọng để bồi dưỡng phong thái của phụ nữ thời cổ đại Trung Quốc.
D/H: Vâng. Mẹ của Ngô Khả Tẩm cho biết, một mặt là vì cờ vây là một thể loại trong văn hoá truyền thống Trung Hoa, mặc khác chơi cờ vây còn là một biện pháp tốt để huấn luyện tư duy lý tính, tư duy trừu tượng và lô-gích.
H/A: Sau khi bước vào thế kỷ 21, nhiều nội dung huấn luyện toán học như toán Olympic, tính nhẩm bằng bàn tính, v.v. rất thịnh hành, trong khi đó, huấn luyện tư duy bằng cờ vây lại chưa được thịnh hành.
D/H: Ngược lại, ở Hàn Quốc, văn hoá cờ vây đã bén rễ vào cuộc sống thường ngày của giới trẻ.
H/A: Vâng. Năm 2014, một bộ phim truyền hình Hàn Quốc được đặt tên bằng thuật ngữ cờ vây Hàn Quốc là "Misaeng" đã được nhiều cư dân mạng Trung Quốc hoan nghênh.
D/H: Bộ phim này kể lại câu chuyện của một thanh niên bình thường không thi đỗ Học viện Cờ vây Hàn Quốc gặp phải nhiều chuyện không may nơi công sở.
H/A: Bộ phim này đã ví cuộc sống hiện thực như "chơi cờ vây", điều này khiến nhiều khán giả thanh thiếu niên Trung Quốc cảm thấy rất ngạc nhiên, "Không ngờ cờ vây do người Trung Quốc phát minh còn có ý nghĩa này".
D/H: Tâm lý "sợ thua" là một trong những lý do khiến trẻ chủ động từ bỏ học tiếp cờ vây được một số phụ huynh Trung Quốc tổng kết ra.
H/A: Những nguyên nhân khác còn bao gồm bài vở quá nặng, không được cộng điểm khi thi lên lớp, chuyển cấp, v.v.
D/H: Cô bé Ngô Khả Tẩm từ bỏ môn cờ vây sau nửa năm theo học, một nguyên nhân quan trọng là "sợ thua", trạng thái tâm lý này lại không hề là vấn đề đối với chương trình trí tuệ nhân tạo.
H/A: Kỳ thủ nổi tiếng Trung Quốc Giang Chú Cửu cho biết, ở Trung Quốc, từ lúc bắt đầu học cờ vây đã phải học cách "giàn quân" trước, trong đó chứa đựng nhiều ý nghĩa, chẳng hạn tôn trọng bản thân, tôn trọng đối thủ, từ đó mà đạt trình độ cao nhất cả về kỹ năng chơi cờ lẫn đời sống.
D/H: Mẹ của Ngô Khả Tẩm cho biết, cuộc so tài cờ vây giữa người và máy tính mới đây được đông đảo người dân quan tâm, cô bé đang học toán Olympic có thể sẽ tiếp tục học cờ vây, vì cờ vây mang đậm bản sắc truyền thống Trung Hoa.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, ô-tô cũng giống như máy tính đều do con người tạo ra, nhưng chúng ta chưa bao giờ lo ô-tô chạy nhanh hơn người, nhưng lại rất để tâm đến việc máy tính "thông minh" hơn người.
D/H: Vâng. Nhiều người cho rằng AlphaGo chiến thắng Lee Se-Dol, dường như cũng có nghĩa là máy tính chiến thắng con người, đây là điều rất đáng lo ngại.
H/A: Vâng. Nhưng họ đã quên một điều rằng trí tuệ nhân tạo cũng là sản phẩm sáng tạo của con người, là sản phẩm thể hiện năng lực phi thường của bộ não con người. Sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo được thúc đẩy dựa vào trí tuệ con người.
D/H: Đúng vậy. Mặc dù xu thế phát triển trí tuệ nhân tạo là "giống con người hơn", nhưng về bản chất nó vẫn là máy móc phục vụ con người.
H/A: Vâng. Kể từ khi máy tính Deep Blue chiến thắng siêu đại kiện tướng cờ vua người Nga Kasparov năm 1997, máy tính đánh bại con người trong các loại trò chơi thông minh chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
D/H: Nhưng, Giáo sư trường Đại học Ulm, Đức Franz Joseph Radermacher cho biết, công nghệ trí tuệ nhân tạo không ngừng thu được tiến bộ, hệ thống này đã được giao phó những nhiệm vụ trước kia chỉ có con người mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là máy móc có "trí tuệ" giống như con người, mà chỉ có thể chứng minh máy móc có thể làm được những việc tương tự, thậm chí vượt con người về một số chức năng,.
H/A: Vâng. Kể đến mối lo ngại về trí tuệ nhân tạo vượt trí tuệ con người, có cư dân mạng nói đùa rằng, "Nếu quả thực không thể làm khác hơn, thì có thể rút phích cắm điện".
D/H: Vâng. Nhưng, trong đời sống hiện thực, chúng ta không thể "rút phích cắm điện" trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ hữu quan, vì trí tuệ nhân tạo đang và sẽ tiếp tục mang lại tiện lợi to lớn cho cuộc sống của con người.
H/A: Vâng. Chúng ta lấy AlphaGo làm ví dụ, AlphaGo có mạng lưới thần kinh nhân tạo dùng để phân tích ảnh bàn cờ vây, dựa vào chức năng này AlphaGo có thể phân tích phim X quang để chẩn đoán ung thư, cũng có thể giúp người khiếm thị nhận dạng những tấm ảnh do các bạn chia sẻ, để tận hưởng niềm vui do mạng xã hội mang lại.
D/H: Có người cho biết, công nghệ trí tuệ nhân tạo đã mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, chẳng hạn, rô-bốt thay thế con người đã dẫn đến vấn đề thất nghiệp. Thậm chí điều đáng lo ngại hơn là, trong tương lai có thể xuất hiện tình hình rô-bốt thống trị con người như phim khoa học viễn tưởng. Những "đại ca lĩnh vực khoa học-công nghệ" như Stephen Hawking, Bill Gates, v.v. từng một dạo dường như cũng giữ thái độ bi quan.
H/A: Thực ra, bản thân bất cứ công nghệ nào cũng đều không dán mác đạo đức. Công nghệ mang lại ảnh hưởng "tích cực" hay "tiêu cực" đều phụ thuộc vào con người sử dụng và quản lý như thế nào.
D/H: Đúng vậy. Chuyên gia về trí tuệ nhân tạo trường Đại học Cornell Mỹ Bart Selman cho biết, giới nghiên cứu cũng chú trọng nghiên cứu tính an toàn của trí tuệ nhân tạo, chuyên gia có niềm tin, hệ thống trí tuệ nhân tạo được chế tạo trong tương lai sẽ duy trì hữu hảo và hợp tác với con người.
H/A: Vâng. Tuy rằng máy tính thông minh đã chiến thắng kỳ thủ Lee Se-Dol, nhưng con người nên có niềm tin đối với trí tuệ của con người.
D/H: Đúng vậy. Nhà văn thể loại khoa học viễn tưởng nổi tiếng Trung Quốc Lưu Từ Hân cho biết, trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, trí tuệ nhân tạo thường xuất hiện với vai phản diện, đối lập với con người, điều này không có nghĩa là tác giả tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đều giữ thái độ bi quan, đó chỉ là nhằm tạo dựng xung đột mâu thuẫn đủ để đẩy tình tiết lên cao trào, bản thân nhà văn Lưu Từ Hân cũng là thế.
H/A: Vâng. Nhà văn Lưu Từ Hân còn cho rằng, những cảnh báo về phát triển trí tuệ nhân tạo có nội dung thất thiệt làm người nghe hoảng sợ, xét từ tình hình phát triển hiện nay, quả thiết cho rằng trí tuệ nhân tạo gây mối đe doạ tới sự sống còn của con người vẫn là chuyện xa vời.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu về "đại ca" các giới nhìn nhận thế nào về cuộc so tài cờ vây giữa trí tuệ con người với trí tuệ nhân tạo.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |