• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chuyến giao lưu học thuật của Giáo sư Mao Hải Kiến tại Việt Nam

    2014-04-24 17:14:03     cri

    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong thời gian dài, giới nghiên cứu học thuật của Trung Quốc hình như quá chú trọng nghiên cứu các nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước châu Âu, bên cạnh đó, việc nghiên cứu đối với các nước láng giềng quan trọng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác lại khá khiêm tốn.

    H/A: Vâng. Trong khi đó những nghiên cứu về Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác với số lượng hạn chế lại hình như quá tập trung vào nghiên cứu hiện trạng, còn việc nghiên cứu đối với lịch sử và văn hoá của những nước này thì càng ít hơn.

    D/H: Phải nói rằng, nghiên cứu của Trung Quốc về lịch sử và văn hoá Việt Nam là rất khiêm tốn so với nghiên cứu về Nhật Bản và Mỹ. Theo các học giả Trung Quốc, đây là chuyện không nên, vì xét từ lịch sử, hai nước Trung-Việt có quan hệ lâu đời.

    H/A: Đúng vậy, hai nước Trung-Việt có quan hệ lâu đời, là nước láng giềng quan trọng của nhau, Trung Quốc nên nghiên cứu nhiều về lịch sử và văn hoá của Việt Nam.

    D/H: Giáo sư Mao Hải Kiến là một trong số những học giả có quan điểm nói trên. Giáo sư Mao Hải Kiến, là giáo sư Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về chính trị và ngoại giao trong thời kỳ cận hiện đại của Trung Quốc.

    H/A: Giáo sư Mao Hải Kiến đã xuất bản nhiều cuốn sách chuyên khảo như "Sự sụp đổ của nhà Thanh: Nghiên cứu về chiến tranh Nha Phiến", "Hoàng đế có số phận cực khổ: vua Hàm Phong Dịch Trữ", v.v.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh sẽ giới thiệu với các bạn chuyến giao lưu học thuật của Giáo sư Mao Hải Kiến tại Việt Nam.

    H/A: Bài cảm nhận về chuyến giao lưu học thuật tại Việt Nam của Giáo sư Mao Hải Kiến đã đăng trên tờ "Nam Phương Cuối tuần" của Trung Quốc số ra ngày 10/4. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cảm nhận của Giáo sư Mao Hải Kiến đối với chuyến thăm lần này.

    D/H: Vì lý do nên nghiên cứu về lịch sử và văn hoá của Việt Nam, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc mùa hè năm 2012 đã cử hai nghiên cứu sinh thạc sĩ đi học ngôn ngữ và lịch sử ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam với thời hạn là 18 tháng.

    H/A: Đến tháng 2 năm nay, hai nghiên cứu sinh thạc sĩ sắp kết thúc chuyến học tập, vì vậy, Giáo sư Mao Hải Kiến cùng Giáo sư Thôi Phi đã đi thăm Việt Nam.

    D/H: Chuyến giao lưu học thuật của hai giáo sư có hai mục đích, một là, kiểm tra tình hình học tập của hai nghiên cứu sinh; hai là, giao lưu học thuật với các bạn đồng nghiệp Việt Nam.

    H/A: Chuyến thăm của Giáo sư Mao Hải Kiến diễn ra từ ngày 9 đến ngày 17/2, tuy thời gian ngắn, nhưng với lịch làm việc dày đặc hai vị giáo sư đã thăm 9 cơ quan gồm Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Khoa lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Lịch sử và Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Lịch sử trường Đại học Huế, Khoa Lịch sử trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

    D/H: Thông qua phương thức toạ đàm, Giáo sư Mao Hải Kiến và Giáo sư Thôi Phi đã tìm hiểu nhiều về chế độ đại học và tình hình giới nghiên cứu lịch sử của Việt Nam.

    H/A: Chẳng hạn, về chế độ đại học của Việt Nam, tuy na ná giống với các nước trên thế giới, nhưng có một điều khác là chế độ đại học quốc gia và đại học cấp vùng của Việt Nam.

    D/H: Vâng, Việt Nam có hai trường đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, có 3 trường đại học cấp vùng là: Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên và Đại học Đà Nẵng.

    H/A: 5 trường đại học này lại có những trường đại học thành viên, Chẳng hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại ngữ, v.v.

    D/H: Về chế độ đại học quốc gia và đại học cấp vùng này, Giáo sư Mao Hải Kiến hơi thắc mắc, vì Trung Quốc không có chế độ như trên. Giáo sư thắc mắc về quan hệ giữa đại học cấp trên và đại học thành viên, không rõ các trường đại học thành viên có mức độ độc lập như thế nào.

    H/A: Về đội ngũ giáo viên, Giáo sư Mao Hải Kiến cho rằng, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có đội ngũ giáo viên khá mạnh, nhiều giáo viên có bằng Tiến sĩ của các trường đại học Nga và các nước Đông Âu.

    D/H: Những năm qua còn có những người có bằng Tiến sĩ của các đại học ở nước phương Tây như Đại học Pa-ri 1 Pantheon-Sorbonne, Đại học Leiden, v.v.

    H/A: Ngoài ra, những năm qua, các trường đại học của Việt Nam cũng cử nhiều học sinh đến Trung Quốc, chẳng hạn, ở các đại học Trung Quốc như Đại học Nhân dân, Đại học Cát Lâm, Đại học Trung Sơn, Đại học Vũ Hán, Đại học Hạ Môn, Đại học Sư phạm Hoa Đông, v.v đều có lưu học sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ.

    D/H: Giáo sư Mao Hải Kiến ước tính rằng, trong đội ngũ giáo viên của khoa lịch sử ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có khoảng 1/3 giáo viên có bằng Tiến sĩ của đại học nước ngoài. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với khoa lịch sử của các trường đại học ở Trung Quốc.

    H/A: Về dự án nghiên cứu, giống như Trung Quốc, giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam cũng có dự án nghiên cứu cấp quốc gia và cấp bộ.

    D/H: Về mặt này, điều khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện ở việc kinh phí trao cho đơn vị hay cá nhân. Ở Việt Nam, kinh phí dùng để nghiên cứu dự án là trao cho đơn vị hoặc nhóm nghiên cứu; còn ở Trung Quốc, kinh phí chủ yếu là trao cho cá nhân.

    H/A: Vì theo Giáo sư Mao Hải Kiến, xét từ kinh nghiệm thế giới, cá nhân một người nghiên cứu lịch sử là thích hợp hơn, hiện nay giới nghiên cứu lịch sử của Trung Quốc càng chú trọng hơn cá nhân một người triển khai nghiên cứu.

    D/H: Giáo sư Mao Hải Kiến còn cho biết, vì thời gian thăm có hạn, những điều tai nghe mắt thấy chỉ là bề mặt, không sâu sắc lắm. Điều để lại ấn tượng sâu sắc cho Giáo sư là: tình hình nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam nhiều hơn nghiên cứu Việt Nam của Trung Quốc.

    H/A: Đúng vậy. Chẳng hạn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có Viện Nghiên cứu Trung Quốc riêng, hơn nữa đây là viện nghiên cứu quốc gia duy nhất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

    D/H: Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Giáo sư Mao Hải Kiến còn phát hiện, trong những giáo viên và nhân viên nghiên cứu mà Giáo sư gặp ở Việt Nam, rất ít người có chức danh Giáo sư, đa số là Phó Giáo sư, hoặc chỉ là Tiến sĩ, giảng viên.

    H/A: Vâng, ở các đại học của Việt Nam chỉ có số ít giáo viên có chức danh Giáo sư. Giáo sư Mao Hải Kiến được biết, trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đại học có số lượng giáo sư nhiều, cũng chỉ có 18 vị giáo sư thôi.

    D/H: Điều này cũng khác với Trung Quốc. Nguyên nhân là chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư của Việt Nam không phải là do trường, mà là do nhà nước tổ chức bình xét, lễ công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư cũng là do nhà nước tổ chức.

    H/A: Vâng. Lễ công nhận chức danh Giáo sư là do nhà lãnh đạo quốc gia chủ trì, còn lễ công nhận chức danh Phó Giáo sư là do nhà lãnh đạo Bộ Giáo dục chủ trì. Là nghi lễ chính thức và trọng thể, lễ công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư được diễn ra tại Văn Miếu ở Hà Nội.

    D/H: Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Giáo sư Mao Hải Kiến cũng đã đi thăm Văn Miếu. Giáo sư cho rằng, so với Khổng Miếu ở Bắc Kinh, Văn Miếu ở Hà Nội có quy mô nhỏ hơn, nhưng số người tham quan lại đông hơn.

    H/A: Giáo sư Mao Hải Kiến chứng kiến, trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử, trên bàn thờ có bát hương và đèn nến, có rất nhiều người đến hành hương.

    D/H: Vâng. Hàng năm, trước kỳ thi đại học, nhiều người trong giới trẻ Việt Nam đến Văn Miếu, cầu mong phù hộ cho mình thi đỗ đại học lý tưởng.

    H/A: Về trình độ phát triển kinh tế, Giáo sư Mao Hải Kiến cho rằng, tuy Việt Nam còn có khoảng cách so với Trung Quốc, nhưng Việt Nam là một đất nước có kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tiến bộ của Việt Nam còn nhanh hơn Trung Quốc.

    D/H: Về sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, các bạn đồng nghiệp Việt Nam giới thiệu, miền Bắc Việt Nam có văn hoá mạnh, kinh tế yếu, còn miền Nam có kinh tế phát triển nhanh, nhưng văn hoá phát triển chậm hơn.

    H/A: Về điều này, Giáo sư Mao Hải Kiến cũng có sự cảm nhận tương đồng, vì Giáo sư phát hiện, số lượng giáo viên có chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư của các đại học ở Hà Nội nhiều hơn các đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.

    D/H: Tối 17/2, tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, trước thềm kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Giáo sư Mao Hải Kiến nói đùa với Giáo sư Thôi Phi rằng, sau chuyến thăm lần này, hai người có thể là học giả Trung Quốc quen biết học giả lịch sử Việt Nam nhiều nhất.

    H/A: Vâng, có thể nói rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này của hai vị Giáo sư Mao Hải Kiến và Giáo sư Thôi phi rất giàu thành quả, đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm để trao đổi học thuật với các bạn đồng nghiệp Việt Nam, tăng thêm sự hiểu biết về giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

    D/H: Nhưng, chỉ có một điều đáng tiếc là, máy ảnh của Giáo sư Mao Hải Kiến ghi lại các thời khắc tốt đẹp trong chuyến thăm Việt Nam lần này bị cướp giật trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh.

    H/A: Nếu không có vụ cướp giật này, chuyến thăm Việt Nam lần này sẽ là một chuyến thăm thật sự tốt đẹp đối với Giáo sư Mao Hải Kiến.

    D/H: Đúng vậy. Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với các bạn cảm nhận của Giáo sư Mao Hải Kiến đối với chuyến thăm Việt Nam hai tháng trước.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    H/A: Hùng Anh xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>