160715/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 4/7, tại Hội nghị lần thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO), di chỉ Thổ Ty Trung Quốc được đưa vào danh sách Di sản thế giới.
H/A: Di chỉ Thổ Ty trở thành Di sản thế giới thứ 48 của Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục đứng thứ hai trên thế giới về số lượng Di sản thế giới.
D/H: Trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu chi tiết về di chỉ Thổ Ty Trung Quốc được công nhận là Di sản thế giới.
H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Các địa phương Trung Quốc đồng loạt tổ chức các triển lãm chủ đề và hoạt động văn hoá kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật và Chiến thắng Phát-xít của thế giới.
D/H: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, ngày 4/7, tại Hội nghị lần thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc, di chỉ Thổ Ty Trung Quốc được đưa vào danh sách Di sản thế giới.
D/H: Từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20, chính quyền Trung ương các triều đại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc đã thực thi "Chế độ Thổ Ty" tại khu vực dân tộc thiểu số ở vùng tây-nam, bổ nhiệm thủ lĩnh địa phương nhậm chức "Thổ Ty", cai quản nhân dân địa phương theo chế độ thế tập.
H/A: Các thành cổ Thổ Ty và kiến trúc nha môn được bảo tồn đến nay từng là trung tâm hành chính và nơi sinh sống của "Thổ Ty".
D/H: Hồ sơ xin công nhận Di sản thế giới lần này gồm 3 di chỉ là: Thành cổ Thổ Ty ở Vĩnh Thuận, tỉnh Hồ Nam, thành cổ Thổ Ty Đường Nha, tỉnh Hồ Bắc và cụm kiến trúc quân sự Hải Long Đồn ở Bá Châu, tỉnh Quý Châu.
H/A: Ba di chỉ này là di chỉ thành cổ Thổ Ty có quy mô khá lớn, bố cục hoàn chỉnh, số lượng di vật phong phú, có đặc trưng giá trị nhất và mang tính tiêu biểu nhất.
D/H: Phó Cục trưởng Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc Đồng Minh Khang cho biết, lần này 3 di chỉ Thổ Ty được công nhận là Di sản thế giới, khiến người dân dân tộc Thổ, dân tộc Mèo và dân tộc Mô-lao sinh sống ở vùng núi miền tây-nam Trung Quốc lần đầu tiên có được Di sản thế giới của mình, quan niệm bảo vệ di sản văn hoá sẽ được quảng bá trong khu vực rộng hơn và nhiều dân tộc hơn ở Trung Quốc.
H/A: Di chỉ Thổ Ty trở thành Di sản thế giới thứ 48 của Trung Quốc, tỉnh Hồ Nam và tỉnh Quý Châu lần đầu tiên có được Di sản thế giới trong tỉnh mình.
D/H: Trong báo cáo đánh giá, Ủy ban Di sản thế giới chỉ rõ, các di chỉ Thổ Ty Trung Quốc này đã thể hiện sự giao lưu giá trị quan của loài người về các mặt kế thừa văn hoá dân tộc và đồng thuận quốc gia giữa chính quyền Trung ương và cộng đồng địa phương, đã chứng kiến chế độ quản lý Thổ Ty ở vùng tây-nam Trung Quốc.
H/A: Mọi người đều biết, lập hồ sơ xin công nhận Di sản thế giới không phải chuyện dễ dàng, công tác bảo tồn lại càng khó hơn.
D/H: Vâng. Phó Cục trưởng Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc Đồng Minh Khang cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định trong "Công ước Di sản thế giới", tiếp tục tăng cường bảo tồn, quản lý và giám sát di chỉ, dốc sức cải thiện cuộc sống người dân địa phương, để văn hoá truyền thống các dân tộc Trung Quốc được kế thừa và phát triển.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, tại Hội nghị lần này của Ủy ban Di sản thế giới, hồ sơ xin công nhận "Quần thể Di chỉ cách mạng công nghiệp thời Minh Trị" của Nhật Bản gây nhiều tranh cãi cũng chính thức được xem xét thông qua, đưa vào danh sách Di sản thế giới, việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Hàn Quốc.
D/H: Hồ sơ "Quần thể Di chỉ cách mạng công nghiệp thời Minh Trị" của Nhật Bản liên quan tới 23 di chỉ công nghiệp ở Ki-u-shu, Y-a-ma-gu-chi, v.v., đa số di chỉ công nghiệp này xây dựng vào thời Minh Trị, Nhật Bản, trong đó có mỏ than Ha-shi-ma, nhà máy đóng tàu Na-ga-sa-ki, v.v.
H/A: Hàn Quốc chỉ trích rằng, có rất nhiều người Triều Tiên bị cưỡng bức lao động khổ sai, và đã bị thiệt mạng tại các di chỉ này trong Thế chiến thứ 2.
D/H: Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cũng từng bày tỏ phản đối, nhấn mạnh nhiều di chỉ trong quần thể 23 di chỉ công nghiệp mà Nhật Bản đăng ký xin công nhận là Di sản thế giới từng là nơi đế quốc Nhật cưỡng bức lao động khổ sai từ Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và những nước châu Á khác trong Thế giới lần thứ 2, đồng thời chỉ trích những di chỉ này "tô hồng" lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
H/A: Chính phủ Nhật đã ra tuyên bố thừa nhận sự thật cưỡng bức lao động khổ sai trong thập niên 40 của thế kỷ trước, Nhật Bản thừa nhận quãng lịch sử này trên trường quốc tế, đây là điều rất hiếm thấy.
D/H: Nhật Bản còn cho biết, trong tương lai sẽ thành lập trung tâm thông tin tại di chỉ này, tưởng nhớ người gặp nạn, và để du khách tham quan hiểu biết quãng lịch sử xảy ra ở nơi đây.
H/A: Cuối cùng, di chỉ này đã được Ủy ban Di sản thế giới xem xét thông qua, đưa vào danh sách Di sản Văn hoá thế giới.
D/H: Tuy nhiên, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Trung Quốc Đỗ Việt cho biết, ý đồ xin công nhận "Quần thể Di chỉ cách mạng công nghiệp thời Minh Trị" là Di sản thế giới của Nhật đã có từ lâu, hòng che đậy ý đồ thật sự của mình, lẩn tránh tội ác chiến tranh, mọi người vẫn phải giữ thái độ cảnh giác trước khuynh hướng lợi dụng Di sản thế giới để gột rửa lịch sử của Nhật.
H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Di chỉ Thổ Ty Trung Quốc và "Quần thể Di chỉ cách mạng công nghiệp thời Minh Trị" Nhật Bản được công nhận là Di sản thế giới.
D/H: Sau đây, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, năm nay là kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật và Chiến thắng Phát-xít của thế giới.
D/H: Vâng. Các địa phương Trung Quốc sẽ tổ chức triển lãm chủ đề và lưu diễn, sáng tác chương trình biểu diễn sân khấu, phim truyền hình, điện ảnh, tác phẩm văn nghệ cũng như xuất bản phẩm, công bố hồ sơ hữu quan trong cuộc kháng chiến chống Nhật.
H/A: Ngày 7/7 năm nay là kỷ niệm 78 năm bùng nổ "Sự biến ngày 7 tháng 7" làm rúng động trong và ngoài nước.
D/H: "Sự biến ngày 7 tháng 7" là sự mở đầu cuộc chiến xâm lược Trung Quốc toàn diện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, cũng là khởi điểm dân tộc Trung Hoa tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật.
H/A: Kể từ ngày 7/7, Nhà kỷ niệm cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc bắt đầu tổ chức Triển lãm chủ đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và Chiến thắng Phát-xít của thế giới mang tên "Thắng lợi vĩ đại, Đóng góp lịch sử".
D/H: Ông Lý Tông Viễn, Phó Giám đốc Nhà kỷ niệm cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc cho biết, với 1170 bức ảnh và 2834 hiện vật, triển lãm tái hiện trang sử huy hoàng và những đóng góp to lớn của nhân dân Trung Quốc đấu tranh anh dũng chống quân phiệt Nhật xâm lược.
H/A: Ông Lý Tông Viễn cho biết, về nội dung, triển lãm đã phản ánh đầy đủ về cuộc kháng chiến trường kỳ của Trung Quốc, đập tan âm mưu phân chia thế giới của các thế lực phát-xít Đức, Nhật Bản và I-ta-li-a, Trung Quốc cử quân viễn chinh chi viện quân đồng minh Anh – Mỹ để tác chiến với Nhật trong điều kiện cực kỳ khó khăn.
D/H: Về phương thức trưng bày, triển lãm đã sử dụng hàng loạt biểu đồ, số liệu để phản ánh số lượng và tỷ lệ quân Nhật bị Trung Quốc tiêu diệt, tấn công và kiềm chế, nói lên chiến trường Trung Quốc là lực lượng chủ chốt đánh bại quân phiệt Nhật.
H/A: Trước thềm kỷ niệm Chiến thắng cuộc kháng chiến chống Nhật, Cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc và Trung tâm Lưu trữ Trung ương sẽ công bố nhiều tài liệu lịch sử, hồ sơ hữu quan.
D/H: Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc Lý Minh Hoa cho biết, trong năm nay sẽ xuất bản hơn 100 cuốn "Lời khai của tội phạm chiến tranh Nhật được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Trung ương", trong đó tuyệt đại đa số là những tư liệu lần đầu tiên công bố đối ngoại.
H/A: Qua những lời khai này, chúng ta có thể thấy, trong thời gian xâm lược Trung Quốc, quân Nhật tùy tiện giết chóc, bắt bớ, nô dịch và đầu độc nhân dân Trung Quốc, chế tạo và sử dụng vũ khí vi trùng và vũ khí hoá học, tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người sống.
D/H: Quân Nhật còn cưỡng ép phụ nữ làm nô lệ tình dục, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, thiêu hủy thành thị thôn xóm, xua đuổi người dân hoà bình, gây ra hàng loạt tội ác vi phạm chuẩn tắc quốc tế và nguyên tắc nhân đạo, vượt quá sự tưởng tượng của người dân hiền lành và vạch đỏ đạo đức loài người.
H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |