Dân tộc La-hu
Dân tộc La-hu chủ yếu phân bố tại các huyện Lan Thương, Mạnh Liên, Song Giang, Mạnh Hải, Tây Minh...ở miền nam tỉnh Vân Nam. Cụm từ "La-hu" là một từ vựng trong ngôn ngữ dân tộc, "La" có nghĩa là con hổ, "hu" có nghĩa là nướng thịt cho thơm. Do vậy, dân tộc La-hu trong lịch sử được gọi là "dân tộc săn hổ". Ngày tết truyền thống của dân tộc La-hu có Tết Nguyên đán La-hu, Tết Bó đuốc, Tết Mặt trăng và Tết Thưởng thức gạo mới... Trong đó ngày tết long trọng nhất là Tết Nguyên đán La-hu. Theo truyền thuyết, anh em dân tộc La-hu sinh ra từ quả hồ lô. Vào mồng một Tết, già trẻ gái trai dân tộc La-hu đều dùng quả hồ lô đựng nước để rửa tay, ngụ ý rửa đi sự nghèo túng của năm cũ, đón chào mùa màng bội thu trong năm mới.
Dân tộc Lê
Dân tộc Lê cư trú tại thị trấn Thông Thập đảo Hải Nam, theo khảo chứng, dân tộc Lê bắt nguồn từ một nhánh tộc của dân tộc "Bách Việt" cổ. Cách đây bốn, năm nghìn năm, tổ tiên dân tộc Lê đã sinh con đẻ cái trên đảo Hải Nam, trở thành cư dân sớm nhất trên đảo. Ngày tết truyền thống của dân tộc Lê có Tết Nguyên đán và "Mồng 3-3". Đa số ngày lễ tết của dân tộc Lê giống với dân tộc Hán, chẳng hạn như Tết Nguyên đán, phong tục đón tết cơ bản như dân tộc Hán. "Mồng 3-3", ngày tết âm lịch hàng năm độc đáo của dân tộc Lê bắt nguồn từ một truyền thuyết về sinh sôi con cháu của tổ tiên dân tộc Lê.
Dân tộc Lô-ba
Dân tộc Lô-ba chủ yếu phân bố tại phía đông nam Tây Tạng, với hơn 2300 người, là dân tộc với số dân ít nhất của Trung Quốc. Lô-ba, là tên gọi mà dân tộc Tạng đặt cho họ, có nghĩa là người miền nam. Trước giải phóng vẫn tồn tại chế độ nô lệ gia đình. Tháng 8 năm 1965 được chính thức xác định là một dân tộc riêng. Dân tộc Lô-ba cư trú tại vùng Mạc Thoát, Mễ Lâm vẫn sử dụng lịch Tạng, tất cả ngày tết và hoạt động tế tự không khác gì mấy với dân tộc Tạng.
Dân tộc Mãn
Dân tộc Mãn chủ yếu phân bố tại ba tỉnh Đông Bắc, Trung Quốc, cư trú đông nhất tại tỉnh Liêu Ninh. Trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, số dân của dân tộc Mãn đứng thứ hai chỉ sau dân tộc Choang. Dân tộc Mãn có lịch sử lâu đời, có thể truy nguồn đến người Túc Thận cách đây hơn hai nghìn năm, Mạt Hạt Hắc Thủy là tổ tiên trực hệ của dân tộc Mãn, sau đó phát triển thành Nữ Chân. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, dân tộc Mãn Châu đổi tên là dân tộc Mãn. Ngày tết truyền thống chủ yếu có Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Mồng 2-2, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung thu. Trong thời gian ngày tết thường tổ chức hoạt động thể thao truyền thống như "Bóng ngọc trai", nhảy ngựa, nhảy lạc đà và trượt băng.... Tết Ban Kim là ngày "Chào mừng dân tộc" của dân tộc Mãn. Tháng 10 năm 1989, chính thức quy định ngày 3/12 hàng năm là "Tết Ban kim".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |