H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, cuối tháng 9, Cuộc thi ngâm vịnh tác phẩm kinh điển truyền thống Trung Hoa thuộc Liên hoan văn hoá người dân thành phố Thượng Hải năm 2014 thu hút gần 100 nghìn người nhiệt tình tham gia đã bế mạc tại Nhà hát lớn Bảo Lợi Thượng Hải.
H/A: Trên và dưới sân khấu, hàng trăm thiếu niên đồng thanh đọc bài văn nổi tiếng "Thiếu Niên Trung Quốc Thuyết" của nhà tư tưởng thời cận đại Trung Quốc Lương Khải Siêu, là hình ảnh khiến mọi người xúc động nhất.
D/H: Thượng Hải đang dấy lên cơn sốt ngâm vịnh tác phẩm kinh điển truyền thống Trung Hoa.
H/A: Vâng. Theo người dân thành phố Thượng Hải, các bài thơ trong "Kinh Thi" cũng như thơ đời Đường và đời Tống là "gen" văn hoá dân tộc xuất sắc nhất, cũng là "hạt giống" xây dựng tinh thần đô thị.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Ngâm vịnh tác phẩm văn học kinh điển là sự kế thừa "gen" văn hoá dân tộc xuất sắc nhất.
H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới thuộc Giáp Cốt Văn.
D/H: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, Trong cuộc thi ngâm vịnh tác phẩm kinh điển truyền thống Trung Hoa thuộc Liên hoan văn hoá người dân thành phố Thượng Hải năm nay, em Vương Tuấn Kỳ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
D/H: Vâng. Vì em Kỳ năm nay tuy chỉ 16 tuổi, những đã đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển truyền thống như: Tứ Thư Ngũ Kinh (tức 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu), Bách Gia Chư Tử cũng như Nhị thập tứ sử.
H/A: Em Kỳ cho biết, từ khi mới biết nói, em đã đọc thuộc lòng nhiều câu thơ như "Xuân miên bất giác hiểu, xứ xứ văn đề điểu" (Câu thơ có nghĩa là: Giấc xuân không buồn thức, khắp nơi chim ríu rít).
D/H: Vâng. Vì mẹ em Kỳ đã dạy em đọc nhiều bài thơ đời Đường và đời Tống khi em mới học nói.
H/A: Cuộc thi ngâm vịnh tác phẩm kinh điển truyền thống Trung Hoa thuộc Liên hoan văn hoá người dân thành phố Thượng Hải khởi động vào ngày 23/4/2014, đã thu hút gần 100 nghìn người dân tham gia.
D/H: Cuộc thi này không những sản sinh 100 người giỏi về ngâm vịnh, mà còn bình chọn ra 10 người say mê văn hoá truyền thống và am hiểu tác phẩm kinh điển Trung Hoa.
H/A: Ông Lý Nại, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu văn hoá truyền thống Thu Hà Phố, Thượng Hải là giám khảo cuộc thi lần này. Ông cho biết, tuy cuộc thi không được quảng bá nhiều, nhưng lại thu hút rất nhiều người nhiệt tình tham gia.
D/H: Vâng. Ông Lý Nại cho biết, đối với văn hoá truyền thống, mọi người tham gia cuộc thi có tình cảm nồng nàn hơn so với dự kiến của ông.
H/A: Trong số những người tham gia cuộc thi có người xuất thân từ gia đình dòng dõi Nho học, cũng có những bác gái và các chị chỉ hiểu sơ qua về thơ ca.
D/H: Theo giám khảo Lạc Ngọc Minh, Giáo sư Khoa Trung văn trường Đại học Phục Đán, dù những người tham gia cuộc thi hoặc có tiếng đọc đậm đà phương ngôn, hoặc đọc sai luật bằng, trắc trong thơ, hoặc không ngâm vịnh ra vần thơ, nhưng những điều này đều không thành vấn đề.
H/A: Vâng. Theo Giáo sư, điều then chốt là mọi người đã chứng kiến, ngâm vịnh tác phẩm kinh điển mang lại niềm vui thật sự cho mỗi người.
D/H: Thành phố Thượng Hải luôn nổi tiếng bởi "sành điệu" và "thời thượng", nhưng, trong những năm qua bầu không khí yêu mến văn hoá truyền thống, chú trọng tác phẩm kinh điển Trung Hoa ngày càng nồng đậm.
H/A: Đúng vậy. Trung tuần tháng 9, ở Nhà hát lớn Thượng Hải có chương trình biểu diễn "Đãn nguyện nhân trường cửu—Ngâm vịnh thơ ca nổi tiếng đời Đường và Tống Trung Quốc với nhạc đệm", chương trình này "sốt" vé, rất khó kiếm được tấm vé vào xem.
D/H: Tại hiện trường ngâm vịnh thơ ca, dàn nhạc giao hưởng hoành tráng, khi những diễn viên nổi tiếng Trung Quốc như Bộc Tồn Hân, Tiêu Hùng, Kiều Trăn, Đinh Kiến Hoa, v.v. ngâm vịnh bài thơ "Tỳ bà hành" thấm đượm tình cảm bi ai của nhà thơ Bạch Cư Dị, hoặc bài thơ "Thoa đầu phượng" tỏ lòng nhớ nhung đối với người yêu của nhà thơ Lục Du, nhiều khán giả rưng rưng nước mắt.
H/A: Sau khi kết thúc chương trình, nhiều khán giả thế hệ 8X và 9X đã viết bình luận trên tiểu blog hoặc phần mềm trò chuyện Wechat, cảm thán rằng hoá ra văn hoá truyền thống không phải đồ cổ, mà có cái đẹp khiến mọi người say mê.
D/H: Anh Đỗ Á Quần, người sáng lập "Câu lạc bộ thơ ca Thủy Vân Gian" là giáo viên dạy Ngữ văn ở trường Trung học Thị Bắc Thượng Hải, anh cho rằng, đúng như Khổng Tử đã nói, tác phẩm kinh điển truyền thống phát huy được vai trò giáo dục.
H/A: Anh cho rằng, thông qua ngâm vịnh tác phẩm kinh điển truyền thống có thể hun đúc, nâng cao đức tính bên trong và năng lực bên ngoài của cá nhân.
D/H: Quận Gia Định thành phố Thượng Hải có Khổng Miếu nổi tiếng nhất vùng Giang Nam, Trung Quốc, được tôn vinh là "Đô thị giáo dục", cho đến nay đã có hơn 150 câu lạc bộ ngâm vịnh tác phẩm kinh điển.
H/A: Ở nơi đây, ngay từ giai đoạn mầm non, ngâm vịnh tác phẩm kinh điển đã là một phần nội dung được giảng dạy ở nhà trường.
D/H: Hiện nay, quận Gia Định đang tổ chức chuyên gia học giả biên soạn giáo trình riêng, mời nhà soạn nhạc nổi tiếng của Học viện Âm nhạc Thượng Hải phổ nhạc cho thơ ca truyền thống.
H/A: Trong các thành phố của Trung Quốc, Thượng Hải có kết cấu văn hoá độc đáo, vừa truyền thống vừa hiện đại, dùng tinh hoa trong nền văn hoá truyền thống để nuôi dưỡng đô thị, nuôi dưỡng đạo đức con người, sẽ khiến mảnh đất này sản sinh ra những con người có học, thấu tính đạt lý, nho nhã, thanh lịch.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Ngâm vịnh tác phẩm văn học kinh điển kế thừa "gen" văn hoá dân tộc xuất sắc nhất.
H/A: Tiếp theo, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới thuộc Giáp Cốt Văn.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 16/10, tại Lễ ra mắt công chúng những mai rùa và xương thú được cất giữ tại Viện Bảo tàng Lữ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, ông Tống Trấn Hào, chuyên gia thẩm quyền về Giáp Cốt Văn và lịch sử trước đời Tần cho biết, chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới từ hơn 1800 mai rùa và xương thú chưa được công bố, được cất giữ ở Viện Bảo tàng Lữ Thuận.
H/A: Giáp Cốt Văn là một loại chữ viết khắc trên mai rùa và xương thú trong thời kỳ Ân Thương cách đây hơn 3000 năm, là loại văn tự có niên đại sớm nhất và có hệ thống tương đối hoàn chỉnh trong các loại văn tự cổ đại Trung Quốc đã phát hiện.
D/H: Trung Quốc đã phát hiện khoảng 130 nghìn mai rùa và xương thú, hơn 4000 chữ, cho đến nay đã nhận biết khoảng 2000 chữ.
H/A: Chuyên gia cho rằng, lần này phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới là một sự đột phá quan trọng trong hơn 110 năm kể từ khi phát hiện Giáp Cốt Văn, không những cung cấp tài liệu lịch sử quan trọng cho nghiên cứu lịch sử triều đại Ân Thương, mà còn sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy quan trọng đối với nghiên cứu Giáp Cốt Văn.
D/H: Chuyên gia Tống Trấn Hào cho biết, sau hơn 3 năm khảo chứng và tập trung, cả thảy phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới liên quan tới lễ tế, tên nước, địa danh, tên người, trật tự ngữ khí, v.v.
H/A: Đồng thời, các chuyên gia còn phát hiện một số từ mới, chẳng hạn "Sinh Kim Nhật", v.v., còn chứng thực trong thời kỳ Ân Thương đã có những hình phạt như cắt mũi, cắt tai, v.v.
D/H: Nhà lịch sử học nổi tiếng Phó Tư Niên từng nói, phát hiện một chữ Giáp Cốt mới, coi như phát hiện một quả vệ tinh. Lần này phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới, sẽ gây ảnh hưởng sâu xa và phát huy vai trò thúc đẩy quan trọng đối với nghiên cứu Giáp Cốt Văn, để lại di sản văn hoá lịch sử cực kỳ quý báu cho thế hệ sau.
H/A: Được biết, Viện Bảo tàng Lữ Thuận cất giữ hơn 2300 mai rùa và xương thú, tuyệt đại đa số là đồ sưu tầm của nhà khảo cổ nổi tiếng cuối đời Thanh La Chấn Ngọc.
D/H: Do hạn chế của các điều kiện, trước đó chỉ có hơn 500 mai rùa và xương thú cất giữ trong Viện Bảo tàng Lữ Thuận có phiên bản rập, hơn 1800 mai rùa và xương thú còn lại trước kia chưa công bố.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Trung Quốc phát hiện 34 chữ mới và hình chữ mới thuộc Giáp Cốt Văn.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.
D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |