![]() |
|
![]() |
![]() |
Hàng nghìn năm nay, con đường mòn cổ hoàn toàn do người và ngựa đi qua này chạy quanh co uốn khúc giữa vùng núi rồi vươn xa đến đích.
Con đường mòn cổ ngựa thồ chè Xuyên Tạng bắt đầu có từ triều nhà Đường, đầu phía đông đi từ Nhã An, Tứ Xuyên, qua Khang Định đến đầu phía tây là La-sa, Tây Tạng, cuối cùng đi qua Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, xa nhất thẳng đến Tây Á, Tây Phi bên bờ Hồng Hải, toàn tuyến dài hơn 4000 km và đã có hơn 1300 năm lịch sử. Con đường mòn cổ nằm vắt ngang giữa nội địa và cao nguyên Thanh Tạng này, như một đường hành lang nối liền các dân tộc trên dọc đường, nó là con đường thương mại, cũng là con đường giao lưu truyền bá văn hóa.
"Thà một ngày không ăn cơm, chứ không thể một ngày không uống chè" là một câu tục ngữ được lưu truyền trên cao nguyên xứ tuyết. Do tập quán ẩm thực độc đáo của người Tạng là uống trà sữa để điều tiết cân bằng chất béo, nhưng ở vùng xứ tuyết Tây Tạng lại không thể sản xuất chè, đồng thời ở nội địa sản xuất ra chè cũng rất cần có giống ngựa tốt của Tây Tạng, giữa hai bên đều có tính bổ khuyết cho nhau, nên chợ mua bán ngựa và chè đã ra đời, và ngày càng phồn vinh theo sự phát triển của kinh tế xã hội, rồi hình thành con đường mòn cổ ngựa thồ chè cho mãi đến ngày nay.
Đường mòn cổ ngựa thồ chè chủ yếu vận chuyển bằng phương thức ngựa thồ và người đeo gùi. Một bao chè nặng khoảng 8kg, thường thì mỗi người chỉ gùi được 10 đến 12 bao, còn phải đem theo giầy cỏ và lương khô, mỗi ngày gấp lắm cũng chỉ đi được bảy tám dặm đường, hầu như cứ đi được 50 mét lại phải ngồi nghỉ, nên mỗi lần đi đều mất tới hàng tháng trời. Phu gùi chè mỗi lần đi chỉ kiếm được một đồng bạc trắng và 8 bơ gạo, đi qua trạm phải nộp thuế, đến quán trọ còn phải trả tiền bếp núc. Cụ Lý Phàn Lâm 84 tuổi ở huyện Thiên Toàn từng là phu gùi chè cho biết "Trước kia khi ngủ trên dọc đường đi chỉ có chiếu bện bằng rơm hoặc cỏ khô, gối gỗ, dùng lâu rồi vừa hôi vừa rách".
Phu gùi mỗi khi lên đường là một lần thử thách sống chết. Từ Thiên Toàn đến Lô Định, Khang Định, khó nhất là khi vượt qua núi Nhị Lang, trên giầy phải buộc thêm đinh bám, bằng không dễ bị trượt ngã, cũng có phu gùi bị bệnh chết trên dọc đường, đợi đến khi sang Xuân tuyết tan mới đem được thi thể về nhà.
Năm 1958, tuyến đường bộ Xuyên Tạng được khai thông đã chấm dứt thời đại phu gùi chè, nhưng con đường mòn cổ rải đá xanh rêu phong vẫn còn đó giữa vùng đồi núi heo hút.
"Chuômg vang giữa rừng đoàn ngựa đến" là phong cảnh độc đáo nhất trên đường mòn cổ ngựa thồ chè. Trên con đường này, ngoài một vài đoạn đường phải dùng sức người gồng gánh vận chuyển ra, còn chủ yếu là dùng ngựa thồ. Hiện nay, đoàn ngựa thồ vẫn được sử dụng, nhưng không phải dùng làm phương tiện vận chuyển như trước nữa, mà là đoàn ngựa du lịch hướng dẫn người thời nay đến tìm hiểu dấu tích trên đường mòn cổ này.
Thành cổ Thông Phan nằm trên cao nguyên tây bắc Tứ Xuyên là trung tâm giao dịch chợ mua bán ngựa và chè. Quách Thường là một nông dân bình thường ở làng Thuận Giang, huyện Thông Phan, trong những năm 80 của thế kỷ trước khi còn chưa có khái niệm khai thác du lịch, sau khi đón tiếp một du khách đến từ Thụy Sĩ, anh và dân làng đã bắt đầu làm dịch vụ dắt ngựa cho du khách nước ngoài vào núi thăm quan. Hiên nay, anh là đội trưởng đoàn ngựa với hơn 100 nhân viên hướng dẫn du lịch.
Đoàn ngựa du lịch Thuận Giang rất có tiếng tăm trên thế giới, Quách Thường lại đầu tư thêm 500 nghìn Nhân dân tệ, cùng một đoàn ngựa khác có tên là "Đường mòn vui vẻ" liên kết kinh doanh nhà trọ thanh niên. Anh nói: "Chúng tôi đều biết người nước ngoài thích tự làm việc của mình, họ tự giặt quần áo, trước đây chúng tôi có mở một nhà trọ ở Thuận Giang, mà trong Lonely planet đã viết về nó, chúng tôi phục vụ du khách rất tận tình, về sau du khách ba lô đến đây ngày một đông, nào người Hy Lạp, người Bra-xin, người đảo Síp, ngoài người I-ran và I-rắc ra, người các nước khác trên cơ bản đều đến đủ cả".
Bóng dáng khom lưng đeo gùi cực nhọc của phu đeo gùi nay không còn nữa, tiếng chuông lạc đà giòn tan năm xưa đã đi vào dĩ vãng, hương chè thơm lừng thời viễn cổ cũng đã tiêu tan, nhưng dấu ấn chân ngựa và vết chân tiền nhân trên đường mòn vẫn còn đó, và đang không ngừng kể lại với chúng ta về vẻ đẹp của con đường tơ lụa, cũng như truyện kể sinh động của con đường thương mại cổ tráng lệ nhất trong lịch sử đại lục châu Á này.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |