Sử thi "Gesser" truyền hát ngàn năm lưu truyền trong các dân tộc Tạng, Mông Cổ, Thổ, Na-xi, Pu-mi.. trên cao nguyên Thanh Tạng Trung Quốc bằng hình thức truyền khẩu, kể về câu chuyện của người anh hùng Vua Gesser sau khi xuống trần gian giúp người dân hàng yêu trừ ma, trừng trị cường hào ác bá, thống nhất các bộ tộc, cuối cùng đã bay về trời.
"Gesser" là bộ sử thi dài nhất trên thế giới, vừa là lò luyện của tính đa dạng văn hóa nhóm tộc, vừa là minh chứng cho phát triển bền vững của văn hóa dân gian đa dân tộc. Bộ sử thi truyền khẩu thuộc tài sản chung của nhiều dân tộc này là kết tinh của văn hóa du mục thảo nguyên, đại diện thành tựu cao nhất của nghệ thuật văn hóa dân gian và tự sự truyền khẩu của dân tộc Tạng, dân tộc Mông Cổ thời cổ. Vô vàn ca sĩ đã truyền từ đời này qua đời khác nghệ thuật ngâm tụng và biểu diễn bộ sử thi này.
Bản chép tay sử thi sớm nhất hiện còn lưu giữ ra đời vào thế kỷ thứ 14, "Truyện Thánh chúa thập phương Vua Gesser" là bản in sớm nhất. Đến nay, còn có khoảng 120 bộ hát xướng sử thi có ghi chép, chỉ riêng văn vần đã dài hơn triệu dòng thơ, hơn nữa, sử thi truyền khẩu sống động này hiện nay vẫn đang không ngừng được mở rộng. "Gesser" là thể tải chính của tín ngưỡng tôn giáo, kiến thức bản xứ, trí tuệ dân gian, ký ức nhóm tộc, diễn tả tiếng mẹ đẻ của cộng đồng nhóm tộc liên quan, không những là nguồn linh cảm của sáng tác nghệ thuật dân gian truyền thống như Thangka, kịch Tây Tạng, đàn hát..., mà còn là suối nguồn của hình thức nghệ thuật hiện đại.
Hàng trăm nghìn năm qua, nghệ nhân sử thi luôn đóng vai trò kể lịch sử, truyền bá kiến thức, quy phạm hành vi, bảo vệ cộng đồng, điều tiết cuộc sống, tiến hành giáo dục ôn hòa đối với các thành viên dân tộc bằng sử thi. Diễn xướng sử thi có vai trò bày tỏ tình cảm dân tộc, thúc đẩy tương tác xã hội, duy trì tín ngưỡng truyền thống, cũng có chức năng tăng cường sự đồng thuận dân tộc, quan niệm giá trị dân tộc và ảnh hưởng sự lựa chọn thẩm mỹ dân gian.
"Gesser" truyền bá trong nhiều dân tộc, không những là cầu nối quan trọng kế thừa văn hóa dân tộc, gắn kết tinh thần dân tộc, mà còn là minh chứng sống động về giao lưu và hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc. Ngoài ra, bộ sử thi này còn truyền sang các nước và vùng lãnh thổ xung quanh như Mông Cổ, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan... Tầm ảnh hưởng của truyền bá xuyên văn hóa này vô cùng hiếm thấy.
Nghệ nhân "Gesser" là người sáng tạo, người kế thừa và người truyền bá sử thi trực tiếp nhất, họ phần lớn là người mù chữ, nhưng lại có trí nhớ và sức sáng tạo tự sự phi thường, diễn xướng sử thi thông thường lên tới hàng chục nghìn dòng thậm chí hàng trăm nghìn dòng.
Kể từ thập niên 50 thế kỷ 20, chịu sự ảnh hưởng của tiến trình hiện đại hóa, phương thức sinh sống của các dân tộc Tạng, Mông Cổ đã thay đổi, số lượng nghệ nhân ngày càng ít đi. Những năm qua, rất nhiều nghệ nhân thâm niên lần lượt qua đời, đã xuất hiện tình trạng "người mất, ca ngừng". Nhóm người hiểu biết sử thi Gesser đang giảm dần, truyền thống sử thi đứng trước nguy cơ bị mai một, công tác bảo tồn cần phải triển khai ngay.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |