• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chùa Sang-cô, am ni cô cổ xưa nhất ở La-sa

    2012-03-01 17:15:34     CRIonline
    Tại phía nam chùa Đại Chiêu ở La-sa có một am ni cô nép mình trong khu phố náo nhiệt trên phố Bát Lang, đó là chùa Sang-cô, khác với cảnh tượng hương khói nghi ngút, du khách đông vui náo nhiệt của chùa Đại Chiêu, chùa Sang-cô rất yên tĩnh và đầy huyền bí, đây là một am ni cô duy nhất trong khu thành cũ La-sa, do đệ tử của đại sư Chông Ha Pa sáng lập, lịch sử lâu đời và có sức ảnh hưởng tại khu vực Tây Tạng.

    Chùa Sang-cô là một ngôi chùa dòng Hoàng Giáo cao hai tầng hướng về phía nam, kiến trúc chủ yếu có Đại Kinh Đường Lý thờ tượng Thích Ca Mâu Ni, đại sư Chông Ha Pa, tượng Quan Âm 11 khuôn mặt 1000 cánh tay v.v.

    Khác với cảnh đông đúc của các chùa chiền phật giáo truyền thống Tạng, am ni cô này bình thường rất ít du khách lui tới, hàng ngày chỉ có các tín đồ địa phương đến hành hương lễ phật hoặc mời các ni cô tụng kinh mà thôi. Sư cô Sâng La Mu, Chủ nhiệm Ban quản lý chùa Sang-cô giới thiệu rằng, hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều là thời gian các ni cô tụng kinh và học tập. Trong thời gian này thường có các tín đồ đến quyên góp, mỗi người quyên tặng 2-3 đồng, thậm trí đến hàng trăm đồng, sau đó yêu cầu giúp tụng kinh, thí dụ như cầu may cho người thân và mong mình được khỏe mạnh ... Cũng có khi các gia đình ở địa phương tổ chức lễ cưới hoặc đám tang, họ cũng đến chùa nhờ các ni cô tụng kinh. Nhưng phần lớn thời gian là các ni cô tiếp nhận bố thí của thí chủ, rồi tuỳ theo thí chủ có yêu cầu tụng kinh hay không. 

    Sư cô Sâng La Mu nói, tại khu vực Tây Tạng, tín ngưỡng tôn giáo đối với mọi người chẳng khác nào cuộc sống không thể thiếu muối, họ mong thông qua phương thức tụng kinh để bày tỏ với thần linh những niềm vui nỗi buồn của mình trong cuộc sống để mong được siêu thoát. Ni cô và tăng lữ đã kết nối họ với thần linh. Đây có lẽ là lý do tại sao nhiều gia đình ở khu vực Tây Tạng đã đưa những đứa con thông minh nhất trong nhà đi làm tăng lữ hoặc ni cô.

    Vào thế kỷ 7 công nguyên, vua Thổ Phiên đời thứ 13 Sông Chan Can Pu đã lần lượt đón dâu là công chúa Sư Chun của Nê Pan và công chúa Văn Thành của Đại Đường, sau đó xây dựng hai ngôi chùa Đại Chiêu và Tiểu Chiêu để cung thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni do hai nàng công chúa đem đến. Bấy giờ, các thợ xây đã đắp một con đê ở ngoại ô phía đông La-sa, cải tạo sông La-sa, nắn mấy nhánh sông thành một dòng. Do đó, sông La-sa không còn xảy ra nạn lũ lụt. Vua Sông Chan Can Pu từng bế quan tu hành trong một hang động gần đê sông mới, động tu hành này được đặt tên là "Sang Không", chùa Sang-cô còn có một biệt danh là chùa Sang Không, có lẽ là được phát triển trên cơ sở động tu hành này. Sau Sông Chan Can Pu, còn có khá nhiều nhà sư phật giáo truyền thống Tạng cũng từng tu hành trong động này.

    Theo giới thiệu, số ni cô trong chùa Sang-cô khi đông nhất lên tới gần 200 người. Thời Tây Tạng cũ, các quan chức và nhà buôn đều sẵn lòng đưa các thê thiếp và con gái của mình vào chùa sinh sống và học tập phương thức tín đồ phật giáo, để nâng cao trình độ văn hóa và kiến thức phật giáo, nên chùa Sang-cô rất có sức ảnh hưởng trong giới tín đồ nữ ở La-sa.

    Đối mặt trước sự phồn hoa và sức cám dỗ của xã hội hiện đại, hiện nay tại sao vẫn có rất nhiều chị em phụ nữ xuất gia tu hành? Sư cô Sâng La Mu nói, những năm gần đây, vẫn có khá nhiều chị em muốn xin vào chùa làm ni cô, nhưng vì nhà cửa trong chùa có hạn, nên chúng tôi đã tổ chức cuộc thi tuyển nghiêm ngặt để lựa chọn nhân tài. Cụ thể là ai đọc thuộc lòng 500 trang kinh thư thì mới được chấp nhận. Việc đọc thuộc kinh thư khá tốn kém thời gian, có những chị em đã đọc 16 năm trời mà vẫn không thi đậu. Hiện nay, trong chùa có 87 ni cô, người cao tuổi nhất 87 tuổi, nhỏ nhất cũng đã 30 tuổi.

    Sư cô Sâng Lu Mu nói, sau khi vào chùa, các ni cô vẫn phải đọc rất nhiều kinh thư và tiếp tục học tập. Bà nói, sống trên đời ai mà chẳng có lúc khó khăn, nếu ai không được thuận lòng hay có nguyện vọng gì, có thể đến chùa để giãi bày, các ni cô sẽ tụng kinh để giúp các tín đồ hóa giải phiền muộn, thực hiện nguyện vọng tốt đẹp của mình.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>