Cụ già tên là Tô Duy Phương, là một cụ già dân tộc Kinh suốt ngày bận rộn cho việc cứu "chữ Nôm" đang bị mai một.
Cụ Tô Duy Phương 70 tuổi, sống lâu năm ở thôn Vạn Vĩ, thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thành phố Đông Hưng là khu tập trung cư trú của dân tộc Kinh duy nhất ở Trung Quốc. Năm 2000, do tình cờ đọc được bài báo "Cứu chữ Nôm dân tộc Kinh, bảo vệ văn hóa dân tộc Kinh", cụ Phương nảy sinh ý tưởng cứu văn hóa dân tộc Kinh.
"Hiện nay, không ít thanh niên dân tộc Kinh đều biết hát ca dao ghi bằng chữ Nôm, nhưng chữ Nôm dùng để ghi lại ca từ thì hầu như không có người biết đọc", năm 2002, cụ Phương đi thăm tất cả các hộ gia đình ở ba hòn đảo dân tộc Kinh, phát hiện "chỉ có 7 người biết đọc chữ Nôm, hơn nữa đều là cụ già gần 90 tuổi."
Lúc đó, cụ Phương ý thức được nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ, loại chữ cổ của dân tộc Kinh này sẽ đứng trước nguy cơ thất truyền. "Đến nay, 5 trong số 7 cụ già đã qua đời", cụ Phương hết sức cảm khái.
Thơ ca chữ Nôm thông qua hình thức truyền khẩu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong gần 10 năm qua, cụ Phương đã đi thăm nhiều thôn làng dân tộc Kinh, thậm chí còn đi nhiều nơi ở Việt Nam, "Tôi nghe họ hát, ghi lại, rồi lại chỉnh lý thành chữ Nôm sau khi về nhà".
"Mỗi một bài thơ đều phải qua 3 lần phiên dịch. Lần đầu tiên phải dịch ý từng câu một từng câu chữ Nôm sang chữ Hán. Lần thứ hai phải dịch cho câu từ trôi chảy, và sửa chữa lỗi ngữ pháp. Lần thứ 3 nhức đầu nhất, phải làm cho câu thơ đối nhau theo luật bằng trắc, chữ nghĩa và ghép vần, trở thành thơ ca tiếng Hán." Một tập thơ chữ Nôm dài 100 nghìn chữ, cụ Phương phải mất công sức gấp nhiều lần so với các trình tự phiên dịch thông thường, mới hoàn thành được.
Nhưng cụ Phương cho rằng phiên dịch không phải là khâu khó nhất. Cụ chỉ một cuốn sách "Tập thơ tự sự truyền thống dân tộc Kinh" nói với phóng viên rằng: "Khi thu tập tài liệu tập thơ này, tôi đi thăm 84 người, nhiều người trong đó tôi đi thăm hơn 20 lần. Đến nay, một nửa trong số 84 người này đã qua đời, nếu lúc đó tôi không đi thăm họ, không ghi âm, những bài thơ này sẽ bị thất truyền". Trong thời gian 10 năm, cụ Phương cả thảy thu tập chỉnh lý hơn 2500 bài thơ chữ Nôm, chủ biên xuất bản 8 cuốn sách gồm tập thơ ca chữ Nôm và sách học thuật.
Nhằm kế thừa văn hóa dân tộc Kinh, kể từ năm 2007, cụ Phương còn mở lớp đào tạo chữ Nôm, hơn nữa còn biên soạn giáo trình cho lớp đào tạo. Từ ban đầu chỉ có vài người đến học, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay đã đào tạo hơn 100 thanh niên dân tộc Kinh. "Trong những người đến học, người ít tuổi nhất chỉ có 5 tuổi, hiện nay đã biết đọc và viết chữ Nôm một cách thành thạo", khi nói, cụ Phương không giấu giếm được tình cảm xúc động.
"Tôi yêu thích văn hóa dân tộc của tôi, tôi coi nó là dòng máu, một dân tộc không có dòng máu thì coi như không có sự sống", cụ Phương nói với phóng viên một cách kiên định rằng: "Tôi phải kế thừa văn hóa của dân tộc Kinh, ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Kinh sẽ không biến mất trong thế hệ tôi, không những phải làm như vậy, tôi còn sẽ cố gắng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tôi có niềm tin!"
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |