Bà Tự Quý Cúc đến từ Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là người kế thừa văn hoá Mai Cát. Là Đại biểu Quốc hội đến từ cơ sở, bà từ trước đến nay luôn nỗ lực cho việc tổ chức dân làng đi biểu diễn giọng hát Mai Cát trên sân khấu các nước Đông Nam Á. Bà cho biết, giọng hát Mai Cát là giọng hát độc nhất vô nhị của dân tộc Di, là dùng phương thức hát để kể lại cuộc sống thường ngày của người dân tộc Di. Bà đã làm công tác tổ chức và phục vụ nghệ sĩ dân gian đi biểu diễn ở các nước Đông Nam Á 5 năm, ước mơ lớn nhất của bà là một ngày nào đó bà cũng có cơ hội biểu diễn trên sân khấu các nước ASEAN. Bà nói:
"Vì Vân Nam giáp giới với một số nước Đông Nam Á, châu mình thường tổ chức để các nghệ sĩ biểu diễn giọng hát Mai Cát xuất sắc đi biểu diễn trên sân khấu của các nước Đông Nam Á, ước mơ của tôi là đưa giọng hát Mai Cát đến Đông Nam Á, biểu diễn trên sân khấu của các nước Đông Nam Á, kế thừa và tôn vinh văn hoá dân tộc truyền thống Trung Quốc".
Quan hệ hữu nghị giữa các nước quyết định bởi sự giao lưu giữa nhân dân, hoạt động giao lưu văn hoá có lợi cho nhân dân hai bên tìm hiểu lẫn nhau, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Phó Chủ tịch Khu Tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc Lý Khang đề nghị, năm 2014 Quảng Tây tăng cường giao lưu nhân dân giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, thông qua huyết mạch văn hoá tương đồng cùng quảng bá văn hoá Phương Đông. Bà Lý Khang nói:
"Chúng tôi đã giới thiệu những điệu múa, xiếc và tuồng địa phương rất đặc sắc của những dân tộc thiểu số của Quảng Tây với nhân dân các nước Đông Nam Á và nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt. Trung Quốc và ASEAN cần phải phối hợp nghiên cứu văn hoá Phương Đông, tăng cường giao lưu, cùng kế thừa những tinh hoa chỉ có trong văn hoá phương Đông, tôn vinh văn hoá Phương Đông. Trong nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, tôi có một nhận xét là nhân dân hai bên gần gũi nhau, giao lưu rất thân mật, có nhiều câu chuyện có thể trao đổi với nhau".
Bà Lý Khang đề nghị, xu thế giao lưu văn hoá Trung Quốc – ASEAN không những bao gồm mở rộng lĩnh vực giao lưu, mà còn nên đi sâu nghiên cứu các chuyên đề, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, Quảng Tây vẫn còn nhiều công việc phải làm về mặt này.
Đại biểu Quốc hội, Thị trưởng thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc Chu Hồng Ba cho rằng, không nên coi hoạt động giao lưu văn hoá chỉ là ngày lễ, mà phải coi là một mặt bằng, thông qua mặt bằng văn hoá để tạo điều kiện và cơ hội tốt hơn cho Trung Quốc và ASEAN hợp tác kinh tế – thương mại. Vì vậy, ông Chu Hồng Ba đã đề xuất kiến nghị về văn hoá và kinh tế – thương mại thúc đẩy lẫn nhau. Ông nói:
"Chúng tôi đặc biệt xây dựng khu thương mại Trung Quốc – ASEAN, mỗi nước có một khu vực riêng, dù phong cách kiến trúc hay những nguyên tố văn hoá trong khu vực đều thể hiện đặc sắc của nước ấy. Chúng tôi mong trong khi tăng cường hợp tác kinh tế – thương mại, cũng có thể cảm nhận văn hoá của ASEAN".
Thực ra, tăng cường giao lưu văn hoá với Trung Quốc cũng trở thành nhận thức chung của các nước ASEAN. Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ dự thính phiên khai mạc Kỳ họp Quốc hội năm nay cho rằng, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị, từ đó tiếp tục củng cố vững chắc cơ sở nhân văn cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương. Đại sứ nói:
"Giữa Trung Quốc và ASEAN có rất nhiều dự án giao lưu văn hóa, các nước Đông Nam Á trong đó bao gồm Việt Nam đều sẵn sàng tích cực tham gia các dự án thuộc Năm giao lưu văn hoá, tiếp tục tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và ASEAN".
Ông Hứa Lợi Bình, Nghiên cứu viên Viện Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và Toàn cầu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, hiện nay tổ chức Năm giao lưu văn hoá Trung Quốc – ASEAN có ý nghĩa hiện thực không bình thường đối với hai bên, đó là xúc tiến phát triển kinh tế – thương mại. Ông nói:
"Cùng với quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai bên chúng ta không ngừng đi vào chiều sâu, rất nhiều dự án không phải là ngắn hạn, mà là dài hạn, nếu những dự án kinh tế – thương mại dài hạn như dự án đường sắt cao tốc, dự án cơ sở hạ tầng cỡ lớn, thiếu cơ sở nhân văn xã hội vững chắc và thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thì những dự án trung dài hạn này rất khó tiếp tục triển khai, cũng rất khó tiến hành. Vì vậy, giao lưu văn hoá hết sức quan trọng. Để phát triển kinh tế – thương mại bền vững và lâu dài hơn, tăng cường giao lưu nhân văn và giao lưu văn hoá giữa song phương là điều hết sức cần thiết".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |