Thị trấn cổ Hắc Tỉnh nằm ở huyện Lộc Phong, Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng tỉnh Vân Nam, thị trấn nằm dựa vào núi hướng ra mặt sông, là một trong bốn thị trấn cổ của tỉnh Vân Nam. Nơi đây phong tục tập quán dân tộc mộc mạc, phong cảnh tươi đẹp, đến nay vẫn còn bảo lưu được tương đối hoàn chỉnh phong cách truyền thống của một thị trấn thời kỳ hai triều Minh Thanh, cũng là thị trấn văn hoá nổi tiếng của tỉnh Vân Nam. Trải qua nghìn năm tuổi, bộ mặt của thị trấn cổ vẫn như xưa, dòng chảy lịch sử vẫn rất rõ nét và đặc sắc tươi tắn.
Thị trấn Hắc Tỉnh sở dĩ còn giữ được khá nhiều di sản lịch sử là có quan hệ khăng khít với lịch sử khai thác muối mỏ trong hơn 2000 năm. Về mỏ muối Hắc Tỉnh còn có một truyền thuyết như sau. Tương truyền, ngày xưa có một cô gái dân tộc Di tên là A Chiêu trên đường gặp một con trâu đen, cô đi theo con trâu đến bên một mó nước thì thấy trâu cúi đầu liếm đất, nước muối từ mó nước phun ra. Về sau, để kỷ niệm con trâu đã tìm ra mỏ muối, bà con địa phương mới đặt tên cho nơi này là Hắc Ngưu Tỉnh "tức giếng trâu đen", lâu rồi được gọi tắt là Hắc Tỉnh.
Vào 2000 năm trước, Hắc Tỉnh đã bắt đầu khai thác giếng muối, thời hai triều Minh Thanh, thuế muối Hắc Tỉnh chiếm 67% và 50% trong toàn bộ thuế muối của tỉnh Vân Nam, Hắc Tỉnh từng một thời trở thành thị trấn kinh tế phồn thịnh của Vân Nam. Thị trấn Hắc Tỉnh được hình thành từ triều nhà Minh, thịnh vương nhất vào thời triều nhà Thanh, gồm 6 phường 18 ngõ, những kiến trúc tinh xảo do các nhà buôn muối tạo dựng nên được gọi là "Hóa thạch sống xã hội Minh Thanh" và "Xứ muối nghìn năm".
Hắc Tỉnh nổi tiếng bởi có muối, dù đến nay đã trầm lắng khá lâu năm, nhưng tại thị trấn nhỏ bé này vẫn có thể tìm thấy khá nhiều sản phẩm muối như muối bột, muối tảng và muối được tạo thành nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng ...
Nghề muối Hắc Tỉnh là loại nghề cha truyền con nối, gồm chủ mỏ, phu vận và phu bếp. Chủ mỏ là người đầu tư và kế thừa từ đời sang đời khác, rất giàu có. Còn phu vận là vất vả nhất, họ phải chuyển nước muối từ giếng lên, trong thời cổ đại, công nhân phải xuống giếng muối tối om, lưng gùi thùng nước, miệng cắn cán đèn dầu gùi từng thùng nước muối lên mặt đất, họ làm việc từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, vô cùng vất vả mệt nhọc nhưng ở Hắc Tỉnh vẫn được cho là công việc tốt, vì số tiền họ kiếm được có thể nuôi sống cả nhà.
Kinh tế muối mỏ chiếm một nửa kinh tế của Vân Nam. Bắt đầu từ nhà Nguyên, triều đình đã cử quan lại xuống trực tiếp quản lý nghề muối Hắc Tỉnh. Đến thời nhà Thanh, triều đình hàng năm đều cử khâm sai đại thần xuống Hắc Tỉnh tuần sát.
Nhằm củng cố chính quyền và lấy lòng dân, triều đình còn thường xuyên tặng biển bài biểu dương. Do đó, cho mãi đến nay, Hắc Tỉnh đã hình thành nhiều hiện tượng văn hóa và di sản văn hóa đặc sắc như: Kiến trúc, Giáo dục, Tôn giáo, Dân tộc ...
Theo đà biến thiên của thời đại, muối thủ công của Hắc Tỉnh sản xuất đã được thay thế bằng muối sản xuất bằng công nghiệp hóa với quy mô lớn. "Xứ muối" đã mất đi vẻ huy hoàng năm xưa, nhưng nhà dân thời Minh Thanh, bia khắc, khắc đá, tháp cổ, bia nhà xưởng, sân khấu kịch, cũng như chùa chiền cổ, giếng muối cổ và lò nấu muối thì vẫn còn đó, đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |