Đường phố xưởng Lưu Ly ra đời từ triều nhà Thanh thế kỷ 17, là một đường phố văn hóa nổi tiếng của Bắc Kinh. Đường phố hiện nay vẫn có khá nhiều cửa hàng và sạp hàng lớn nhỏ bày bán tranh chữ cổ.
Đã nói đến Lưu ly là người ta sẽ liên tưởng tới ngói màu vàng kim. Vào triều nhà Nguyên thế kỷ 13, trên đường phố xưởng Lưu Ly đã có khá nhiều lò nung ngói Lưu Ly, những mái ngói Lưu Ly màu vàng kim trên nóc nhà hoặc cung điện lớn nhỏ ở Bắc Kinh hiện nay phần lớn đều sản xuất tại đây. Đến triều nhà Minh thế kỷ 14, do việc tái thiết thành Bắc Kinh cần rất nhiều ngói Lưu Ly, nên quy mô lò nung ngói Lưu Ly được mở rộng thêm một bước, mỗi khi nung ngói đều thải đầy khói đen. Nghe nói, vào triều nhà Thanh thế kỷ 18, vua Càn Long đứng trên Tử Cấm Thành ngắm cảnh, khi nhìn thấy khói đen từ xưởng Lưu Ly bốc lên ngùn ngút thì cho là khiếm nhã, bèn ra lệnh di rời xưởng đi nơi khác, nên từ đó xưởng Lưu Ly không còn nung ngói nữa, nhưng địa danh vẫn được bảo lưu mãi tới ngày nay.
Nhưng tại sao xưởng Lưu Ly lại trở thành nơi bán tranh chữ cổ? Nghe nói, vào thời nhà Thanh, xung quanh xưởng Lưu Ly đã mọc lên khá nhiều cơ quan đại diện của các địa phương trong cả nước, các thí sinh tham gia khoa cử tại Bắc Kinh hàng năm đều tụ tập về đây, rồi dần dần hình thành nơi mua sách và bút mực của các thí sinh, một số cửa hàng bán tranh chữ lâu năm cũng tới tấp chen chân vào đây.
Anh Joe người Mỹ công tác tại Bắc Kinh đã lâu năm, cứ đến ngày nghỉ cuối tuần là anh đều đến đây. Lần này anh đến là muốn mua quà lưu niệm tặng các bạn đồng nghiệp nhân dịp năm mới. Anh nói:
"Đường phố này rất tuyệt, nó là một đường phố truyền thống, loại đường phố kiểu này ở Bắc Kinh hiện nay không nhiều lắm, các nơi ở Bắc Kinh đều là nhà cao tầng san sát, rất chật chội, trên tuyến phố này có thể tìm thấy giấy tuyên và mực nho truyền thống. Đối với tôi thì đây không phải là điểm du lịch, bởi vì những người đến đây có thể tìm thấy những thứ họ muốn mua".
Văn hóa không có biên giới, đối với nhân dân của một quốc gia mà nói, văn hóa là linh hồn của một dân tộc, đã hòa vào dòng máu của mỗi người.
Những ai sinh sống trên đường phố cổ kính này thì thiết nghĩ đầu sẽ cảm thấy rất tự hào. Tại đây, chúng tôi đã gặp chị Trương sống ở phố xưởng Lưu Ly. Chị nói với chúng tôi rằng, đường phố này đã để lại cho chị nhiều hồi ức thời thơ ấu. Chị nói:
"Tôi cảm thấy nó rất cổ kính, ở đây quan hệ giữa người với người rất gần gũi".
Chị nói, từ nhỏ cha mẹ đã nhắc nhở chị khi nói chuyện trên đường phố không được to tiếng. Hiện nay, khi đã làm mẹ thì chị cũng giáo dục con cái của mình như vậy. Qua đó có thể thấy đường phố xưởng Lưu Ly đích thực mang đậm nét văn hóa truyền thống, thảo nào người ta đều thích đưa con cháu tới đây để cảm nhậm bầu không khí văn hóa đậm đà này.
Một tháng trước, vợ chồng ông Pre-xi từ Pháp đến công tác tại Bắc Kinh, hai đứa con của họ, đứa lớn đang học tiểu học, đứa bé đang gửi nhà trẻ. Tuy cô con gái lớn mới chỉ biết nói mấy câu chào hỏi tiếng Trung, nhưng ở trường cháu đã bắt đầu học thư pháp Trung Quốc. Nhân ngày cuối tuần, vợ chồng ông Pre-xi đã đưa hai con đến đây mua bút mực, cùng trải nghiệm bầu không khí văn hóa cổ kính của đường phố này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |