180615/tsvh.mp3
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 11/6, Diễn đàn quản lý nghiên cứu khoa học khu vực châu Á – Thái Bình Dương do trường Đại học Phục Đán Trung Quốc, Tập đoàn Elsevier và tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" của Anh phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Thượng Hải.
H/A: Tại diễn đàn lần này đã công bố Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á do tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" đưa ra.
D/H: Trong bảng xếp hạng này, trường Đại học Tô-ky-ô Nhật đứng đầu bảng, trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Phục Đán và Đại học Khoa học – Công nghệ Trung Quốc là bốn trường đại học Trung Quốc đại lục lọt vào Top 30 trường đại học ở châu Á.
H/A: Trường Đại học Bắc Kinh xếp thứ 4, trường Đại học Thanh Hoa xếp thứ 5, trường Đại học Phục Đán xếp thứ 24, trường Đại học Khoa học – Công nghệ Trung Quốc xếp thứ 26.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu chi tiết về Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm nay.
H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Gấu mèo là dấu hiệu văn hoá Trung Quốc có độ nhận biết cao nhất đối với người nước ngoài.
D/H: Sau đây, chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, kể từ năm 2004, tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" hàng năm đều đưa ra Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, có sức ảnh hưởng rộng rãi.
D/H: Vâng. Hai Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới lần lượt do tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" và tổ chức QS đưa ra và Bảng xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới được công nhận là ba Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất.
H/A: Trong Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm nay do tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" đưa ra, điều khiến mọi người quan tâm là, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành quốc gia có số lượng trường đại học hàng đầu thế giới nhiều nhất ở châu Á.
D/H: Vâng. Tuy trường Đại học Tô-ky-ô Nhật Bản vẫn đứng đầu bảng ở châu Á, nhưng nhiều trường đại học của Nhật Bản đã bị tụt hạng.
H/A: Năm nay, Trung Quốc đại lục cả thảy có 21 trường đại học lọt vào Top 100 trường đại học ở châu Á, năm ngoái chỉ có 18 trường.
D/H: Trong khi đó, Hồng Công Trung Quốc có 6 trường đại học nằm trong bảng này, có 2 trường đại học lọt vào Top 10.
H/A: Ma-cao Trung Quốc có 1 trường đại học nằm trong bảng này.
D/H: Số lượng trường đại học ở Đài Loan nằm trong bảng này tiếp tục giảm xuống, năm nay chỉ có 11 trường, năm ngoái là 13 trường, năm kia là 17 trường.
H/A: Còn Nhật Bản có 19 trường đại học lọt vào Top 100 trường đại học ở châu Á.
D/H: Chủ biên tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" Phil Baty cho biết, bảng xếp hạng này dựa trên 13 tiêu chí khác nhau.
H/A: Số liệu cho thấy, 5 năm qua, những trường đại học ở Trung Quốc đại lục như Đại học Phục Đán và Đại học Bắc Kinh có đà phát triển cực nhanh, vượt các trường hàng đầu châu Á như Đại học Tô-ky-ô, đã nâng cao mạnh mẽ sức ảnh hưởng về học thuật trên trường quốc tế.
D/H: Đúng vậy. Chẳng hạn, từ năm 2009 đến 2013, trong 10% đầu bài báo khoa học được trích dẫn nhiều lần nhất từ cơ sở dữ liệu Scopus, số lượng bài báo khoa học của trường Đại học Phục Đán đã tăng 1,78 lần so với giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008.
H/A: Bất kể về số lượng hay chất lượng, bài báo khoa học của các trường đại học Trung Quốc đại lục đã được nâng cao đáng kể.
D/H: Ông Andres Karlsson, Phó Chủ tịch Tập đoàn Elsevier chuyên trách quan hệ học thuật trên thế giới cho biết, từ năm 2011, kinh phí đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng của Trung Quốc, bao gồm kinh phí nghiên cứu và phát triển, đã tăng 18%/năm, con số này đã loại trừ ảnh hưởng của sự biến động giá cả.
H/A: Trong khi đó, ở châu Âu, do tình hình kinh tế ảm đạm, nên nhiều nước đều giảm đầu tư vào giáo dục.
D/H: Theo ông Anders Karlsson, đầu tư kinh phí vào giáo dục bậc đại học chắc chắn sẽ đáp lại cho xã hội. Hiện nay chỉ có Trung Quốc và một số quốc gia ở Đông Á ý thức được điều này.
H/A: Ông Karlsson mong các trường đại học ở Trung Quốc tiếp tục duy trì đà này, hỗ trợ Trung Quốc chuyển từ nền kinh tế loại hình sản xuất sang nền kinh tế loại hình kiến thức và kỹ năng.
D/H: Giáo dục hợp tác quốc tế cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng. Theo ông Phil Baty, hợp tác quốc tế là sự chia sẻ thực tiễn tốt nhất, cùng hợp tác là nhân tố hết sức quan trọng quyết định vị trí trong bảng xếp hạng trong tương lai.
H/A: Ông Phil Baty còn cho biết, bảng xếp hạng này đã thể hiện tiềm năng học thuật của khu vực châu Á, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu khu vực này.
D/H: Ông Phili Baty cho rằng, Trung Quốc liên tục đầu tư vào lĩnh vực học thuật, lĩnh vực học thuật thực hiện chiến lược phát triển quốc tế hóa, đã mang lại sức ảnh hưởng tích cực, đây là mô hình đáng để các quốc gia châu Á khác học tập.
H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2015 do tạp chí "Giáo dục cao đẳng Times" đưa ra.
D/H: Sau đây, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Gấu mèo là dấu hiện văn hoá Trung Quốc có độ nhận biết cao nhất đối với người nước ngoài.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, ngày 6/6, tại Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu chương trình sáng tạo đổi mới văn hoá và quảng bá văn hoá Thủ đô thuộc trường Đại hoc Sư phạm Bắc Kinh đã công bố "Báo cáo điều tra về độ nhận biết về văn hoá Trung Quốc của người nước ngoài".
D/H: Báo cáo này cho biết, Gấu mèo, trà xanh và khái niệm Âm – Dương là ba dấu hiện văn hoá có độ nhận biết cao nhất đối với người nước ngoài.
H/A: Còn bích họa ở Đôn Hoàng, khái niệm thể diện, quan niệm triết học "Thiên nhân hợp nhất" là dấu hiệu văn hoá có độ nhận biết thấp nhất.
D/H: Cuộc điều tra lần này được thực hiện tại 6 nước gồm Anh, Pháp, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc, mỗi quốc gia có 400 người tham gia.
H/A: Xét về lứa tuổi của người tham gia điều tra, thanh niên trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi có độ nhận biết cao nhất về văn hoá Trung Quốc, những người được hỏi dưới 25 tuổi và 44 tuổi trở lên có độ nhận biết tương đối thấp về văn hoá Trung Quốc.
D/H: Xét về giới tính, nam giới có độ nhận biết về văn hoá Trung Quốc cao hơn nữ giới.
H/A: Cuộc điều tra lần này chia các nhân tố văn hoá Trung Quốc thành 6 loại: Con người, quan niệm triết học, nghệ thuật, tài nguyên thiên nhiên, phương thức sống và cảnh quan nhân văn.
D/H: Kết quả điều tra cho thấy, người nước ngoài có độ nhận biết khá cao đối với các dấu hiệu văn hoá liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, phương thức sống của Trung Quốc như Gấu mèo, trà xanh.
H/A: Trong khi đó, người nước ngoài có độ nhận biết thấp nhất đối với các dấu hiệu văn hoá về quan niệm triết học Trung Quốc như "Thiên nhân hợp nhất", bích họa ở Đôn Hoàng.
D/H: Kết quả điều tra còn cho thấy, mạng In-tơ-nét là kênh người nước ngoài lựa chọn đầu tiên khi tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc.
H/A: Khoảng 50% người nước ngoài coi công cụ tìm kiếm dữ liệu là lựa chọn đầu tiên khi sử dụng mạng In-tơ-nét, tiếp theo là các cổng thông tin, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội và diễn đàn chưa đến 10%.
D/H: Kết quả điều tra còn cho thấy, nhìn chung, nguyện vọng tiếp xúc văn hoá Trung Quốc của người nước ngoài khá cao, trên 80% trong số người được hỏi cho biết có hứng thú đối với văn hoá Trung Quốc.
H/A: Người nước ngoài sẵn sàng cảm nhận văn hoá Trung Quốc qua du lịch, trong khi đó nguyện vọng tiếp xúc và tìm hiểu quan niệm triết học Trung Quốc lại rất thấp.
D/H: Bà Vu Đan, Giám đốc Viện Nghiên cứu chương trình sáng tạo đổi mới văn hoá và truyền bá văn hoá Thủ đô cho biết, nhìn chung, người dân Hàn Quốc và Mỹ có độ nhận biết tương đối cao đối với các dấu hiệu văn hoá Trung Quốc, trong khi đó, người Pháp có độ nhận biết tương đối thấp.
H/A: Người dân ở nước khác nhau có nguyện vọng tiếp xúc sản phẩm văn hoá Trung Quốc khác nhau, chẳng hạn, người Anh thích đọc sách Trung Quốc, người Mỹ thích xem chương trình biểu diễn của Trung Quốc, người Hàn Quốc thích xem phim Trung Quốc, người Pháp thích hàng mỹ nghệ Trung Quốc.
D/H: Vì vậy, khi giới thiệu quảng bá văn hoá Trung Quốc, nên quảng bá dựa theo sự khác biệt giữa các nhóm người, đồng thời phải coi trọng phương tiện truyền thông qua mạng In-tơ-nét, ưu hoá kết quả tìm kiếm thông tin bằng tiếng nước ngoài và hiệu quả quảng bá.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Gấu mèo là dấu hiệu văn hoá Trung Quốc có độ nhận biết cao nhất đối với người nước ngoài.
D/H: Tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |