Thảo nguyên Mông Cổ là biển nhạc. Mỗi một lá cây, ngọn cỏ, bông hoa đều chứa đựng nốt nhạc sống động, tỏa hương thơm ngát. Người dân Mông Cổ sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên là một dân tộc âm nhạc. Trên lưng ngựa, trên xe bò, lều bạt Mông Cổ... chỉ cần ở những nơi có thảm cỏ xanh thì sẽ có tiếng hát du dương do tổ tiên dân tộc Mông Cổ để lại.
Hơn một nghìn năm trước, tổ tiên dân tộc Mông Cổ vượt qua sông Argun, di cư đến cao nguyên Mông Cổ. Cùng với việc chuyển nghề săn bắn sang nghề chăn nuôi gia súc, dân ca Trường điệu dần dần phát triển chín muồi. Đồng thời lại được kết hợp với đàn đầu ngựa, nhạc cụ đại diện cho văn hóa thảo nguyên, làm nền cho nhau, tô điểm cho nhau.
Trường điệu tức Trường ca, chú trọng trữ tình, nổi bật hơn cả là làn điệu du dương và nhịp điệu khúc chiết phức tạp của Trường điệu. Lúc hát, thường đưa một đoạn nhạc hoàn chỉnh từ vùng bè thấp lên vùng bè cao, sau đó lại giảm xuống vùng bè thấp, có lúc một bài Trường điệu phải có vài quá trình như vậy. Giọng hát Trường điệu có âm vực rộng, cao vút phóng khoáng, chữ ít âm dài, cộng với âm rung cao trầm, khi hát rất hào phóng tự do, tiếng hát ngân vang ngàn dặm.
Lời ca Trường điệu đến từ thảo nguyên, đa số miêu tả thảo nguyên, tuấn mã, trâu bò, trời xanh, mây trắng... Lắng nghe một khúc dân ca Trường điệu, giống như đang đứng trước thảo nguyên bát ngát. Thảo nguyên mênh mông xanh rờn đến tận chân trời. Bầu trời trong xanh, từng đám mây trắng lững lờ trôi. Bò cừu thành đàn nhởn nhơ gặm cỏ, những chiếc lều bạt Mông Cổ xa xa như những hạt ngọc trai điểm xuyết trên chiếc đĩa màu ngọc bích. Trời đất như hoà làm một, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh giới nghệ thuật này, được rất nhiều nhà âm nhạc tôn vinh là "sự thống nhất hoàn hảo giữa thiên nhiên và tâm hồn".
Có người Mông Cổ ắt có Trường điệu, ngày tết ngày lễ, dạ hội hôn lễ, đoàn tụ bạn bè thân hữu, Na-ta-mu... đâu đâu cũng có thể nghe thấy tiếng đàn đầu ngựa và giọng hát Trường điệu. Hiện nay vẫn còn nhiều dân ca Trường điệu ưu tú được truyền hát.
Sau khi hai nước Trung Quốc và Mông Cổ cùng trình hồ sơ xin công nhận Trường điệu là di sản văn hóa phi vật thể, ngày 25/11/2005, dân ca Trường điệu dân tộc Mông Cổ đã được Tổ chức UNESCO công nhận là "Đại diện kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại". Từ đó, làn điệu du dương phóng khoáng của dân ca Trường điệu dân tộc Mông Cổ đã từ thảo nguyên Mông Cổ mênh mông truyền đi khắp thế giới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |