• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nhà văn Trương Hiền Lượng qua đời; Sinh viên đến từ 828 trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu tham gia cuộc thi sáng tác thơ trên mạng

    2014-10-17 17:19:45     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 27/9, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Trương Hiền Lượng qua đời tại Ngân Xuyên, Khu tự trị Ninh Hạ, hưởng thọ 78 tuổi.

    H/A: Nhà văn Trương Hiền Lượng từng làm nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau như làm ruộng, dạy học, viết văn, làm kinh doanh và Ủy viên Chính Hiệp, cuộc đời của ông cũng giống như tác phẩm văn học của ông vậy, vô cùng hấp dẫn nhưng cũng đầy tranh luận.

    D/H: Mặc dù nhà văn đã ra đi, nhưng ông đã để lại cho làng văn học và ngành công nghiệp sáng tạo văn hoá Trung Quốc một gia tài đồ sộ với nhiều tác phẩm kinh điển.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn về nhà văn Trương Hiền Lượng.

    D/H: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Sinh viên đến từ 828 trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu tham gia cuộc thi sáng tác thơ trên mạng.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, nhà văn Trương Hiền Lượng sinh năm 1936 tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm 1955, ông cùng gia đình đến Ngân Xuyên, Khu tự trị Ninh Hạ miền Tây Bắc làm nghề nông.

    H/A: Kể từ năm 1980, ông bắt đầu sáng tác văn học. Thập niên 80 của thế kỷ 20, sự nghiệp sáng tác văn học của ông lên đến đỉnh cao, số lượng chữ các tác phẩm ông sáng tác trong thời kỳ này lên tới hơn 4 triệu chữ.

    D/H: Trải qua hơn 20 năm trắc trở và khó khăn trong cuộc sống, nhà văn Trương Hiền Lượng đã tích lũy cho mình vốn sống phong phú từ những trải nghiệm đắng cay ngọt bùi trong đời sống của tầng lớp dưới.

    H/A: Những thứ được hun đúc trong môi trường thiên nhiên và cuộc sống nhân dân lao động ở miền Tây Bắc Trung Quốc đã trở thành chất liệu quan trọng quyết định phong cách nghệ thuật, tình cảm và sắc màu ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông.

    D/H: Theo một nhà bình luận văn học, chính những điều này đã giúp nhà văn Trương Hiền Lượng hình thành phong cách nghệ thuật riêng biệt vừa rắn rỏi, sâu lắng lại mang đậm màu sắc triết lý.

    H/A: Giới văn học Trung Quốc phổ biến cho rằng, ý nghĩa quan trọng trong các tác phẩm của nhà văn Trương Hiền Lượng là, trong khi đột phá sự cấm kỵ trong văn học, nhà văn còn gieo hạt giống giải phóng tư tưởng cho độc giả.

    D/H: Nhà văn từng tự đánh giá mình là người đi đầu trong phong trào "xông vào" khu vực cấm trong lĩnh vực văn học thời kỳ mới của Trung Quốc.

    H/A: Vâng. Nhà văn đã đánh giá mình như sau: "Qua những kinh nghiệm bản thân, tôi cảm nhận được tự do quý báu đến nhường nào. Trong thời kỳ mới, tôi là nhà văn đầu tiên Trung Quốc viết về đề tài tình dục, về nạn đói, về những câu chuyện ở trại cải tạo lao động. Tôi rất tự hào về điều này".

    D/H: Nhà bình luận văn học Khu tự trị Ninh Hạ Cáp Nhược Huệ cho rằng, tác phẩm gây tranh luận có nghĩa là tác phẩm đó đã có sự đột phá về một điểm nào đó.

    H/A: Trong môi trường văn học hà khắc thời đó, nhà văn Trương Hiền Lượng mạnh dạn phá vỡ những điều cấm kỵ, viết đề tài mà người khác không dám viết, điều này đã khiến nhà văn trở thành nhà văn tiêu biểu của giới văn học Trung Quốc trong thời kỳ mới.

    D/H: Nhưng, tuy là nhà văn nổi tiếng, nhưng trong những năm nửa cuối đời, tác phẩm mà ông Trương Hiền Lượng lấy làm tự hào nhất lại không phải là sáng tác văn học, mà là sáng lập trường quay Trấn Bắc Bảo.

    H/A: Trong thời gian cải tạo lao động, ông ngẫu nhiên phát hiện một di chỉ thành cổ đời Minh, vẻ đẹp hoang sơ và hoành tráng của di chỉ này đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc.

    D/H: Thập niên 80 của thế kỷ 20, theo sự giới thiệu của ông, phim "Người chăn ngựa" và "Cao lương đỏ" đều quay ngoại cảnh tại di chỉ này.

    H/A: Sau đó, nhà văn Trương Hiền Lượng cho rằng, di chỉ Trấn Bắc Bảo đã hình thành cơ sở văn hoá làm phim, vì vậy nhà văn có ý tưởng biến nơi đây thành trường quay ngoại cảnh.

    D/H: Nhà văn đã dốc hết toàn bộ số tiền tiết kiệm và tiền bán bản quyền tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài, tổng cộng 790 nghìn Nhân dân tệ để đặt cọc vay vốn lập nghiệp.

    H/A: Sau đó, rất nhiều phim nổi tiếng đều quay ngoại cảnh ở trường quay Trấn Bắc Bảo, chẳng hạn như phim "Đại Thoại Tây Du", "Khách sạn Tân Long Môn", "Đông Tà Tây Độc", v.v, lập kỳ tích trong giới điện ảnh Trung Quốc.

    D/H: Cho đến hôm nay, nhiều nhà làm phim vẫn rất cảm ơn nhà văn Trương Hiền Lượng. Sau khi biết tin nhà văn qua đời, những nhân sĩ nổi tiếng trong giới điện ảnh như diễn viên La Gia Anh, đạo diễn Vương Gia Vệ, v.v. đều bày tỏ cảm ơn nhà văn Trương Hiền Lượng thời đó đã ủng hộ mình làm phim.

    H/A: Từ số vốn đầu tư 790 nghìn Nhân dân tệ, sau hơn 20 năm phát triển, trường quay miền Tây Trấn Bắc Bảo đã có tài sản trị giá hơn 300 triệu Nhân dân tệ.

    D/H: Trường quay Trấn Bắc Bảo được bình bầu là khu phong cảnh 5A quốc gia, số du khách hàng năm đã liên tiếp 3 năm vượt 1 triệu lượt người, đồng thời nơi đây còn là cơ sở thí nghiệm khai thác mang tính bảo tồn Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

    H/A: Ông Tôn Trung Tín, nguyên Giám đốc Xưởng phim Lan Châu, biên kịch cấp 1 quốc gia, năm 2003 từng hợp tác với nhà văn Trương Hiền Lượng.

    D/H: Ông Tôn Trung Tín đánh giá nhà văn Trương Hiền Lượng là người có tài ăn nói, luôn niềm nở, trông trẻ hơn so với tuổi, rất dễ gần, có nhiều ý tưởng, tư duy sắc bén và tầm nhìn xa.

    H/A: Tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Trương Hiền Lượng gồm: Truyện ngắn "Linh với nhục", truyện vừa "Cây phủ xanh", truyện dài "Một nửa của đàn ông là phụ nữ". 

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Trương Hiền Lượng.

    H/A: Tiếp theo, Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Sinh viên đến từ 828 trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu tham gia cuộc thi sáng tác thơ trên mạng.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong cuộc sống hiện đại bận rộn, thơ dường như có khoảng cách ngày càng xa đối với đông đảo người dân, nhưng điều bất ngờ là Cuộc thi sáng tác thơ ngắn tiếng Trung sinh viên toàn cầu năm 2014 lại dấy lên cơn sốt sáng tác thơ trong sinh viên toàn cầu.

    H/A: Cuộc thi sáng tác thơ ngắn tiếng Trung sinh viên toàn cầu năm 2014 là do sinh viên trường Đại học Giao thông Thượng Hải lên kế hoạch, đề xướng và tổ chức, trải qua nửa năm, ngày 10/10 đã bế mạc tại Thượng Hải.

    D/H: Cuộc thi này cả thảy nhận được 6528 bài thơ của sinh viên đến từ 828 trường đại học và cao đẳng toàn cầu gồm Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Hồng Công, Đại học Ma-cao, Đại học Đài Loan, v.v.

    H/A: Cuộc thi này không những đã thu hút nhiều sinh viên tham gia, mà còn thu hút rất nhiều người đọc các bài thơ tham gia cuộc thi với lượng truy cập trên tiểu blog đã lên tới hơn 60 triệu.

    D/H: Bài thơ "Đi qua làng người xưa" được đánh giá cao do đã thể hiện được nỗi nhớ quê hương hiện đại, được trao Giải đặc biệt.

    H/A: Bài thơ "Bạn không thể xuất hiện hai lần trong gương" do sinh viên đến từ trường Đại học South California Mỹ sáng tác được trao Giải nhất.

    D/H: Bài thơ "Trả lại cuộc đời anh bằng câu chuyện kể truyện ngược" do sinh viên Văn Đao đến từ Học viện Sư phạm Thiên Thủy sáng tác cũng được trao Giải nhất.

    H/A: Theo Ban tổ chức, Cuộc thi sáng tác thơ ngắn nhằm thông qua kết hợp giữa thơ-đề tài văn hoá truyền thống Trung Quốc với tiểu blog-hình thái phương tiện truyền thông mới có sức truyền bá nhất hiện nay, để tạo mặt bằng biểu đạt bản thân cho mỗi sinh viên quan tâm đến thế giới nội tâm của mình và sự phát triển của xã hội, khuyến khích họ sáng tác thơ.

    D/H: Ông Tạng Đệ, Giáo sư Khoa Trung văn trường Đại học Bắc Kinh, giám khảo vòng chung kết cuộc thi lần này cho rằng, kết hợp thơ ca với mạng In-tơ-nét đã tăng thêm nhiều ý nghĩa mới cho cuộc thi sáng tác thơ, và ý nghĩa mới lớn nhất là thể hiện tính cởi mở.

    H/A: Tuy lòng nhiệt tình và sự hiểu biết đối với thơ ca của sinh viên khiến mọi người rất vui mừng, nhưng những vấn đề bộc lộ trong cuộc thi lần này cũng có không ít điều phải suy nghĩ.

    D/H: Vâng. Tuy có một số bài thơ rất xuất sắc, nhưng cũng phổ biến tồn tại vấn đề rập khuôn.

    H/A: Giáo sư Tạng Đệ cho rằng, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi giáo dục thơ ca của Trung Quốc phải rũ bỏ cái nhìn phiến diện trước đây, không ngừng mở rộng tầm nhìn về thơ cho mọi người, để mọi người lựa chọn những bài thơ mà mình yêu thích.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Sinh viên đến từ 828 trường đại học và cao đẳng trên toàn cầu tham gia cuộc thi sáng tác thơ trên mạng.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    H/A: Hùng Anh xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>