Quyên: Xin chào quý vị và các bạn, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá".
Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.
Quyên: Thưa các bạn, tuần trước, Hai kỳ họp Trung Quốc năm 2013 gồm Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 12 và Kỳ họp thứ nhất Chính Hiệp Trung Quốc khoá 12 vừa kết thúc tại Bắc Kinh. Trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Lệ Quyên và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn những điểm nóng văn hoá trong Hai kỳ họp năm nay.
Hoa: Trong phần hai của tiết mục, Hùng Anh sẽ giới thiệu với các bạn Đại Hoà thượng, Pháp sư Học Thành, Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc nhiệt tình thúc đẩy văn hoá truyền thống Trung Hoa trong đó gồm Phật giáo thích ứng với xã hội hiện đại, hội nhập thế giới.
Quyên: Sau đây, chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.
Hoa: Thưa quý vị và các bạn, năm ngoái, trong Báo cáo Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất rõ ràng mục tiêu chiến lược "Thiết thực thúc đẩy xây dựng nước mạnh về văn hoá xã hội chủ nghĩa", trong Hai kỳ họp năm 2013, văn hoá trở thành điểm nóng thu hút nhiều người quan tâm.
Quyên: Các đề án và dự án, các quan điểm gồm "Thúc đẩy văn hoá đi ra thế giới", "Tăng tỷ lệ đầu tư vào văn hoá", "Thành lập Ngày toàn dân đọc sách", "Bảo tồn các di sản văn hoá" v.v đều khiến người ta cảm nhận được sự mong đợi tha thiết và nhiệt tình cao của các Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp đối với mục tiêu xây dựng nước mạnh về văn hoá.
Hoa: Sau đây, Duy Hoa và Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn những đề án, dự án và quan điểm của một số Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp.
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh Dương Học Nghĩa cho rằng, phải xây dựng hệ thống diễn ngôn Trung Quốc hướng tới quốc tế, nỗ lực thực hiện "dùng lối biểu đạt quốc tế trình bày lập trường Trung Quốc".
Hoa: Theo Ủy viên Dương Học Nghĩa, muốn thúc đẩy triết học và khoa học xã hội Trung Quốc đi ra thế giới, không những đòi hỏi đổi mới quan niệm sáng tạo và đổi mới, mà còn phải sáng tạo và đổi mới thể chế và cơ chế.
Quyên: Những biện pháp cụ thể bao gồm: tìm tòi con đường hữu hiệu nâng cao sức ảnh hưởng quốc tế của văn hoá Trung Hoa; xây dựng hệ thống đánh giá sức ảnh hưởng và hiệu quả về công tác truyền bá văn hoá Trung Quốc.
Hoa: Theo Ủy viên Dương Học Nghĩa, còn phải kết hợp cả chiến lược "đi ra thế giới" lẫn "thu hút", thành lập tổ chức quốc tế hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài, do Trung Quốc chủ đạo, áp dụng cơ chế đảm bảo về chính sách và chế độ quản lý linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
Ảnh: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc Chu Hiểu Tiến
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Giang Tô Chu Hiểu Tiến đề xuất, phải làm cho các công trình văn hoá nhằm mang lại lợi ích cho người dân phát huy hiệu quả thực tế.
Hoa: Các địa phương đều xây dựng thiết chế văn hoá, nhưng kết quả điều tra nghiên cứu phát hiện, tỷ lệ sử dụng thiết chế văn hoá phổ biến ở mức thấp. Chẳng hạn, tỷ lệ thư viện thường ngày không có người đọc hoặc đóng cửa lên tới 30%, thư viện nông thôn cũng ít có người đọc, vì trên tủ sách ít có sách mà nông dân thích đọc, nhiều trung tâm văn hoá bị cho thuê hoặc dùng vào mục đích khác.
Quyên: Sở dĩ xuất hiện hiện tượng này là vì không có mục tiêu rõ ràng về các công trình văn hoá nên gánh vác chức năng văn hoá như thế nào, mang lại lợi ích như thế nào cho người dân, cũng thiếu hệ thống đánh giá các công trình văn hoá đã mang lại những lợi ích gì cho người dân.
Ảnh: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc A-xi-lao-quy
Hoa: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Chủ nhiệm Ủy ban tư vấn quyết sách châu Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên A-xi-lao-quy đề xuất, phải tăng cường bảo tồn văn hoá truyền thống xuất sắc và ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang có nguy cơ biến mất.
Quyên: Dưới sự tác động của làn sóng kinh tế, quá trình chuyển đổi mô hình xã hội tăng nhanh, văn hoá biến đổi nhanh, văn hoá truyền thống và ngôn ngữ của dân tộc thiểu số chịu sự tác động lớn của văn hoá hiện đại và văn hoá thịnh hành, một số thậm chí đứng trước nguy cơ biến mất.
Hoa: Ủy viên Chính Hiệp A-xi-lao-quy đề nghị thành lập viện bảo tàng ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang có nguy cơ biến mất, áp dụng các phương thức như sách giấy, ghi âm, ghi hình, xây dựng kho dữ liệu các ngôn ngữ, để ghi lại và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ biến mất.
Ảnh: Giáo sư Cát Kiếm Hùng
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Giáo sư Cát Kiếm Hùng, Giám đốc Thư viện trường Đại học Phục Đán đề xuất, văn hoá Trung Quốc phải "đi ra thế giới".
Hoa: Theo Giáo sư Cát Kiếm Hùng, văn hoá Trung Quốc đi ra thế giới là nhằm mục đích để thế giới hiểu biết Trung Quốc, Trung Quốc nên đối xử công việc này bằng thái độ mở cửa và khoan dung.
Quyên: Theo Giáo sư, vị trí của văn hoá Trung Quốc trên thế giới trong tương lai cần phải cơ bản xứng đáng với sức mạnh quốc gia. Văn hoá đi ra thế giới tức là biến văn hoá thành sản phẩm văn hoá và giới thiệu với nước ngoài.
Hoa: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Trung Quốc Lâm Văn Tăng đề xuất, phải tăng tỷ lệ đầu tư vào văn hoá.
Quyên: Giám đốc Lâm Văn Tăng cho biết, hiện nay, tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư vào văn hoá còn thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác, có khoảng cách khá lớn.
Hoa: Tố chất của quốc dân, thiết chế văn hoá ở đô thị của Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn các nước phát triển. Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực văn hoá sẽ rất có lợi cho nâng cao tố chất quốc dân và xây dựng xã hội hài hoà.
Ảnh: Ủy viên Phùng Ký Tài
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Trung Quốc Phùng Ký Tài đề xuất, không nên xây dựng "chùa cổ" một cách bừa bãi.
Hoa: Trong đề án đề nghị Chính quyền địa phương không xây chùa chiền nữa, Ủy viên Phùng Ký Tài cho rằng, xây dựng "chùa cổ" một cách bừa bãi vừa không có giá trị văn hoá lịch sử, vừa không phải là nơi hoạt động tôn giáo chính quy, chỉ là nơi thắp hương lạy phật, nảy sinh suy nghĩ ngu muội, không liên quan gì tới tôn giáo.
Quyên: Hơn nữa, những chùa chiền này chiếm diện tích lớn, tốn nhiều tiền, toàn bộ chi phí xây dựng lại phải do nhà nước gánh chịu, vì vậy, Ủy viên Phùng Ký Tài đề nghị Chính quyền địa phương không nên xây dựng chùa chiền nữa.
Hoa: Ủy viên Phùng Ký Tài còn đề xuất một đề án về đề nghị các phương tiện truyền thông tách văn hoá và giải trí khỏi cùng một trang báo hoặc cùng một giao diện trên trang mạng.
Quyên: Ủy viên Phùng Ký Tài cho rằng, lâu nay nhiều phương tiện truyền thông đưa tin giải trí và tin văn hoá trên cùng một trang báo hoặc cùng một giao diện trên trang mạng, như vậy thường làm phương hại tới văn hoá nghiêm túc.
Hoa: Vâng, vì những thông tin về giải trí thường thu hút ánh mắt hơn, còn thông tin văn hoá thường bị giảm xuống tới tỷ lệ rất nhỏ. Ủy viên Phùng Ký Tài mong các phương tiện truyền thông tách văn hoá và giải trí không đưa vào cùng một trang báo hoặc cùng một giao diện.
Quyên: Đại biểu Quốc hội Trung Quốc, nhà thơ Thư Đình đề xuất, không nên để các địa điểm di sản văn hoá trở thành nơi trưng bày kiểu tủ kính.
Hoa: Nhà thơ Thư Đình cho rằng, văn hoá là hơi thở do biết bao thế hệ con người tích lũy và toả ra, chứ không phải là nơi trưng bày như tủ kính bị tháo dỡ hết rồi xây dựng lại có thể thể hiện được.
Quyên: Nhà thơ Thư Đình đề nghị Chính phủ tăng cường ủng hộ các địa điểm di sản văn hoá, bảo tồn và quản lý cư dân sống ở các địa điểm di sản văn hoá cũng như chức năng cộng đồng của nó.
Hoa: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc Tô Sĩ Thụ đề nghị thành lập Ngày toàn dân đọc sách vào ngày 28/9, ngày sinh Khổng Tử, vì đây vừa thể hiện truyền thống và đặc sắc của văn hoá Trung Hoa, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, có lợi cho việc nhận được sự quan tâm và chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc Vương Toàn Thư, Đại biểu Quốc hội Vương Á Phi cũng có đề nghị tương tự. Họ cho rằng, từ Trung ương đến địa phương và cơ sở đều phải xây dựng bầu không khí đọc sách sôi nổi hơn, bồi dưỡng người dân hình thành thói quen đọc sách.
Hoa: Ủy viên Chính Hiệp, nhà văn nổi tiếng Trương Kháng Kháng đề xuất nên giảm thuế ở mức lớn cho hiệu sách.
Quyên: Nhà văn Trương Kháng Kháng đề nghị cơ quan Chính phủ nhanh chóng đưa ra điều lệ quản lý tiêu thụ sách, hạn chế và quản lý nghiêm khắc giá bán sách của các hiệu sách trên mạng và các loại hình hiệu sách khác.
Hoa: Nhà văn Trương Kháng Kháng đề nghị giảm thuế với mức lớn cho các hiệu sách; đồng thời đề nghị Chính quyền các địa phương đưa hiệu sách vào hệ thống dịch vụ văn hoá công cộng, khuyến khích các hiệu sách sáng tạo và đổi mới loại hình kinh doanh.
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp Triệu Lệ Hồng đề nghị thành lập một giải thưởng văn học mang tính thế giới, mang tên "Giải Văn học Thế giới Lý Thái Bạch". Lý Thái Bạch là tên của nhà thơ thời Đường Trung Quốc Lý Bạch.
Hoa: Theo ủy viên Triệu Lệ Hồng, giải thưởng này giống như Giải Nô-ben Văn học, thể hiện sự đánh giá của người Trung Quốc đối với văn học thế giới.
Quyên: Ủy viên Chính Hiệp, Phó Giám đốc Đoàn ca múa Dân tộc Trung ương Teng-gét đề nghị Chính phủ thành lập cơ quan hữu quan, xây dựng một mặt bằng, để phát triển và truyền bá một cách khoa học âm nhạc dân tộc Trung Quốc, đặc biệt là âm nhạc dân tộc thiểu số.
Hoa: Ủy viên Teng-gét là ca sĩ dân tộc Mông Cổ nổi tiếng Trung Quốc, ông cho rằng, Trung Quốc phải nâng đỡ âm nhạc nước mình, không nên để một số âm nhạc dân tộc mất đi trong thế hệ chúng ta.
Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, trên đây Lệ Quyên và Duy Hoa đã giới thiệu những điểm nóng văn hoá trong Hai kỳ họp Trung Quốc năm nay.
Hoa: Tiếp theo mời các bạn thưởng thức bài hát "Thảo nguyên của cha sông của mẹ" do ca sĩ Teng-gét thể hiện.
Quyên: Chúng ta hãy cùng cảm nhận cái đẹp của âm nhạc dân tộc Mông Cổ.
Hoa: Trên đây các bạn vừa nghe là bài hát "Thảo nguyên của cha sông của mẹ" do ca sĩ dân tộc Mông Cổ Trung Quốc nổi tiếng Teng-gét thể hiện.
Quyên: Thưa các bạn, trong phần hai của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, chúng ta hãy cùng làm quen Đại Hoà thượng, Pháp sư Học Thành, Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc.
Hoa: Trong hai năm qua, Pháp sư Học Thành dùng tiểu blog viết bằng 9 thứ tiếng gồm Trung, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Thái Lan để trao đổi và tương tác với những người hâm mộ trên thế giới.
Quyên: Pháp sư Học Thành còn nhiệt tình thúc đẩy văn hoá truyền thống Trung Hoa trong đó gồm Phật giáo thích ứng với xã hội hiện đại, hội nhập thế giới.
Hoa: Sau đây, mời Hùng Anh giới thiệu chi tiết với chúng ta.
Quyên: Xin mời Hùng Anh.
Hoa: Cảm ơn Hùng Anh đã giới thiệu với chúng ta Văn hoá Trung Hoa và thế giới trong mắt Đại Hoà thượng, Pháp sư Học Thành.
Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết. Hoan nghênh các bạn viết thư tay hoặc email trao đổi với chúng tôi.
Hoa: Các bạn có thể gửi thư đến Phòng Văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhờ chuyển Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Địa chỉ liên hệ cụ thể là: Phòng Văn hoá, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số 46 phố Hoàng Diệu, Hà Nội.
Quyên: Hòm thư điện tử của chúng tôi là: vie@cri.com.cn. Quý vị và các bạn thân mến, Lệ Quyên xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" kỳ tới.
Hoa: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |