H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, "Hoa vàng nở rộ, rừng tre xanh mướt, mong có được tâm trạng yên tĩnh như vầng trăng sáng, bầu trời vạn dặm chẳng chút bụi bẩn", đây là lời ca trong bài hát "Như lai như khứ" do ca sĩ Chu Triết Cầm thể hiện.
H/A: Tại Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ 4 khai mạc vào cuối tháng 10, ca sĩ Chu Triết Cầm là khách mời biểu diễn duy nhất, đã trình bày bài hát "Như lai như khứ" này.
D/H: Giọng hát trong trẻo, du dương của ca sĩ Chu Triết Cầm vang lên trên bầu trời núi Linh Sơn, Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, khiến hàng vạn tăng lữ và người dân bất giác như quên hết mọi điều phiền muộn nơi trần tục, bước vào thế giới Thiền.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn "Bến bờ tâm linh" của ca sĩ Chu Triết Cầm.
D/H: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, bài hát "Như lai như khứ" là ca khúc Phật giáo do nhạc sĩ Trung Quốc Hà Huấn Điền sáng tác cho Lễ hội âm nhạc chùa Linh Sơn 7 năm trước.
D/H: Bài hát này lấy đề tài từ điển tích con đường giác ngộ của Đức Phật trong Phật giáo, có nghĩa là "Vì đâu đâu cũng có, cho nên không cần đi đâu cả, cũng vì từ trước đến nay đều có, cho nên cũng không cần đi đâu cả".
H/A: Đây cũng là điều triết lý nhân sinh của ca sĩ Chu Triết Cầm. Mười mấy năm trước, với bài hát "A Thư Cổ", chị Cầm đã được làng âm nhạc thế giới biết đến.
D/H: Hiện nay, chị đảm nhiệm "Đại sứ thân thiện tại Trung Quốc" của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
H/A: Chị cho biết, mọi người nên học lối sống trí tuệ, không nên cố chấp theo đuổi những thứ không thuộc về mình.
D/H: Chị còn tin tưởng rằng, cùng với sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, Trung Quốc nên có văn minh tinh thần mới và phục hưng văn hoá.
H/A: Vâng. Ở Trung Quốc hiện nay, ngày càng nhiều người bình thường bắt đầu tu tập thiền định, tìm kiếm sự an lạc về tinh thần trong thế giới Thiền.
D/H: Năm hơn hai mươi tuổi, chị Cầm đi Quảng Châu, và bắt đầu biểu diễn các bài hát do chị tự sáng tác ở khắp nơi Trung Quốc.
H/A: Bài hát "Câu chuyện về sếu đầu đỏ" do chị sáng tác là bài hát đề tài bảo vệ môi trường đầu tiên ở Trung Quốc.
D/H: Vâng. Album "A Thư Cổ" của chị là album tiếng Trung đầu tiên được phát hành trong phạm vi toàn cầu. Các bài hát của chị đã mở ra phong trào và hình thức âm nhạc mới.
H/A: Các bài hát của chị tuy có lời ca giản đơn, nhưng lại truyền đi nguồn sức mạnh.
D/H: Trong các bài hát của chị thường có các nguyên tố như quay kinh luân, tiếng tụng kinh của các Lạt ma Tây Tạng, chuông gió đu đưa và ánh đèn bơ lung linh.
H/A: Theo chị, những nguyên tố này thể hiện tình cảm chân thành và thoát tục.
D/H: Chị Cầm đã dành 10 năm đi du ngoạn thế giới, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác âm nhạc.
H/A: Sau đó, chị lại dành 10 năm để bảo tồn và kế thừa văn hoá các dân tộc Trung Quốc.
D/H: Vâng. Chị đi các nơi ở Vân Nam, Quý Châu, Thanh Hải, Nội Mông, Tây Tạng, v.v., phối hợp với các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhạc sĩ trẻ, nhân sĩ thời thượng, cùng triển khai sáng tác âm nhạc và thiết kế nghệ thuật dân gian đương đại.
H/A: Chị cho biết, đối với một người sáng tác, coi trọng thứ gì là điều rất quan trọng, ngoài kích thích giác quan ra, còn phải có lòng khát khao và cảm nhận xuất phát từ đáy lòng.
D/H: Năm 2014, chị Cầm đã tổ chức một triển lãm về âm thanh, 70 người tình nguyện đến từ nhiều nước cùng hơn 100 khán giả đã tạo dựng "không gian về âm thanh".
H/A: Vâng. Những người tham gia triển lãm này đi vòng quanh đại sảnh, có người cất ra tiếng, có người chơi nước, thỉnh thoảng có người nhảy múa tham gia vào; khán giả hoặc nhắm mắt lắng nghe, hoặc hát khe khẽ.
D/H: Chị Cầm đã mạnh dạn làm một việc ngoài lĩnh vực của mình, đó là xây dựng mặt bằng "Chứng kiến sự sáng tạo". Đây là một mặt bằng thiết kế kế thừa trí tuệ sản xuất đồ dùng của Trung Quốc, nêu cao tinh thần "Chất lượng cao nhưng không phải hàng xa xỉ".
H/A: Trên mặt bằng thiết kế này có túi làm bằng vải do đồng bào dân tộc Bu-y ở tỉnh Quý Châu dệt bằng phương pháp thủ công với hoạ tiết cổ có lịch sử 3000 năm, thể hiện lòng kính trọng của tổ tiên đối với thiên nhiên.
D/H: Khi vật liệu, phương pháp thủ công của Trung Quốc kết hợp với nhu cầu của cuộc sống đương đại, sức sống của nghệ thuật thủ công truyền thống đang được đánh thức dần.
H/A: Theo chị Cầm, đồ của người Trung Quốc phải có chất lượng cao và theo đuổi thế giới tinh thần, như vậy mới là hàng xa xỉ thực sự.
D/H: Là Tổng Giám đốc chuyên trách nghệ thuật của mặt bằng "Chứng kiến sự sáng tạo", chị Cầm muốn truyền đi giá trị thẩm mỹ Trung Quốc, hình thành thái độ sống và khiếu thẩm mỹ của người Trung Quốc.
H/A: Vâng. Mặt bằng "Chứng kiến sự sáng tạo" muốn phát hiện những giá trị văn hoá đặc sắc bị lãng quên, với thái độ sống trí tuệ và thành thực của người đương đại, dùng quan điểm thẩm mỹ, phán đoán giá trị của người Trung Quốc, hình thành lối sống của người Trung Quốc đương đại, làm thay đổi thói quen bắt chước, mô phỏng phương Tây, chán ghét cuộc sống.
D/H: Theo chị Cầm, văn hoá xuất sắc thực sự nên là các thế hệ sáng tạo và đổi mới, gạn đục khơi trong dựa trên truyền thống, để hình thành chuỗi văn hoá lành mạnh cũng như phong cách và diện mạo kế thừa.
H/A: Vâng. Chị còn cho biết, một thế hệ nên có văn hoá trung thành với thời đại mình sống.
D/H: Vâng. Chị cho rằng, nếu không chấn hưng tinh thần sản xuất và ngành thủ công Trung Quốc, không đi vào cuộc sống người dân, thì không phải là kế thừa thẩm mỹ thật sự.
H/A: Từ sáng tác bài hát đề tài bảo vệ môi trường đầu tiên của Trung Quốc, đưa ra album tiếng Trung đầu tiên được phát hành trong phạm vi toàn cầu, tổ chức triển lãm âm thanh, đến xây dựng mặt bằng "Chứng kiến sự sáng tạo", chị Chu Triết Cầm luôn sáng tạo, kế thừa, luôn "nhặt lại" những giá trị truyền thống bị lãng quên, và coi là báu vật, vì chị cho rằng, có lẽ những thứ đó mới là hình ảnh Trung Quốc thực sự.
D/H: Trong quá trình này, chị Chu Triết Cầm có nhiều thân phận, vừa là nhạc sĩ, vừa là người lập kế hoạch và tổ chức triển lãm, người lập nghiệp, v.v.
H/A: Chị cho biết, chị không bao giờ bó hẹp mình trong một vai trò, bởi vì các vai trò có điểm tương thông. Đây là một thế giới tự do, rộng mở, sức tưởng tượng phong phú như thế nào, thì thế giới của mình sẽ mênh mông dường ấy.
D/H: Những năm qua, chị không bao giờ dừng bước theo đuổi ước mơ, nỗ lực để thế giới trông thấy và nhìn thấy Trung Quốc.
H/A: Chị mong Trung Quốc với kinh tế đang trỗi dậy sẽ đón chào phong trào phục hưng văn hoá mới, để văn minh trở lại, giá trị phương Đông được nêu bật, tạo dựng ước mơ thời đại thuộc về Trung Quốc.
D/H: Sau đây, Hùng Anh và Duy Hoa xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "A Thư Cổ" do chị Chu Triết Cầm thể hiện.
H/A: Trên đây, quý vị và các bạn đã thưởng thức bài hát "A Thư Cổ" do ca sĩ Chu Triết Cầm thể hiện.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |