• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phim truyền hình "Cao lương đỏ" dấy lên cơn sốt xem phim; Nhà văn Mạc Ngôn: Tôi sẽ tiếp tục viết

    2014-11-20 17:09:33     Hãng tin TQ

    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, phim truyền hình nhiều tập "Cao lương đỏ" dựa theo bộ tiểu thuyết dài "Gia tộc cao lương đỏ" của nhà văn Mạc Ngôn đang dấy lên cơn sốt xem phim ở Trung Quốc.

    H/A: Nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Chu Tấn đóng vai nữ chính Cửu Nhi, với diễn xuất điêu luyện cực kỳ xuất sắc, Chu Tấn đã nhận được sự đánh giá cao của khán giả.

    D/H: Tác giả bộ tiểu thuyết dài "Cao lương đỏ", nhà văn Mạc Ngôn cũng một lần nữa thu hút sự quan tâm của mọi người.

    H/A: Mới đây, nhà văn Mạc Ngôn được trao tặng học vị Tiến sĩ danh dự tại trường Đại học thành phố Niu-oóc, Mỹ. Khi phát biểu tại trường Đại học này, ông Mạc Ngôn cho biết, ông sẽ tiếp tục viết.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Phim truyền hình "Cao lương đỏ" dấy lên cơn sốt xem phim ở Trung Quốc.

    H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn động thái mới của nhà văn Mạc Ngôn.

    D/H: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay. 

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, phim truyền hình nhiều tập "Cao lương đỏ" đang chiếu trên màn hình truyền hình Trung Quốc và đã dấy lên cơn sốt xem phim.

    D/H: Phim truyền hình "Cao lương đỏ" được cải biên từ tiểu thuyết dài "Gia tộc cao lương đỏ" của nhà văn Mạc Ngôn, nhà văn giành giải Nô-ben Văn học đầu tiên của Trung Quốc.

    H/A: Bộ phim này kể lại câu chuyện xảy ra ở huyện Cao Mật tỉnh Sơn Đông vào đầu thập niên 30 của thế kỷ 20. Lúc đó, ở Cao Mật bọn thổ phỉ hoành hành, người dân sống không yên ổn

    D/H: Cô gái Cửu Nhi 19 tuổi xuất thân gia đình địa chủ phá sản ở xã Đông Bắc. Cửu Nhi bị người cha tham tiền gả cho con trai mắc bệnh phong của một hộ nấu rượu tên là Thiền Biển Lang.

    H/A: Chàng trai khỏe mạnh Dư Chiếm Ngao yêu Cửu Nhi, đã giết hai bố con họ Thiền. Cửu Nhi và Dư Chiếm Ngao yêu nhau, tuy tình cảm này lúc đầu không được bà con chấp nhận, Cửu Nhi sau đó đã sinh hai con sinh đôi với Dư Chiếm Ngao.

    D/H: Dưới sự giúp đỡ của sư phụ nấu rượu La Hán, Cửu Nhi dần dần từ một thiếu nữ ngây thơ trở thành chủ hộ nấu rượu bằng cao lương, đã chấn hưng nghề cất rượu của gia đình họ Thiền.

    H/A: Dư Chiếm Ngao dẫn dắt một số người hình thành lực lượng vũ trang của mình, xoay quanh giữa các thế lực như Chính quyền địa phương, bọn thổ phỉ Hoa Bột Tử và băng nhóm Thiết Bản Hội.

    D/H: Sau khi bùng nổ Sự kiện ngày 7/7, quân xâm lược Nhật Bản đánh chiếm tỉnh Sơn Đông, phá vỡ cảnh phồn vinh trước kia của huyện Cao Mật.

    H/A: Khi đối mặt với đại nghĩa dân tộc, Dư Chiếm Ngao và các thế lực khác gác lại ân oán, chấm dứt tranh chấp, cùng chống lại sự xâm lược của quân đội Nhật.

    D/H: Cuối cùng, Cửu Nhi dẫn dắt đội ngũ nhử quân Nhật đến ruộng Cao lương đỏ, châm lửa đốt cây cao lương, cùng chết với quân xâm lược Nhật Bản.

    H/A: Trong phim truyền hình này, nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Chu Tấn đóng vai nữ chính Cửu Nhi, nam diễn viên Chu Á Văn đóng vai nam chính Dư Chiếm Ngao.

    D/H: Với sự diễn xuất tài tình, điêu luyện, Chu Tấn đã nhận được sự đánh giá cao của khán giả. Do có sự dàn dựng công phu và tỉ mỉ, phim truyền hình này đã dấy lên cơn sốt xem phim ở Trung Quốc.

    H/A: Đạo diễn của phim truyền hình này là đạo diễn Trịnh Hiểu Long từng đạo diễn phim truyền hình "Chân Hoàn truyện".

    D/H: Được biết, trong khi phim truyền hình này vẫn đang phát sóng lần đầu ở Trung Quốc, bản quyền của bộ phim dài 60 tập này đã bán sang 9 nước.

    H/A: Nhờ phim truyền hình này, nhà văn Mạc Ngôn một lần nữa nhận được sự quan tâm của mọi người.

    D/H: Trước khi bắt đầu giới thiệu động thái mới của nhà văn Mạc Ngôn, Hùng Anh và Duy Hoa xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát chủ đề của phim truyền hình nhiều tập "Cao lương đỏ".

    H/A: Quý vị và các bạn vừa nghe bài hát chủ đề của phim truyền hình "Cao lương đỏ" cải biên từ bộ tiểu thuyết dài "Gia tộc cao lương đỏ" của nhà văn Mạc Ngôn.

    D/H: Tiếp theo, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn động thái mới của nhà văn Mạc Ngôn.

    H/A: Tối 10/11, tại trường Đại học thành phố Niu-oóc Mỹ đã tổ chức lễ trao học vị Tiến sĩ danh dự cho nhà văn Mạc Ngôn. Nhà văn Mạc Ngôn đã có bài phát biểu nhan đề "Câu chuyện của tôi".

    D/H: Nhà văn cho biết, trong con mắt của bạn bè cùng làng, ông là một người kém năng lực, vì ông đánh nhau không bằng họ, học tập cũng thua kém họ, thậm chí cả khuôn mặt cũng không dễ thương như họ, nhưng vinh dự lại liên tiếp đến với ông. Ông cho rằng, đây chẳng qua là vì ông là một người may mắn.

    H/A: Ông cho biết, trong con mắt của trẻ con, sinh ra là đã yêu thích truyện cổ tích, không thích khoa học. Nhưng, khoa học có thể biến thần thoại hấp dẫn thành hiện thực, còn văn học thì có thể biến hiện thực tàn khốc thành thần thoại.

    D/H: Hình như khoa học và văn học luôn đối đầu nhau,, nhưng thực ra "Cuộc sống không thể không có thành quả khoa học, tâm hồn người dân cũng cần có văn học nuôi dưỡng".

    H/A: Khi nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, nhà văn Mạc Ngôn cho biết, cho đến năm 1982, thôn mà gia đình ông sống mới có điện. Trước đó, cứ đến ban đêm cả thôn tối đen như mực, trẻ con chỉ có thể nghe cụ già kể truyện thần thoại trong ánh đèn lờ mờ.

    D/H: Ông cho biết, lúc đó ông còn chưa ý thức được, chính nhờ nghe những câu chuyện này rất bổ ích cho sáng tác văn học của ông, và ông cũng chưa ý thức được những câu chuyện mà ông đã nghe được từ các cụ già trong thôn đã đặt nền móng cho ông trở thành nhà văn.

    H/A: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20 tiểu thuyết đầu tay của ông ra mắt độc giả, đến nay đã 30 năm. Tiểu thuyết của ông đã miêu tả lịch sử Trung Quốc, nhiều tác phẩm quan tâm vào hiện thực của Trung Quốc.

    D/H: Theo ông, kết hợp lịch sử với hiện thực, kết hợp ước mơ với cuộc sống, là toàn bộ nội dung trong các bộ tiểu thuyết của ông.

    H/A: Sau bài phát biểu, nhà văn Mạc Ngôn đã trả lời phỏng vấn của những phương tiện truyền thông tiếng Hoa ở Mỹ.

    D/H: Khi trả lời vấn đề về môi trường sáng tác hiện nay, nhà văn Mạc Ngôn cho biết, hiện nay không có nội dung gì là không cho phép viết, hiện thực xã hội hiện nay cũng có thể đưa vào tác phẩm của ông. Chỉ có điều là, phải xử lý bằng thủ đoạn nghệ thuật gì, mỗi nhà văn có phương thức xử lý khác nhau.

    H/A: Nhà văn cho biết, không né tránh hiện thực, trong hiện thực có việc gì thì có thể viết việc ấy. Nhưng, điều này bao gồm hai mặt, vừa phải miêu tả các thứ chưa hài lòng trong đời sống hiện thực, vừa phải miêu tả tiến bộ của xã hội, cũng như sự thay đổi to lớn về cuộc sống tinh thần của người dân do những tiến bộ này mang lại.

    D/H: Nhà văn còn cho biết, kể lại sự kiện không phải chỉ nhằm kể lại một câu chuyện đơn giản, mục đích chính là muốn thông qua phương thức kể truyện, miêu tả hiện thực để khắc hoạ nhân vật, xây dựng nhân vật điển hình mà độc giả khó quên.

    H/A: Nhà văn cho rằng, cái gọi là tác phẩm văn học vĩ đại, tiêu chuẩn đánh giá căn bản nhất là đã khắc hoạ hình ảnh nhân vật mà độc giả khó quên chưa.

    D/H: Vâng. Chẳng hạn, khi nhắc đến đại văn hào Lép Tôn-xtôi, mọi người nghĩ ngay tới nhân vật An-na Ca-rê-ni-na; khi nhắc đến tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng", mọi người nghĩ ngay tới Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc.

    H/A: Đúng là như vậy. Đối với viết tiểu thuyết, khắc hoạ nhân vật là nhiệm vụ quan trọng nhất.

    D/H: Về việc giành giải Nô-ben Văn học, nhà văn Mạc Ngôn thú thật, sau khi nhận giải quả thật nằm trong môi trường khá ồn ào, bị chiếm nhiều thời gian.

    H/A: Theo nhà văn Mạc Ngôn, nếu giữ thái độ và tâm trạng không thay đổi, thì có thể chịu đựng và lẩn tránh môi trường ồn ào này, mà trở về sáng tác một cách tĩnh tâm.

    D/H: Nhà văn cho biết, viết văn là một chuyện khổ, nhưng chuyện khổ này cũng mang lại niềm vui và cảm giác hưởng thụ to lớn. Vì vậy, nhà văn sẵn sàng tiếp tục viết, sáng tác tiểu thuyết.

    H/A: Nhà văn say mê theo đuổi nghệ thuật tiểu thuyết, luôn cho rằng tác phẩm tiếp theo sẽ hay hơn. Hơn nữa, trong đời sống hiện thực luôn xuất hiện những câu chuyện hấp dẫn và nhân vật hấp dẫn, khiến nhà văn thường có cảm hứng sáng tác, hoàn toàn không dừng lại được.

    D/H: Mong rằng trong tương lai không xa, các độc giả yêu thích nhà văn Mạc Ngôn sẽ được đọc tác phẩm tiểu thuyết mới của nhà văn, tác phẩm mới sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho độc giả với hình ảnh nhân vật khó quên.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết sẽ tiếp tục viết văn.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>