080115/tsvh.m4a
|
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 27/12/2014, Học viện Khổng Tử đầu tiên do Trung Quốc và Việt Nam phối hợp thành lập đã chính thức gắn biển tại trường Đại học Hà Nội, Việt Nam.
H/A: Học viện Khổng Tử này là do trường Đại học Sư phạm Quảng Tây và trường Đại học Hà Nội phối hợp thành lập, trong thời gian sắp tới trường Đại học Sư phạm Quảng Tây sẽ cử nhóm giáo viên đến Việt Nam giảng dạy tiếng Trung và quảng bá văn hoá truyền thống Trung Hoa.
D/H: Học viện Khổng Tử là tổ chức giáo dục và giao lưu văn hoá nhằm quảng bá tiếng Trung và văn hoá Trung Hoa do Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ quốc gia Trung Quốc thành lập ở nước ngoài.
H/A: Còn Lớp học Khổng Tử là tổ chức giáo dục nhằm quảng bá tiếng Trung và phổ cập văn hoá Trung Hoa, chịu sự quản lý của Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ quốc gia Trung Quốc, thường thành lập trong trường trung học và tiểu học.
D/H: Theo số liệu của Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo quảng bá quốc tế Hán ngữ quốc gia Trung Quốc, tính đến tháng 10 năm 2014, trên toàn cầu đã có 471 Học viện Khổng Tử và 851 Lớp học Khổng Tử phân bố ở 126 nước, cả thảy có 3 triệu 450 nghìn học viên đăng ký.
H/A: Thông qua Học viện Khổng Tử và các mặt bằng giao lưu khác giữa Trung Quốc và nước ngoài, trong gần 10 năm qua đã tổ chức gần 100 nghìn buổi hoạt động giao lưu văn hoá với sự tham gia của 50 triệu lượt người ở khắp nơi trên toàn cầu.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Giấc mơ của một số lưu học sinh nước ngoài nhận được học bổng Học viện Khổng Tử và đang theo học ở Trung Quốc.
H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Những người nước ngoài tích cực quảng bá văn hoá Trung Hoa khi tham gia hoạt động diễn ra tại Học viện Khổng Tử địa phương.
D/H: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, chỉ riêng năm 2014 đã có 40 sinh viên nhận được học bổng Học viện Khổng Tử đến từ 11 nước gồm: Mỹ, Mê-hi-cô, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Thái Lan, Lào, Môn-đô-va, Xri-lan-ca, Nê-pan, Hàn Quốc, Đức và Nga theo học tại trường Đại học Quý Châu nằm ở miền tây-nam Trung Quốc. Trước tiên chúng ta cùng làm quen lưu học sinh I-ta-li-a A-lê-xi-xlơ-pô-na.
D/H: Chị A-lê-xi-xlơ-pô-na đang theo học ở Học viện Giáo dục Quốc tế trường Đại học Quý Châu. Chị cho biết, "giấc mơ Trung Quốc" của chị là muốn tìm hiểu sự va chạm và hoà nhập giữa văn hoá mới và cũ của Trung Quốc ngay trên mảnh đất thần kỳ có lịch sử 5000 năm này.
H/A: Chị cho biết, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị bắt đầu suy nghĩ nên theo học ở trường đại học nào, học chuyên ngành gì.
D/H: Chị cho rằng, hiện nay thương mại quốc tế và hoạt động giao lưu văn hoá giữa quốc gia ngày một nhiều, làm công tác liên quan tới giao lưu quốc tế chắc rất có ý nghĩa. Vì vậy, chị đã quyết định học chuyên ngành "Giao tiếp xuyên văn hoá".
H/A: Chị cho biết, vì kinh tế Trung Quốc mỗi năm đều thực hiện sự tăng trưởng mang tính vượt bậc, nên chị cho rằng học tiếng Trung là một sự lựa chọn thông minh.
D/H: Chị A-lê-xi-xlơ-pô-na đã học vài tháng ở Quý Châu. Chị cho biết, mục tiêu trong thời gian sắp tới là học tiếng Trung cho thật tốt.
H/A: Chị còn cho rằng, phương thức giúp người nước ngoài tăng thêm sự hiểu biết đối với Trung Quốc là sống, học tập và du lịch ở Trung Quốc.
D/H: Chị mong sau này chị sẽ đóng vai trò tích cực trong các hoạt động giao lưu văn hoá giữa I-ta-li-a và Trung Quốc, trở thành nhà lữ hành nổi tiếng Mác-cô Pô-lô trong thời kỳ mới.
H/A: Tiếp theo chúng ta cùng làm quen với lưu học sinh Mê-hi-cô Pa-mê-la Pa-chê-cô Lô-pét. Qua Học viện Khổng Tử ở quê hương anh, anh xin được học bổng, rồi vượt Thái Bình Dương đến Trung Quốc.
D/H: Anh cho biết, Trung Quốc là một quốc gia thần kỳ, văn hoá Nho Giáo cũng như món ăn ngon và phong cảnh tươi đẹp của Trung Quốc khiến anh say mê, đến Trung Quốc từ lâu đã trở thành ước mơ của anh.
H/A: Anh cho biết, sau khi đến Trung Quốc, anh yêu Trung Quốc hơn, văn hoá lâu đời, người dân hiền lành, sản vật phong phú và phong cảnh tươi đẹp đều khiến anh thán phục.
D/H: Tiếp theo chúng ta cùng làm quen với giáo viên Lào Chan-tha-xin Ô-un-keo đang theo học ở trường Đại hoc Quý Châu. Từ nhỏ anh đã đọc được rất nhiều tài liệu về Trung Quốc qua sách báo, anh quyết định đích thân đến Trung Quốc, nước láng giềng của Lào tìm hiểu.
H/A: Từ tỉnh Vân Nam đến tỉnh Quý Châu, anh có nhiều thu hoạch đáng mừng. Anh cho biết, khi những điều trong ký ức giống như hiện thực, anh phấn khởi reo mừng như một đứa bé.
D/H: Anh sắp tốt nghiệp và trở về Lào, tuy anh rất quyến luyến không muốn rời tỉnh Quý Châu, nhưng anh hiểu rõ mình gánh vác sứ mệnh dạy tiếng Trung cho càng nhiều học sinh Lào.
H/A: Anh cho rằng, dùng phương thức giáo dục để kế thừa văn hoá Trung Hoa là cách cất giữ tốt nhất đối với những kỷ niệm về năm tháng học tập ở Trung Quốc.
D/H: Anh còn mong sau này sẽ dẫn dắt càng nhiều học sinh đến Trung Quốc tìm hiểu cuộc sống hiện tại và lịch sử của nước này, học sinh của anh cũng sẽ ôm ấp "giấc mơ Trung Quốc".
H/A: Cuối cùng chúng ta cùng làm quen lưu học sinh Tây Ban Nha Xơ-giô Ma-ti-nét Can-đê-rôn. Anh từ bé đã thích học ngoại ngữ, mong ngoài tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha ra, mình còn nói lưu loát tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga.
D/H: Anh luôn mong ước trở thành một nhà ngoại giao, anh cho biết, Trung Quốc đã ngày càng hội nhập quốc tế, ở Trung Quốc có thể thực hiện ước mơ của anh.
H/A: Anh cho biết, Trung Quốc đã tạo mặt bằng giao lưu rộng mở cho anh, tuy anh theo học ở một thành phố miền tây-nam Trung Quốc, nhưng nơi đây làm cho anh cảm nhận được sức sống bừng bừng của Trung Quốc.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Giấc mơ Trung Quốc của một số lưu học sinh nước ngoài.
H/A: Tiếp theo, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Những người nước ngoài tích cực quảng bá văn hoá Trung Hoa.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 23/9 năm ngoái, tại một trung tâm văn hoá ở Ba-xê-lô-na, Tây Ban Nha đã diễn ra một buổi nói chuyện về khoa học thời cổ đại Trung Quốc.
H/A: Từ các trường phái tư tưởng: Nho giáo, Mặc gia, Đạo giáo và Pháp gia đến thuyết Âm Dương, ngũ hành, từ phong thủy, lịch pháp đến Tứ đại phát minh, các thính giả Tây Ban Nha cảm thấy vô cùng thú vị.
D/H: Nội dung buổi nói chuyện rất chuyên sâu, nhưng người đứng trên bục giảng lại là một người Tây Ban Nha tên Ru-ben Ga-xi-a.
H/A: Ông từng lưu học 2 năm rưỡi ở Bắc Kinh, và làm công tác nghiên cứu thuộc chương trình đào tạo sau tiến sĩ về Vật lý thiên văn và Vũ trụ học ở trường Đại học Bắc Kinh, hiện nay làm việc ở Sở nghiên cứu vật lý thiên văn An-đa-lu-xi-a, Tây Ban Nha.
D/H: Là một nhà khoa học từng học ở Trung Quốc, ông Ru-ben không những nói được tiếng Trung, viết được chữ Hán, mà còn am hiểu khá sâu về khoa học thời cổ đại Trung Quốc.
H/A: Buổi nói chuyện này là do Học viện Khổng Tử ở Ba-xê-lô-na tổ chức, là một nội dung trong các hoạt động văn hoá kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Học viện Khổng Tử ở địa phương.
D/H: Trước đó, Học viện Khổng Tử ở Ba-xê-lô-na còn tổ chức hai buổi nói chuyện về Kinh kịch và âm nhạc truyền thống Trung Quốc, người đứng trên bục giảng cũng là người Tây Ban Nha.
H/A: Ông Thường Thế Nho, Giám đốc Học viện Khổng Tử ở Ba-xê-lô-na cho biết, nếu mời chuyên gia Trung Quốc giới thiệu văn hoá truyền thống Trung Quốc, tất nhiên "chính thống" hơn, nhưng khi đối mặt với thính giả nước ngoài, ngôn ngữ luôn là một trở ngại rất lớn.
D/H: Vâng. Dù một số chuyên gia học giả Trung Quốc có thể nói tiếng Anh rất lưu loát, nhưng ở Tây Ban Nha, quốc gia có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, thì ít nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng tới sự hiểu biết của thính giả.
H/A: Nếu mời phiên dịch, cũng phải đối mặt với vấn đề phiên dịch không am hiểu bối cảnh văn hoá hữu quan, khó mà đảm bảo được hiệu quả quảng bá của buổi nói chuyện.
D/H: Ông Thường Thế Nho cho rằng, mời người nước ngoài giới thiệu văn hoá Trung Hoa với người dân nước họ, sẽ thu được hiệu quả tốt.
H/A: Vâng. Vì hiện nay nhiều người nước ngoài có hứng thú đối với văn hoá Trung Hoa, và sẵn sàng bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu.
D/H: Với những hiểu biết đối với văn hoá Trung Hoa, lại kết hợp văn hoá nước mình, họ dùng tiếng mẹ đẻ giới thiệu trước người dân nước mình, có lợi cho thính giả địa phương chấp nhận dễ hơn.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Những người nước ngoài đóng vai quảng bá văn hoá Trung Hoa.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" kỳ tới.
D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |