• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nghệ thuật trang phục của 56 dân tộc Trung Hoa (Dân tộc Na-xi, Bu-răng, A-xương)

    2014-01-14 17:37:15     cri

    Dân tộc Na-xi

    Tổ tiên của dân tộc Na-xi là người Khương cổ sống cuộc sống chăn nuôi tại thung lũng sông Hoàng Hà, sông Hoàng Thủy ở tỉnh Thanh Hải, di rời về phía Nam đến vùng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam, đồng thời chia làm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có dân tộc Na-xi. "Na" có nghĩa là lớn hoặc cao quý, "xi" có nghĩa là người. Người Mô-xô của dân tộc Na-xi ở Lệ Giang tôn thờ thần linh, sùng bái thiên nhiên, tin tưởng thiên địa vạn vật đều do thần linh chi phối. "Lễ đi vòng quanh núi" tế tự núi Sư Tử vào ngày 25 tháng 7 âm lịch hàng năm chính là lễ tế tự công cộng thực thể thiên nhiên mà người dân tôn thờ.

    Dân tộc Bu-răng

    Dân tộc Bu-răng là hậu duệ của người Bộc cổ. Vào thời nhà Đường gọi là "Phác Tử Man", vào thời nhà Nguyên, Minh, Thanh gọi là "Bồ Man", do khu vực cư trú khác nhau, người Bu-răng xưa có cách gọi khác nhau. Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, theo ý nguyện dân tộc, đặt tên chung là dân tộc Bu-răng. Dân tộc Bu-răng trước đây sùng bái nhiều thần linh, phổ biến theo Phật giáo Tiểu thừa, rất nhiều ngày tết truyền thống đều liên quan đến hoạt động tôn giáo. Trong đó những ngày tế lễ đặc sắc nhất có: Tết Nguyên Đán, Lễ tế thần bản, Lễ rửa chân trâu. Lễ hội Sơn Khang là ngày tết trọng thể nhất của dân tộc Bu-răng, diễn ra vào trung tuần tháng 6 lịch Thái hàng năm, thường tổ chức trong 3 ngày.

    Dân tộc A-xương

    Dân tộc A-xương phần lớn tập trung cư trú tại Vân Nam, là một trong dân tộc có lịch sử lâu đời nhất trong địa bàn tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Do nơi cư trú khác nhau, nên còn có tên gọi khác là "Mông Sa", "Mông Sa Thiền", "Đối Sa", "Hán Sa"... Sau giải phóng gọi chung là dân tộc A-xương. Hội Nhai, là mít tinh truyền thống của dân tộc A-xương, chủ yếu tổ chức vào trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm. Dân tộc A-xương theo Phật giáo Tiểu thừa, hội Nhai vốn thuộc mít tinh tôn giáo. Ngày lễ tôn giáo chính có Lễ đóng cửa, Lễ mở cửa, Lễ đốt củi trắng, Lễ té nước... Ngoài các ngày lễ tôn giáo ra, còn có rất nhiều ngày lễ truyền thống đặc sắc của dân tộc, chẳng hạn như Lễ bó đuốc, Lễ tưới hoa và Tết Nguyên Đán.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>