Trong cuốn sách "Thể nghiệm giáo dục trung học ở Mỹ", em Vương Hậu Hậu đã viết, lúc mới đến giao lưu ở Mỹ, em học ở trường trung học Cơ đốc giáo—Iowa Christian Acadamy nằm ở Des Moines, bang Iowa. Ngoài ra, em Vương Hậu Hậu còn chọn một số môn học của trường trung học Central Acadamy, trường trung học tốt nhất ở bang Iowa. Trong thời gian một năm ở Mỹ, em Vương Hậu Hậu đã thể nghiệm giáo dục ở trường trung học Cơ đốc giáo với các yêu cầu nghiêm ngặt và trường trung học hàng đầu Mỹ, có nhiều thể nghiệm và nhận thức đối với tình hình giáo dục ở bậc trung học Mỹ, em còn đưa ra so sánh và nhận xét giữa tình hình giáo dục ở Mỹ với sự từng trải học tập ở trường trung học phổ thông trong nước Trung Quốc.
Trong cuốn sách "Thể nghiệm giáo dục trung học ở Mỹ", em Vương Hậu Hậu chú trọng miêu tả thế giới nội tâm của học sinh trung học có cá tính, viết về từng người bạn ở bên cạnh, cũng như hoạt động giao lưu, va chạm về nội tâm giữa em với các bạn. Lúc vừa đến Mỹ, em Vương Hậu Hậu không thích ứng với văn hóa Mỹ, vì hiện thực hình như khác với sự tưởng tượng ban đầu của em. Em nói:
"Một nguyên nhân lớn mà tôi muốn đi học ở Mỹ là trước kia tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết Mỹ, xem nhiều phim Mỹ, tôi luôn hướng tới cuộc sống của học sinh trung học phổ thông Mỹ. Trong đầu óc tôi toàn là những hình ảnh trong phim tuổi trẻ, cứ nghĩ các bạn đều không đầu tư nhiều thời gian vào học tập, mà tham gia rất nhiều hoạt động của trường. Nhưng, sau khi tôi đến Mỹ, nhất là ở bang Iowa và sống trong một gia đình theo đạo Cơ đốc, cuộc sống rất khác với những hình ảnh trong phim."
Em Vương Hậu Hậu phát hiện, nhiều người xung quanh đều rất chăm chỉ học tập, và học sinh trung học Mỹ cũng rất hâm mộ và hướng tới cuộc sống và học tập của học sinh Mỹ được miêu tả trong phim và sách.
Sau một năm học lớp 12 trường trung học Mỹ, em Vương Hậu Hậu cho rằng, giao lưu văn hóa phải trao đổi với nhau, tiếp nhận nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Em đã tham gia rất nhiều hoạt động của học sinh địa phương, và giới thiệu văn hóa Trung Quốc cho các bạn học ở lớp theo lời mời của giáo viên. Giống như người phương Tây muốn hiểu biết Trung Quốc thì phải đi tìm hiểu văn hóa Nho Giáo, người Trung Quốc đến Mỹ cũng phải tìm hiểu văn hóa Đạo Cơ đốc. Em nói:
"Ở Mỹ em sống trong một gia đình theo Đạo Cơ đốc, tuy em không theo tín ngưỡng tôn giáo nào, nhưng bố mẹ gia đình Mỹ đối xử em như con gái ruột. Em đã học được phẩm chất đối xử văn hoá ngoại lai với thái độ bao dung, học tập và tiếp thu từ họ."
Ông Lý Hy Quý là Giám đốc trường Thập Nhất Bắc Kinh mà em Vương Hậu Hậu học tập, trong lời tựa của cuốn sách "Thể nghiệm giáo dục trung học ở Mỹ", ông viết rằng: Tư tưởng của em Vương Hậu Hậu tuy chưa chín muồi, nhưng đầy nhuệ khí, tràn đầy nhiệt tình của tuổi thanh xuân, hơn nữa còn thể hiện lý tính ít thấy trong các bạn cùng lứa tuổi với em. Trong sách không những chia sẻ nội hàm văn hóa và phong cảnh, con người đặc sắc của trường trung học Mỹ, mà còn ghi lại chân thực cảm giác cô đơn trong lòng và sự biến động về tư tưởng khi sống tha hương, cũng như sự khác biệt nhỏ về cuộc sống và sự bất đồng về giá trị quan khi tương tác với bố mẹ và em gái của gia đình Mỹ.
Em Vương Hậu Hậu cho rằng, giáo dục cơ sở mà em tiếp nhận ở Trung Quốc đã tạo ưu thế cho em khi học ở trường trung học của Mỹ, đồng thời hiện nay học đại học ở Mỹ cũng khiến em cảm nhận sâu sắc việc học tập ở trường đại học Mỹ không nhẹ nhàng chút nào. Em phát hiện, nhiều bạn học của em đều rất nỗ lực học tập, vì học tập là nhằm nâng cao hứng thú, chứ không phải để so sánh với người khác. Em nói:
"Hàng ngày chúng em đều phải học rất nhiều thứ, đặc biệt phải đọc rất nhiều sách. Chẳng hạn, em một học kỳ có 4 tiết học, bình quân mỗi tiết học đòi hỏi phải đọc 200 trang sách trong vòng một tuần. Nếu em không đọc, thì không thể tham gia thảo luận tại lớp học, còn nội dung thảo luận sẽ tính điểm, nếu không tham gia thảo luận thì em sẽ không thông qua được môn học đó."
Cảm nhận và so sánh hai nền văn hóa Trung Quốc và Mỹ, giúp em Vương Hậu Hậu có thái độ ung dung và nhiệt tình mong làm những việc có lợi cho giao lưu văn hóa Trung-Mỹ trong tương lai.
Từ góc độ học sinh Trung Quốc, cuốn sách "Thể nghiệm giáo dục trung học ở Mỹ" của em Vương Hậu Hậu được xuất bản ở Trung Quốc đã tạo sự khởi đầu tốt cho nguyện vọng góp phần cho giao lưu văn hóa Trung-Mỹ của em, nhiều độc giả trong nước đều đánh giá tích cực. Đối với tương lai, em Vương Hậu Hậu có suy nghĩ của mình. Em nói:
"Tiếp theo em sẽ tiếp tục viết sách, rồi làm những việc có lợi cho hoạt động giao lưu giữa sinh viên Trung-Mỹ, khi lớn hơn em mong sẽ đóng vai trò bắc nhịp cầu giao lưu văn hóa cho nhân dân hai nước Trung-Mỹ."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |