130815/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, dạo này nhiều khán giả Trung Quốc thích xem chương trình truyền hình thực tế "Thử thách cực hạn" được phát sóng trên kênh vệ tinh của Đài Truyền hình Phương Đông.
H/A: Chương trình giải trí này có nội dung mới mẻ và đầy kích thích, thể hiện sinh động tính cách của các ngôi sao tham gia chương trình, có các trò chơi đặc sắc thể hiện trí thông minh.
D/H: Cứ đến buổi tối Chủ nhật hàng tuần, nhiều khán giả ngồi chờ trước màn ảnh nhỏ, vừa xem vừa trao đổi, thảo luận sôi nổi với các bạn trên trang cá nhân Wechat.
H/A: Kể từ khi lên sóng từ tháng 6, tỷ lệ thu xem của chương trình này liên tục tăng cao. Nhưng, có điều nhiều người còn chưa biết, chương trình thực tế này đã tham khảo chương trình giải trí của Hàn Quốc.
D/H: Thực ra, trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc hiện nay có nhiều chương trình giải trí bắt nguồn từ Hàn Quốc.
H/A: Vâng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, quý 2 năm nay, trong toàn bộ hơn 20 chương trình giải trí được lên sóng trên kênh vệ tinh của những đài truyền hình địa phương và trang mạng chia sẻ video, có hơn một nửa chương trình bắt nguồn từ Hàn Quốc.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Các chương trình giải trí bắt nguồn từ Hàn Quốc gây sốt màn ảnh nhỏ Trung Quốc.
H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, nhiều chương trình giải trí gây sốt trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc đều bắt nguồn từ Hàn Quốc, chẳng hạn như chương trình thực tế "Anh em chạy trốn mau" được phát sóng trên kênh vệ tinh Đài Truyền hình Chiết Giang, chương trình "Tôi là ca sĩ", "Bố ơi, mình đi đâu thế" được lên sóng trên kênh vệ tinh của Đài Truyền hình Hồ Nam.
H/A: Còn có chương trình "Mình yêu nhau đi" được phát sóng trên kênh vệ tinh của Đài Truyền hình Giang Tô, chương trình "Tôi đi học đây" trên trang mạng chia sẻ video Iqiyi, cũng bắt nguồn từ Hàn Quốc.
D/H: Những chương trình giải trí bắt nguồn từ Hàn Quốc này rất được khán giả Trung Quốc yêu thích, chương trình "Anh em chạy trốn mau" và "Tôi là ca sĩ" đã đứng đầu bảng về tỷ lệ thu xem trong toàn bộ chương trình được phát sóng cùng một thời gian, trở thành đề tài câu chuyện người dân Trung Quốc thảo luận sôi nổi trong thời gian rảnh rỗi.
H/A: Bám sát văn hoá là một trong những nguyên nhân mà các chương trình giải trí bắt nguồn từ Hàn Quốc gây sốt tại Trung Quốc.
D/H: Vâng. Vì Trung Quốc và Hàn Quốc có quan niệm giá trị và lối tư duy giống nhau, cho nên các chương trình giải trí được bản địa hóa nhanh chóng và dễ được khán giả chấp nhận sau khi được nhập vào Trung Quốc.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, chương trình thực tế "Bố ơi, mình đi đâu thế" được đông đảo khán giả đánh giá cao là vì Trung Quốc và Hàn Quốc có văn hoá gia đình cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương tự.
D/H: Đúng vậy. Cộng thêm sức hấp dẫn của các ông bố là ngôi sao và các nhí dễ thương, cũng như những bí ẩn và thách thức trong trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn, chương trình "Bố ơi, mình đi đâu thế" đã thoả mãn lòng hiếu kỳ của khán giả.
H/A: Ngoài ra, quan tâm nhiều hơn tới các chi tiết cũng là điều then chốt mà chương trình thực tế loại này gây sốt.
D/H: Vâng. Trước kia, khi dàn dựng chương trình giải trí, 70% chi phí sản xuất chương trình được dùng vào mời ngôi sao, nhưng, hiện nay người sản xuất chương trình của Trung Quốc đã nhận thức được việc chú trọng chi tiết cũng là biện pháp giành thắng lợi.
H/A: Vâng. Chẳng hạn, để đạt được hiệu quả sân khấu tốt nhất, ê-kíp sản xuất chương trình "Tôi là ca sĩ" đã chi gần 10 triệu Nhân dân tệ xây dựng hệ thống âm thanh hàng đầu.
D/H: Vâng. Để đảm bảo chương trình được thể hiện hoàn hảo, ê-kíp sản xuất chương trình "Anh em chạy trốn mau" đã huy động hơn 300 người để quay các ngôi sao một cách toàn diện.
H/A: Đối với hiện tượng này, người sản xuất của Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho biết, chương trình giải trí Trung Quốc thông qua không ngừng tìm tòi, đang đi trước đón đầu, ê-kíp sản xuất Hàn Quốc cũng đang tìm hiểu nội dung nào sẽ thu hút và nhận được sự hưởng ứng từ khán giả Trung Quốc.
D/H: Về việc bản địa hóa chương trình bắt nguồn từ Hàn Quốc, chúng ta hãy lấy chương trình "Mình yêu nhau đi" được lên sóng trên kênh vệ tinh Đài Truyền hình Giang Tô làm ví dụ, tuy mô hình chương trình này tham khảo chương trình giải trí nổi tiếng của Hàn Quốc "Chúng mình kết hôn đi", nhưng khác với đội ngũ 100% ngôi sao của Hàn Quốc, ê-kíp Trung Quốc xây dựng mô hình "3 cặp ngôi sao + 1 cặp người bình thường".
H/A: Ngoài ra, trong phần mở đầu chương trình có thời lượng khoảng 10 phút, chương trình giải trí Hàn Quốc thường có nội dung chuẩn bị cho tình tiết, nhưng điều này không phù hợp với thói quen thích tiết tấu nhanh của khán giả Trung Quốc.
D/H: Vì vậy, ê-kíp làm chương trình "Anh em chạy trốn mau" đã xem xét đầy đủ đến điều khác biệt này, trong quá trình thao tác cụ thể, tinh giản phần mở đầu chương trình, trực tiếp triển khai chủ đề chương trình.
H/A: Chị Lý Vĩnh Tiệp sống ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh là khán giả trung thành của chương trình "Bố ơi, mình đi đâu thế" phiên bản Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi trả lời phóng viên, chị cho biết, tuy phiên bản Trung Quốc vẫn còn "hơi hướng" tham khảo phiên bản Hàn Quốc, nhưng đã có thể cảm nhận rõ ê-kíp sản xuất Trung Quốc đã đầu tư chất xám và cải tiến lại chương trình.
D/H: Vâng. Chị Lý Vĩnh Tiệp cho biết, trong hai mùa trước, sự khác biệt giữa phiên bản Trung Quốc với phiên bản Hàn Quốc được thể hiện ở chỗ phiên bản Hàn Quốc nhấn mạnh sự hoà hợp giữa cha và con, nhưng phiên bản Trung Quốc càng nghiêng về nội dung các ông bố chăm sóc con cái, điều này có thể là liên quan tới cha mẹ Trung Quốc thường chăm sóc tỷ mỉ chu đáo cho con cái.
H/A: Nhưng, sau 2 mùa chương trình, khán giả có thể sẽ không còn hứng thú đối với những tình tiết này, vì vậy, trong mùa 3 đang chiếu hiện nay, phiên bản Trung Quốc đã xuất hiện xu thế chuyển sang nhấn mạnh sự hoà hợp giữa cha và con.
D/H: Khác với ban đầu chi khoản tiền lớn mua bản quyền chương trình Hàn Quốc, hiện nay thị trường chương trình giải trí Trung Quốc đã bước sang giai đoạn hợp tác Trung – Hàn.
H/A: Vâng. Trong chương trình "Anh em chạy trốn mau" và "Mình yêu nhau đi" đều xuất hiện "bóng dáng" ê-kíp sản xuất của đài truyền hình Hàn Quốc.
D/H: Ngoài mời ê-kíp Hàn Quốc tham gia dàn dựng chương trình ra, hợp tác với ê-kíp Hàn Quốc khai thác mô hình chương trình mới cũng trở thành sự lựa chọn mới của đông đảo ê-kíp sản xuất chương trình giải trí của Trung Quốc, trong đó bao gồm thuê người sản xuất và biên kịch hàng đầu trong ê-kíp làm chương trình giải trí của Hàn Quốc.
H/A: Phương thức hợp tác Trung – Hàn mới này một mặt góp phần giảm thiểu giá thành sản xuất chương trình, mặt khác cũng có lợi cho học tập lẫn nhau giữa ê-kíp làm chương trình hai nước.
D/H: Điều đáng chú ý là, trong bối cảnh các chương trình giải trí bắt nguồn từ Hàn Quốc xuất hiện dầy đặc trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc, chương trình giải trí "Bài hát hay Trung Quốc" do Đài Truyền hình Trung ương dàn dựng, chương trình "Người bạn diệu kỳ" của Đài Truyền hình Hồ Nam, chương trình "Chiến đấu vì cô ấy" của Đài Truyền hình Giang Tô, chương trình "Bao la vùng trời" của Đài Truyền hình Liêu Ninh đều là chương trình giải trí do Trung Quốc tự sáng tạo và được nhiều khán giả yêu thích, điều này chứng tỏ, dựa vào bản địa, chương trình giải trí của Trung Quốc cũng có thể giành được thành công.
H/A: Chị Quản Minh sống ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô là khán giả hâm mộ chương trình giải trí, chị cho biết quả thật cảm thấy mới mẻ đối với những chương trình giải trí do Trung Quốc tự sáng tạo.
D/H: Chị Quản Minh cho biết, chương trình "Chiếu đấu vì cô ấy" là chương trình do Trung Quốc tự sáng tạo, dù về thiết kế các trò chơi, hay về sự biểu hiện của người dẫn chương trình và khách mời tham gia chương trình, đều không hề kém so với chương trình giải trí Hàn Quốc, chương trình này tràn đầy tình yêu thương và năng lượng dương.
H/A: Từ 100% "made in" Hàn Quốc đến hợp tác Trung – Hàn, sắp tới sẽ xuất hiện càng nhiều chương trình giải trí do Trung Quốc tự sáng tạo.
D/H: Quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, trong bài hát "Anh hùng siêu cấp", bài hát chủ đề của chương trình thực tế "Anh em chạy trốn mau", do diễn viên nổi tiếng Đặng Siêu thể hiện, Duy Hoa xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |