• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

    2012-03-14 17:21:12     CRIonline

    Trên thảo nguyên Can-tơ-ơ thuộc huyện Gi Chin Hu-ô Lô, thành phố Uốc Tốp miền tây Khu tự trị Nội Mông có ba ngôi lều Mông Cổ nối liền nhau, đó là Khu lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng, hàng năm đều có đông đảo du khách trong và ngoài nước đến hành hương chiêm ngưỡng. Uốc Tốp theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là rất nhiều cung điện, còn Gi Chin Hu-ô Lô thì có nghĩa là Lăng tẩm của Thánh chủ. Thành Cát Tư Hãn là một vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Mông Cổ, cũng là nhà quân sự và nhà chính trị vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Thế kỷ 13 đã thống nhất các bộ lạc dân tộc Mông Cổ, mở mang bờ cõi và gây dựng nên một đại đế quốc có đất đai rộng lớn, đồng thời đặt cơ sở cho con cháu đời sau tiến vào Trung Nguyên lập nên triều nhà Thanh, Thành Cát Tư Hãn đã có cống hiến xuất sắc đối với việc xúc tiến giao lưu văn hóa và thương mại giữa Trung Quốc và các nước phương tây.

    Thành Cát Tư Hãn sau khi mất được chôn cất ở đâu thì cho đến nay vẫn là một ẩn số. Tại khu vực Gi Chin Hu-ô Lô hiện vẫn có Từ đường cung thờ anh linh Thành Cát Tư Hãn. Vậy tại sao lại chọn nơi này làm nơi cúng tế? Về việc này còn có một truyền thuyết rất thú vị như sau: Vào hơn 700 năm trước, bấy giờ Thành Cát Tư Hãn đã 60 tuổi đang thống lĩnh đại quân tiến hành lần viễn trinh cuối cùng, khi đi qua một vùng đồng cỏ xanh tươi ở Can-tơ-ơ khu vực Uốc Tốp, phong cảnh say đắm lòng người ở đây đã khiến ông phải thốt lên rằng: "Đây là nơi phục hưng vương triều đã suy vong, là nơi thái bình thịnh bang lâu dài, là miền đất hoa mai nở và hươu con trưởng thành, là miền đất yên nghỉ của người già, cảnh đẹp thơ mộng, sau khi mất hãy chôn cất ta tại nơi này".

    Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời trên đường hành quân tây trinh, các tùy tùng đã đem đồ đạc và bảo kiếm của ông bỏ vào một chiếc hòm bát bảo, rồi đặt lên xe bò kéo về quê. Khi xe đi qua một vùng đồng cỏ thì bánh xe đột nhiên bị lún sâu xuống đất, các tùy tùng đã dùng hết sức mà vẫn không sao kéo lên được, họ sụp lạy cầu khấn thì bỗng thấy chiếc hòm bát bảo tỏa ánh hào quang rực rỡ, thanh bảo kiếm đã không cánh mà bay. Mọi người nhớ lại lời nói của Thành Cát Tư Hãn lúc sinh thời, bèn đem chiếc hòm bát bảo chôn ngay tại chỗ, nơi này về sau trở thành Khu lăng mộ Thánh chủ ở Gi Chin Hu-ô Lô ngày nay.

    Ông Na Sua Cơ, Phó chủ nhiệm Ban quản lý Khu lăng mộ Thành Cát Tư Hãn giới thiệu rằng: Năm 1939, quân xâm lược Nhật toan cướp mộ Thành Cát Tư Hãn, nên lăng mộ được đưa sang núi Hưng Long tỉnh Cam Túc, sau đó lại rời đến chùa Tha-ơ, tỉnh Thanh Hải. Mãi tới năm 1954, trước yêu cầu của quảng đại quần chúng dân tộc Mông Cổ, lăng mộ được đưa trở lại cao nguyên Uốc Tốp. Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Mông Cổ vĩ đại này, chính phủ Trung Quốc đã chi ngân sách xây dựng lại khu lăng mộ hiện nay và hàng năm đều tổ chứa lễ tế rất long trọng.

    Kiến trúc chính trong Khu lăng mộ Thành Cát Tư Hãn là một tòa điện gồm ba ngôi lều Mông Cổ nối liền nhau, rất đậm đà phong cách kiến trúc truyền thống của dân tộc Mông Cổ. Bước vào chính điện thì trước mắt là một pho tượng Thành Cát Tư Hãn cao 7 mét, mình mặc chiến bào, lưng đeo bảo kiếm đang ngự tọa trên ghế, trên bức tường phía sau pho tượng là hình vẽ tấm bản đồ đại lục Âu Á.

    Linh cữu Thành Cát Tư Hãn do 500 hộ gia đình được gọi là Tha Ơ Hua Thơ điều động từ các bộ tộc Mông Cổ thời bấy giờ đến canh giữ, cúng tế và quản lý. Từ đó, người Tha Ơ Hua Thơ trở thành một bộ tộc hết sức độc đáo, họ không phải đi lính, không đóng thuế, không có phẩm cấp, đời đời kiếp kiếp chỉ phụ trách mỗi việc bảo quản lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. Tám trăm năm nay, người Tha Ơ Hua Thơ trong điều kiện hết sức gian khổ vẫn luôn luôn bảo vệ lăng tẩm Thành Cát Tư Hãn và đã bảo lưu một cách hoàn chỉnh nền văn hóa cúng tế cổ xưa của dân tộc Mông Cổ thế kỷ 13, đây có lẽ là điều hiếm thấy trên thế giới.

    Hoạt động cúng tế truyền thống của dân tộc Mông Cổ rất nghiêm trang và linh thiêng. Người Tha Ơ Hua Thơ hàng ngày đều tiến hành cúng tế, trong 4 mùa còn tổ chức 4 nghi thức cúng tế cỡ lớn, nhất là lễ tế Sa Can Su Du Khơ tổ chức vào mùa xuân, ngày 21 tháng 3 âm lịch lại càng long trọng. Nghe nói ngày này là ngày Thành Cát Tư Hãn thể hiện tài năng quân sự và lập nên chiến công hiển hách. Hàng năm cứ đến ngày này là đông đảo bà con chăn nuôi đem sữa tươi và rượu từ các nơi đổ về cúng viếng và thành tâm tiếp nhận lời chúc phúc của thầy cúng.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>