• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Ba phong tục đón Tết Nguyên đán có những đổi thay mới trong khi được kế thừa

    2016-02-28 16:51:48     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, nhân dịp Tết Nguyên đán, dù ở Trung Quốc hay Việt Nam, người dân đều có nhiều phong tục và nghi lễ chào đón năm mới.

    H/A: Vâng. Câu đối Tết, pháo bánh và tiền mừng tuổi là 3 phong tục tiêu biểu nhất. Cùng với sự biến thiên của thời đại, 3 phong tục này tuy vẫn được kế thừa, nhưng cũng có những đổi thay mới.

    D/H: Vâng. Trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình kế thừa và những đổi thay mới của 3 phong tục đón Tết này.

    H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc và nước ngoài dấy lên cơn sốt kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà soạn kịch Thang Hiển Tổ.

    D/H: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay. 

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, câu đối Tết ban đầu là bùa trừ tà, sau đó gắn liền với văn học và thư pháp, trở thành đồ nhất thiết phải dán trên cửa của mỗi nhà trong dịp Tết, để bày tỏ vui mừng và tốt lành.

    D/H: Phó Chủ tịch Hiệp hội các nghệ sĩ dân gian Trung Quốc Trịnh Nhất Dân cho biết, người Trung Quốc thích màu đỏ, dán câu đối Tết viết trên giấy đỏ trên cửa cũng là nhằm giáo dục thế hệ sau bằng lời chúc tốt lành.

    H/A: Vâng. Chẳng hạn, trên dầm cửa ra vào thường dán hoành phi gồm 4 chữ "Phổ thiên đồng khánh" có nghĩa là khắp nơi chung vui, hai bên cánh cửa dán vế trên và vế dưới như "Canh độc truyền gia hảo vận liên", "Tiệp báo tần tấu quốc sự hưng", có nghĩa là gia đình gặt hái nhiều vận may, quốc gia hưng thịnh có nhiều tin mừng.

    D/H: Trên bức tường trong sân dán câu "Đài đầu kiến hỷ", có nghĩa là ngẩng đầu gặp may, trên bức tường trong nhà dán câu "Nhân khẩu bình an", có nghĩa là người người trong gia đình đều an khang.

    H/A: Ông Chu Quân Sướng, người dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, năm nay hơn 50 tuổi, cho biết trước kia từ hai mươi mấy tháng Chạp đã phải mua giấy đỏ mời người khác viết câu đối Tết.

    D/H: Vâng. Nhưng, hiện nay, cùng với tiết tấu cuộc sống tăng nhanh, mọi người chỉ cần ra chợ mua câu đối Tết in sẵn.

    H/A: Vâng. Về nội dung câu đối Tết, những năm nay thường thấy vế trên "Nhất tâm nhất ý mưu phát triển", có nghĩa là một lòng một dạ mưu cầu phát triển, vế dưới "Vạn gia vạn hộ bôn tiểu khang", có nghĩa là muôn nhà muôn hộ đi lên khá giả.

    D/H: Tuy nội dung câu đối Tết có phần thay đổi, nhưng vẫn viết trên giấy đỏ, nội hàm giá trị cũng không hề thay đổi, đều toát lên sự mong đợi đối với năm mới, tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống tươi đẹp.

    H/A: Ngoài dán câu đối Tết ra, người Trung Quốc còn có phong tục đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Đốt pháo đã có lịch sử hơn 2000 năm ở Trung Quốc, có ngụ ý "xua đuổi ác thú và ma quỷ".

    D/H: Vâng. Theo phong tục, rạng sáng mồng một Tết phải đốt pháo, khi cúng tế thần thánh, cúng tế tổ tiên ở nông thôn, cũng phải đốt pháo.

    H/A: Vâng. Sau tiếng pháo đì đùng, xác pháp tan thành thảm, được gọi là "Mãn đường hồng", tượng trưng năm mới tốt lành.

    D/H: Tuy nhiên, những năm qua, vì nhiều nơi Trung Quốc xuất hiện thời tiết sương mù ô nhiễm, nhiều bạn trẻ đề nghị mua pháo điện tử thay thế pháo bánh truyền thống.

    H/A: Vâng. Trước Tết Nguyên đán, pháo điện tử đã bán chạy trên Taobao, trang web mua sắm trực tuyến của Trung Quốc.

    D/H: Vâng. Pháo điện tử không dùng thuốc nổ, không gây khói bụi, vừa tạo bầu không khí sôi động náo nhiệt, vừa bảo vệ môi trường.

    H/A: Một chủ cửa hàng trực tuyến trên Taobao cho biết, trước Tết Nguyên đán, ông đã bán ra hàng nghìn bánh pháo điện tử trong hơn mười ngày, người mua chủ yếu là giới trẻ.

    D/H: Đốt pháo là phong tục dân gian truyền thống nhằm tạo bầu không khí tốt lành, sôi động và vui mừng. Thay bằng dùng pháo điện tử vừa vẫn tạo được bầu không khí sôi động náo nhiệt, vừa bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

    H/A: Ngoài hai phong tục dán câu đối Tết, đốt pháo ra, người Trung Quốc còn có phong tục cho tiền mừng tuổi. Sau khi chúc Tết ông bà, các bậc trên, con cháu sẽ được nhận tiền mừng tuổi.

    D/H: Vâng. Tiền mừng tuổi có nghĩa là chúc con cháu bình an, tốt lành, hay ăn chóng lớn.

    H/A: Người dân thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc Vương Văn Xương cho biết, cùng với mức sống được nâng cao, cho tiền mừng tuổi đã không còn hạn chế là cho phong bao lì xì nữa, ngày càng nhiều người lựa chọn tặng sách, đồ dùng học tập, điện thoại di động hoặc máy tính, để tỏ lòng chúc phúc có ngụ ý sâu sắc.

    D/H: Vâng. Anh Vương Văn Xương cho biết, một người bạn của anh mở tài khoản riêng cho con mình, đem tiền mừng tuổi gửi tiết kiệm, mong con mình có nhận thức đúng đắn đối với tiêu tiền, hình thành thói quen tiết kiệm.

    H/A: Quý vị và các bạn đang nghe là trích đoạn vở kịch Côn Khúc "Mẫu đơn đình" của nhà soạn kịch nổi tiếng Trung Quốc Thang Hiển Tổ, do nghệ sĩ Côn Khúc nổi tiếng Trương Kế Thanh thể hiện.

    D/H: Thang Hiển Tổ là nhà văn, nhà soạn kịch, nhà tư tưởng đời nhà Minh Trung Quốc, các vở kịch "Mẫu đơn đình", "Tử Thoa ký", "Nam Kha ký", "Hàn Đan ký" của ông nổi tiếng khắp thế giới.

    H/A: Kể từ năm 1998, cộng đồng quốc tế bắt đầu quan tâm nhiều tới Thang Hiển Tổ, vì năm đó là kỷ niệm 400 năm vở kịch kinh điển "Mẫu đơn đình" ra mắt khán thính giả.

    D/H: Các vở kịch do Thang Hiển Tổ sáng tác thường được trình diễn bằng loại hình nghệ thuật Côn Khúc. Côn khúc là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ nhất của Trung Quốc.

    H/A: Năm 2001, cùng với tổ chức UNESCO công bố danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đợt đầu, Côn Khúc Trung Quốc có mặt trong danh sách này đã dấy lên cơn sốt Côn Khúc trên thế giới.

    D/H: Vâng. Trong đó, vở kịch "Mẫu đơn đình" nhận được sự quan tâm rộng khắp. Năm 2004, vở kịch Côn Khúc "Mẫu đơn đình" toàn bộ do các diễn viên trẻ đóng vai bắt đầu lưu diễn trên thế giới.

    H/A: Vở kịch "Mẫu đơn đình" thông qua các tình tiết câu chuyện trắc trở, ly kỳ như nằm mơ, tỉnh dậy, qua đời, sống lại v.v, miêu tả vai nữ chính Đỗ Lệ Nương tự tử vì tình yêu, nhưng lại sống lại vì tình yêu, cuối cùng được hưởng tình yêu ngọt ngào.

    D/H: Giáo sư Học viện Triết học trường Đại học Vũ Hán Trâu Nguyên Giang là Phó Chủ tịch phân hội nghiên cứu Thang Hiển Tổ thuộc Hội nghệ thuật sân khấu Trung Quốc, ông cho biết, nhà soạn kịch Thang Hiển Tổ luôn là một trong những nhân vật được thế giới quan tâm, trên thế giới có mười mấy phiên bản biểu diễn vở kịch "Mẫu đơn đình".

    H/A: Vâng. Chẳng hạn, bậc thầy nghệ thuật Kabuki đương đại Nhật Bản Tamasaburo Bando từng biểu diễn vở kịch "Mẫu đơn đình" của Trung Quốc tại Pháp, đã gây chấn động mạnh mẽ.

    D/H: Mới đây, Trung tâm quốc tế nghiên cứu Thang Hiển Tổ đã thành lập tại thành phố Phủ Châu, tỉnh Giang Tây, quê hương của Thang Hiển Tổ, từ đó đã mở màn các hoạt động kỷ niệm 400 năm ngày mất của Thang Hiển Tổ.

    H/A: Tháng 10 năm ngoái, trong chuyến thăm Anh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị năm 2016 hai nước Trung – Anh có thể cùng tổ chức hoạt động kỷ niệm 400 năm ngày mất của hai đại văn hào Thang Hiển Tổ và Sếch-xpia. Do đó, nhiều hoạt động liên quan đã lần lượt diễn ra ở Trung Quốc và nước ngoài.

    D/H: Nhiều chuyên gia cho biết, đại văn hào Sếch-xpia là nhân vật tiêu biểu của văn hoá Anh, Thang Hiển Tổ là nhân vật tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc, nhưng cả thế giới, thậm chí người Trung Quốc chưa quen thuộc và nghiên cứu đầy đủ về Thang Hiển Tổ như Sếch-xpia.

    H/A: Thực ra, nhà soạn kịch Thang Hiển Tổ là một nhân vật tiêu biểu mà người phương Tây có ý nguyện tìm hiểu mạnh mẽ.

    D/H: Vâng. Trên trường quốc tế, nghiên cứu đại văn hào Sếch-xpia cùng tác phẩm của ông rất sôi động, nghiên cứu đại văn hào Thang Hiển Tổ cùng tác phẩm của ông cũng nên đưa lên vị trí xứng đáng.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>