Múa trống đồng là một trong những điệu múa cổ truyền được lưu truyền rộng rãi nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất trong người dân tộc Choang, dân tộc Di châu tự trị dân tộc Choang, dân tộc Mèo huyện Văn Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phân bố tại các bản làng dân tộc Choang, dân tộc Di của huyện Quảng Nam, Ma Lật Pha, Phú Ninh, Tây Trù, Mã Quan, Khưu Bắc... trong đó, điệu múa trống đồng của dân tộc Choang, dân tộc Di huyện Quảng Nam và một vài chi tộc Bạch Lõa thuộc dân tộc Di xã Tân Trại huyện Ma Lật Pha và xã Mộc Ương huyện Phú Ninh có tính tiêu biểu nhất.
Trong các hiện vật trống đồng được khai quật tại huyện Quảng Nam, trống sa quả thời Xuân Thu Chiến quốc có lịch sử lâu đời nhất, cách đây đã hơn hai nghìn năm. Trống đồng từ cổ xưa đã được coi là biểu tượng của quyền lực, đồ vật thiêng liêng trừ tà cầu phúc và nhạc cụ dành cho thần linh giải trí. Múa trống đồng bắt nguồn từ sự sùng bái thiên nhiên, tổ tiên của tổ tiên dân tộc Choang, dân tộc Di huyện Văn Sơn. Dân tộc Di cho trống đồng là linh hồn của vạn vật, có thể truyền đạt ý nguyện của mọi người tới ông trời và tổ tiên thông qua gõ trống đồng, nhảy múa. Dân tộc Choang thì cho gõ trống đồng nhảy múa có thể diệt yêu ma, trừ tà, cầu bình yên cho bản làng.
Múa trống đồng thuộc điệu múa tập thể mang tính dân tộc. Người múa đứng quây thành vòng tròn, nhảy theo nhịp trống theo chiều ngược kim đồng hồ, nhảy hết màn múa này lại nhảy sang màn múa khác, nội dung phản ánh sản xuất và sinh hoạt trồng trọt của dân tộc Choang, dân tộc Di. Điệu múa trống đồng của dân tộc Choang làng Mã Quý thị trấn Na Sái Quảng Nam đã giữ hoàn chỉnh 12 màn múa, phản ánh nội dung sản xuất khác nhau của 12 tháng trong bốn mùa của một năm. Múa trống đồng của các bản làng Ma Lật Pha, Phú Ninh.. chủ yếu dùng trong hoạt động tập tục dân gian như cầu mưa, cầu mùa màng bội thu và tang lễ người già... Múa trống đồng của dân tộc Choang, dân tộc Di lưu truyền rộng rãi, động tác cổ truyền, ngôn ngữ múa hết sức phong phú. Khi dân tộc Choang biểu diễn múa trống đồng, một người gõ trống đồng, người khác lấy hộp gỗ phụ họa hình thành âm thanh cộng hưởng, điều này rất hiếm thấy trong các loại diễn tấu âm nhạc khác. Biểu diễn trống đồng của dân tộc Di là một kỹ xảo chuyên môn, một người có thể sử dụng hai trống đồng đực và cái diễn tấu ra 12 tổ hợp giai điệu, gọi tắt là 12 là điệu. Trống cái tượng trưng cho mặt trời, trống đực tượng trưng cho mặt trăng, 12 giai điệu tượng trưng cho 12 tháng trong năm, cho nên điệu múa trống đồng của dân tộc Di còn bao gồm nội dung văn hóa lịch pháp của dân tộc bản xứ, chứa đựng nội hàm văn hóa lịch sử phong phú như tập tục sùng bái thiên nhiên, tổ tiên của tổ tiên dân tộc Choang, dân tộc Di, duy trì sinh tồn phát triển dân tộc, mang đậm đặc sắc dân tộc, địa vực và giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật quan trọng.
Do sự tác động của văn hóa ngoại lai, thế hệ trẻ dân tộc Choang, dân tộc Di thiếu nhận thức sâu đối với văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc, dẫn đến người học múa trống đồng giảm mạnh, nếu không kịp thời tiến hành bảo tồn và kế thừa, sẽ có nguy cơ bị mai một.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |