![]() |
|
![]() |
![]() |
Trường Điệu (làn điệu dân ca) dân tộc Mông Cổ được tôn vinh là "hoá thạch sống của âm nhạc thảo nguyên", với đặc trưng văn hóa du mục rõ nét và hình thức biểu diễn độc đáo, Trường Điệu kể lại những suy nghĩ và cảm nhận của dân tộc Mông Cổ đối với lịch sử, văn hóa, nhân văn, phong tục, đạo đức, triết học và nghệ thuật. Huyện Đông U-du-mu-qin, thành phố Xi-lin-guo-le, Khu Tự trị Nội Mông được tôn vinh là "quê hương Trường Điệu dân tộc Mông Cổ", chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu và cảm nhận sức cuốn hút của Trường Điệu.
"U-du-mu-qin" trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "người hái nho". Sở dĩ được đặt tên này, không phải vì nơi đây sản xuất nhiều nho, mà là vì nơi đây có đồng cỏ rậm um tùm, giống như một quả nho xanh biếc khảm trên dải ngọc vừa hẹp vừa dài của Khu Tự trị Nội Mông.
Ngay hơn 1000 năm trước, tổ tiên dân tộc Mông Cổ rời khỏi vùng rừng núi ở hai bờ sông Ê-gu-na đến cao nguyên Mông Cổ, phương thức sản xuất cũng từ săn bắn đổi thành chăn nuôi, Trường Điệu—hình thức dân ca mới này đã sản sinh và phát triển. Trong thời kỳ lịch sử tương đối dài, Trường Điệu dần dần thay thế ca khúc săn bắn, chiếm vị trí chủ đạo trong dân ca dân tộc Mông Cổ, cuối cùng đã hình thành phong cách điển hình của âm nhạc dân tộc Mông Cổ, và gây ảnh hưởng sâu sắc đối với các hình thức âm nhạc khác của dân tộc Mông Cổ.
Trường Điệu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của người dân Đông U-du-mu-qin. Có người nói: "Ở Đông U-du-mu-qin, biết đi thì biết vật, biết nói thì biết hát Trường Điệu". Ở đây, tất cả mọi người từ trẻ em 3 tuổi đến cụ già râu tóc bạc phơ, ai ai cũng biết hát Trường Điệu.
Trường Điệu dân tộc Mông Cổ có đặc điểm lời ít, giọng dài, du dương, giai điệu chậm rãi, thích hợp cho tự sự và trữ tình; tuyệt đại đa số nội dung ca từ miêu tả thảo nguyên, tuấn mã, lạc đà, đàn bò, đàn cừu, trời xanh, mây trắng, sông hồ v.v. Với đặc trưng văn hóa du mục rõ nét và hình thức biểu diễn độc đáo, Trường Điệu dân tộc Mông Cổ kể lại những suy nghĩ và cảm nhận của dân tộc Mông Cổ đối với lịch sử, văn hoá, nhân văn, phong tục, đạo đức, triết học và nghệ thuật, vì vậy Trường Điệu được tôn vinh là "hoá thạch sống của âm nhạc thảo nguyên".
Huyện Đông U-du-mu-qin là kho tàng Trường Điệu, hiện nay đã thu tập và chỉnh lý hơn 200 bài hát Trường Điệu. Trường Điệu liên quan chặt chẽ với thảo nguyên và phương thức cuộc sống du mục của dân tộc Mông Cổ, trẻ em học nói trưởng thành và lớn lên trong giọng hát chứa chan tình cảm nồng thắm của người mẹ; cụ già cao tuổi thông qua hát Trường Điệu nhớ lại ngày xưa; tuyển thủ vật thi đấu trong tiếng hát Trường Điệu hùng hồn; trong đêm tổ chức đám cưới của người dân chăn nuôi và đêm giao thừa, Trường Điệu được biểu diễn suốt ngày đêm; còn lễ tế Ngao Bao (nghĩa là "gò đá") trang nghiêm và lễ hội Na-đa-mu sôi động đều diễn ra trong giọng hát Trường Điệu.
Phó Chủ tịch huyện Đông U-du-mu-qin Ba-tu-meng-ke nói:
"Có thể nói, ở huyện Đông U-du-mu-qin, từ trẻ em đến cụ già, ai ai cũng là người kế thừa Trường Điệu, vì chúng tôi sinh sống tại đây, trong lòng chúng tôi Trường Điệu không chỉ riêng là nghệ thuật, mà cũng là một phần trong cuộc sống của chúng tôi".
Trường Điệu là nghệ thuật dân gian kế thừa bằng phương thức truyền khẩu, vì sự khác biệt về khu vực và người biểu diễn, hình thành nhiều phong cách khác nhau. Vì vậy, Trường Điệu thường "gắn" với người kế thừa. Trong gần mười mấy năm qua, cùng với việc một số nghệ sĩ biểu diễn Trường Điệu nổi tiếng lần lượt qua đời và "dân tộc sống trên lưng ngựa" xuống lưng ngựa, môi trường ra đời Trường Điệu đã có sự thay đổi, những giai điệu lưu truyền nghìn năm trên lưng ngựa cũng như một số phương thức và phương pháp biểu diễn độc đáo đứng trước nguy cơ thất truyền.
Ngày 25/11/2005, tại trụ sở ở Pa-ri, Pháp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc tuyên bố danh sách "Kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" đợt ba, "Nghệ thuật Mu-ka-mu dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc" do Trung Quốc đăng ký và "Dân ca Trường Điệu dân tộc Mông Cổ" do Trung Quốc và nước Mông Cổ phối hợp đăng ký được đưa vào danh sách này. "Dân ca Trường Điệu dân tộc Mông Cổ" là dự án đầu tiên do Trung Quốc phối hợp với nước ngoài, đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Trung Quốc và nước Mông Cổ thành công trong việc xin công nhận Di sản văn hoá phi vật thể, đã thể hiện rõ tính nghệ thuật và giá trị thế giới không thể đong đếm của dân ca Trường Điệu dân tộc Mông Cổ. Dân ca Trường Điệu dân tộc Mông Cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá công nhận là Kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, dân ca Trường Điệu dân tộc Mông Cổ được bảo tồn và phát triển tốt hơn.
Trường Điệu là âm nhạc chảy trong dòng máu người dân tộc Mông Cổ. Dù chúng ta không hiểu tiếng dân tộc Mông Cổ, nhưng cũng không nén được cảm xúc khi nghe Trường Điệu, vì làn điệu này là tâm sự trực tiếp từ tâm hồn đến tâm hồn. Ông Triệu Tống Quang, nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc cho rằng, sức cuốn hút lớn nhất của Trường Điệu dân tộc Mông Cổ chính ở chỗ, nó là làn điệu gần gũi thiên nhiên nhất, hoặc có thể nói rằng bản thân Trường Điệu đã là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Chăm chú lắng nghe một bài hát Trường Điệu, giống như đứng trên thảo nguyên bát ngát, tâm sự những cảm nhận trước thiên nhiên. Trường Điệu chuyển tải lịch sử của dân tộc Mông Cổ, đã hoà quyện vào dòng máu của dân tộc Mông Cổ.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |